TY
3.2.1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự bộ máy quản lý của công ty
Hình 3. 1.Sơ đồ bộ máy nhân sự Công ty TNHH Tân Bình Phú
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Tân Bình Phú
Ghi chú: : Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ phối hợp Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của Công ty:
Theo hình 3.1: Ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tân Bình Phú có cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến tham mưu, một mặt đảm bảo Giám đốc toàn quyền quản lý công ty, mặt khác có thể phát huy khả năng của từng Cán bộ - Công nhân viên…
(1) Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật.
(2) Phó giám đốc: Là người hỗ trợ đắc lực của giám đốc, đóng góp những ý kiến cho các quyết định quan trọng trong việc điều hành Công ty. Phó giám đốc có thể thay mặt cho giám đốc điều hành hoạt động của Công ty cũng như giải quyết một số vấn đề khi giám đốc đi vắng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của công ty.
(3) Phòng Tổ chức – Hành chính: Có chức năng xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự của Công ty theo phân cấp, sắp xếp nhân sự sao cho hợp lý, tham mưu giúp việc cho
Phòng Tổ chức-hành chính Giám đốc Phòng Kỹ thuật-Vật tư Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán-Tài chinh P. Giám đốc Tổ lắp ráp Tổ nguội Tổ mộc máy Tổ xẻ phôi Phân xưởngSX Tổ kỹ thuật
23 Giám đốc trong công ty quản trị nhân sự - hành chính văn phòng và lao động tiền lương. Quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên, quản trị hành chánh văn phòng, tiếp khách. Tổ chức các cuộc họp, các chuyến đi công tác. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty sao cho có hiệu quả trong từng kỳ kế hoạch.
(4) Phòng Kế toán – Tài chính: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện công việc tài chính, kế toán thống kê tại công ty. Tổ chức giám sát nội bộ và quản lý các hoạt động kinh tế của Công ty. Chịu trách nhiệm lập các chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp các chứng từ, lập các báo cáo như: bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, tính toán và trích nộp đúng, đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả…
(5) Phòng Kế hoạch: Theo dõi tình hình nguyên vật liệu trên thị trường, các chiều hướng phát triển, khả năng phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đầu từ cơ bản, mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Quản lý theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng, xúc tiến thương mại để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
(6) Phòng Kỹ thuật – Vật tư: Nghiên cứu, lên chi tiết thiết kế về quy cách chất lượng mặt hàng sao cho phù hợp với giá cả đã đề ra. Đồng thời đưa ra các sáng tạo trong mẫu mã mặt hàng, thay đổi các chi tiết hàng hóa sao cho phù hợp.
(7) Phân xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm. Bao gồm các tổ như sau:
Tổ xẻ gỗ: Có nhiệm vụ xẻ gỗ tròn mới nhập về thành từng lóng theo quy cách của mặt hàng cần sản xuất.
Tổ xẻ phôi: Có nhiệm vụ xẻ gỗ tròn thành phôi theo đúng quy định của từng loại sản phẩm.
Tổ mộc máy: Nhận phôi từ tổ xẻ phôi để tiến hành khoan lỗ, đục mộng.
Tổ nguội: Làm nhiệm vụ chà nhám, nhúng dầu, và đánh bóng các loại sản phẩm theo tiêu chuẩn về các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật đặt ra.
Tổ lắp ráp: Nhận các bán thành phẩm từ tổ mộc để đưa vào lắp ráp thành những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, bản vẽ.
Tổ kỹ thuật: Kiểm tra kỹ thuật của thành phẩm trước khi nhập kho hay trước khi đưa đi tiêu thụ.
24
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự bộ máy kế toán của công ty
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Tân Bình Phú
Chức năng, nhiệm cụ của từng bộ phận:
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm quản lý, điều hành phân công công việc cho các thành viên trong phòng một cách phù hợp. Lập báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan khác. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, phân tích hoạt động kinh tế trong công ty thông qua công tác tài chính kế toán. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán theo quy định của Nhà nước.
Kế toán vật tư, tiền lương & bán hàng: là người theo dõi xuất nhập vật tư hằng ngày, phân bổ vật tư, công cụ dụng cụ để kết chuyển vào chi phí sản xuất, theo dõi ghi chép về sự tăng giảm tài sản cố định, lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định… cuối ngày tính lương và bảo hiểm cho công nhân viên.
Kế toán quản lý nguyên vật liệu: Theo dõi quá trình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, lập báo cáo theo tháng, quý về nguyên vật liệu.
Thủ quỹ:theo dõi chính xác và đầy đủ việc thu chi trong ngày. Báo cáo lại hoạt động thu chi trong ngày cho kế toán.
Thủ kho: Kiểm kê, theo dõi chính xác số hàng nhập xuất tồn hằng ngày, quản lý các kho lưu trữ, các khâu sản xuất.
Kế toán trưởng
( Kiêm kế toán TH)
Kế toán vật tư, Tiền lương
và bảo hiểm Kế toán quản lý Nguyên vật liệu Thủ quỹ Thủ kho Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp
25