CÁC LOẠI RỦI RO HIỆN NAY CÔNG TY PHẢI ĐỐI MẶT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CTY TNHH tân BÌNH PHÚ (Trang 59 - 62)

3.6.1. Rủi ro giá cả nguyên vật liệu

Đối với công ty chế biến gỗ, nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp nên Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng tương đối lớn từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Đa phần lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu hàng năm ở các công ty ngành chế biến gỗ đều chiếm khoảng 80% tổng nhu cầu gỗ cho chế biến. Giá gỗ nguyên liệu trên thị trường thế giới luôn biến động và có xu hướng ngày một tăng. Việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ gặp nhiều khó khăn như: nhiều nước thay đổi chính sách nên cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu, làm việc xác định chất lượng gỗ, tuổi gỗ phải thông qua cơ quan chức năng xác nhận; thiếu thông tin về nguyên liệu, đối tác, thương mại…. Giá gỗ nguyên liệu từ các thị trường như Đông Nam Á, Châu Phi, Mỹ đều tăng mạnh. Đây là những thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty. Nguyên nhân do nguồn cung gỗ nguyên liệu cũng đang gặp khó khăn trong khi ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, nhiều doanh nghiệp dần tham gia vào ngành chế biến gỗ. Nhu cầu nguyên liệu gỗ cho xây dựng, chế biến ngày càng tăng đã đẩy giá nguyên vật liệu của các nơi cung cấp tăng cao gây khó khăn cho các công ty ngành chế biến gỗ tại Việt Nam nói chung và công ty Tân Bình Phú nói riêng trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ nước ngoài.

3.6.2. Rủi ro giá cả thành phẩm, hàng hóa

Giá cả thành phẩm chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ, do đó khi giá nguyên vật liệu thay đổi theo xu hướng tăng giá khiến giá cả thành phẩm cũng tăng thêm. Điều này gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong khi chi phí ngày càng tăng, doanh thu giảm khiến công ty lâm vào tình trạng khó khăn. Ngoài ra, là công ty chế biến gỗ có quy mô sản xuất nhỏ, chế biến còn thô sơ, cũng như chưa đầu tư nhiều trang thiết bị, công nghệ hiện đại nên công ty thường khó có hợp đồng lớn với nước ngoài mà chủ yếu là gia công. Công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; còn phụ thuộc vào thiết kế mẫu mã có sẵn, các sản phẩm chủ yếu bán qua các khâu trung gian. Việc đào tạo nhân lực cho công ty vẫn còn chưa được phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá cả thành phẩm, hàng hóa công ty vẫn chưa lấy được niềm tin của khách hàng cũng như uy tín trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Hơn thế nữa, giá cả hàng hóa, thành phẩm của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng các chính sách thuế của nhà nước chẳng hạn như thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các mặt hàng nội địa, ngoài thuế VAT, công ty mua nguyên liệu gỗ trong nước từ rừng tự nhiên cũng bị đánh thuế tài nguyên từ 10-30%. Công ty phải gánh chịu nhiều sắc thuế như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp... nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường bị đẩy giá lên rất cao. Đây là trở lực lớn cho công ty thành công ở thị trường nội địa. Có thể thấy biến động của giá cả thành phẩm, hàng hóa ảnh hưởng đến các khoản

51 thu hoặc các khoản chi phí và được phản ánh trong báo cáo thu nhập của các công ty theo hướng tăng giảm khoản phải thu hoặc tăng giảm khoản chi phí của một công ty.

3.6.3. Rủi ro lãi suất

Những biến động của lãi suất tác động đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản thu và chi phí. Đa số công ty đều chú ý đến lãi suất tác động như thế nào đến chi phí lãi vay, chi phí công ty từ đó làm thay đổi số lượng thành phẩm, hàng hóa công ty bán ra.

Năm 2011, lãi suất cho vay của các ngân hàng trên thị trường tăng cao khiến công ty gặp khó khăn trong việc trả lãi vay. Tuy nhiên khi nhìn vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy công ty có giảm lượng vay nợ ngắn hạn và dài hạn, nhưng do lãi suất tăng cao khiến công ty phải gánh thêm chi phí lãi vay, điều này đã khiến lợi nhuận của công ty bị thu nhỏ lại so với năm 2010. Đến những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, khi ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách giảm lãi suất đã tạo cơ hội cho các công ty có thể đi vay và đảm bảo khả năng chi trả lãi vay của mình và dần khắc phục tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay của Việt Nam vẫn thuộc hàng lãi suất cao trên thế giới, với tình hình kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn trong năm 2012, việc tiếp cận nguồn vốn vay đối với công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Đến năm 2013, ngân hàng nhà nước vẫn đảm bảo lãi suất cho vay ở mức ổn định. Năm 2014, lãi suất cho vay tiếp tục giảm và giữ ổn định cho năm tới, đây là tín hiệu tốt cho công ty khi vừa có thể vay được vốn, vừa có thể chi trả lãi vay một cách ổn định, giúp giải quyết khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Có thể thấy, sự biến động trong lãi suất cũng đã làm ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.6.4. Rủi ro tỷ giá

Công ty hiện đang là công ty về chế biến gỗ, các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại và nguyên vật liệu đa phần nhập khẩu từ nhiều nước. Đồng thời thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước trên thế giới, do đó doanh thu, chi phí phần lớn của công ty đều liên quan đến ngoại tệ. Những thay đổi về tỷ giá sẽ làm thay đổi giá trị một khoản tiền thu được hoặc các khoản chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như làm thay đổi giá trị công ty khi tài sản ở nước ngoài được chuyển sang đồng nội tệ. Tác động của tỷ giá có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận ròng của công ty.

Có một số nhận định về tỷ giá trong giai đoạn 2011-2013 như sau: Giai đoạn từ 2011-2013: tỷ giá đã có nhiều sự biến động. Đầu năm 2011, nền kinh tế vừa kết thúc giai đoạn suy thoái và khủng hoảng bắt đầu đi vào sự ổn định. Giai đoạn 2011-2012 đánh dấu sự phản ứng trong chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Tỷ giá đầu 2011 của ngân hàng thương mại giảm xuống sàn biên độ và đồng Việt Nam lên giá trong giai đoạn này. Năm 2012 ghi nhận một sự khác biệt trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá chính là sự nhất quán trong các thông điệp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

52 Dù có một vài thời điểm, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng, giảm nhưng hầu như bám sát tín hiệu thị trường và kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Năm 2013 chính sách tỷ giá hối đoái đã bám sát theo nguyên tắc ổn định và linh hoạt, quan trọng hơn là sự ổn định và linh hoạt đó dựa trên những tiền đề và cơ sở tài chính vững chắc. Những nhận định trên đã được xác thực khi thấy được sự thay đổi trong bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính công ty thể hiện ở việc lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá thực hiện. Trong đó lỗ do chênh lệch tỷ giá tăng vào năm 2011 khiến doanh thu của công ty giảm đi và chi phí tăng lên, lợi nhuận ròng của công ty giảm đi so với năm 2010. Đến năm 2012 và 2013 khi tỷ giá dần ổn định, lỗ do chênh lệch tỷ giá giảm đi, lãi do chênh lệch tỷ giá tuy cũng có giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với khoản lỗ. Do đó doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2012, 2013 cũng bắt đầu tăng dần và tạo dấu hiệu tích cực về khả năng phục hồi của công ty trong giai đoạn kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Sang đến năm 2014, tỷ giá ngoại tệ tiếp tục ổn định, đồng thời ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, góp phần hỗ trợ xuất khẩu; phối hợp chặt chẽ với điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tiền tệ hợp lý, tránh gây áp lực lên tỷ giá và lạm phát đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm.

Kết luận chương 3

Công ty TNHH Tân Bình Phú là công ty về chế biến gỗ, hoạt động tại tỉnh Phú Yên có quy mô nhỏ với bộ máy tổ chức quản lý và kế toán khá phù hợp với quy mô và loại hình công ty. Công ty có thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ được cho là khá đa dạng. Thông qua quá trình phân tích tình hình tài chính công ty qua các năm, có thể thấy được sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm hầu như đều tăng. Trong đó tài sản ngắn hạn (gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu) và nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011-2012 tuy có khó khăn như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính (chi phí lãi vay) còn khá cao. Tuy nhiên, đến các năm tiếp theo, tình hình đã khả quan hơn, công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm và đảm bảo trả được các khoản nợ của mình. Các tỷ số tài chính của công ty như tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số cơ cấu tài chính, tỷ số lợi nhuận tuy có khả quan hơn qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp hơn so với trung bình ngành. Ngoài ra, công ty còn chịu nhiều rủi ro như về giá cả, lãi suất, tỷ giá… Với tình hình kinh tế đang dần phục hồi và ổn định hơn thì việc dự toán công ty trong năm 2015 sẽ khả quan hơn.

53

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

Sau quá trình phân tích tài chính của công ty thông qua các bảng báo cáo tài chính cũng như phân tích tỷ số tài chính, rủi ro và so sánh với công ty khác. Chương 4 tiến hành nhận xét tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2011-2014 để tìm ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tác động nhiều nhất đến tài chính của công ty. Từ đó đưa ra các đánh giá và kiến nghị để giúp công ty cải thiện và nâng cao tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cho những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CTY TNHH tân BÌNH PHÚ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)