Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng graph để dạy học chương sinh sản sinh học 11 THPT (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

3.2.1. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi trao đổi với 3 giáo viên dạy 8 lớp, thỏa thuận thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy. Qua đó, hướng dẫn giáo viên sử dụng Graph để giảng dạy các lớp thực nghiệm. Sinh hoạt với các lớp thực nghiệm về Graph. Sau đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

Giáo án thực nghiệm gồm 5 giáo án ( phần phụ lục), cụ thể như sau: Bài 41: sinh sản vô tính ở thực vật (4 tiết)

Bài 42: sinh sản hữu tính ở thực vật (4 tiết) Bài 44: sinh sản vô tính ở động vật (4 tiết)

Bài 45: sinh sản hữu tính ở động vật (4 tiết) Bài ôn tập, cũng cố: sinh sản ở sinh vật (4 tiết)

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm

3.2.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là học sinh khối 11của trường THPT Marie Curie Để đạt yêu cầu của TN sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp trong trường. Chúng tôi chọn trường THPT Marie Curie 8 lớp (4 lớp ĐC, 4 lớp TN). Các lớp ĐC và TN có sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau và cùng một giáo viên giảng dạy.

Lớp thực nghiệm 11B, 11A04, 11A02, 11D05 của trường THPT Marie Curie

Lớp đối chứng 11A06, 11A08, 11D07, 11D09 của trường THPT Marie Curie

3.2.2.2. Bố trí thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm: từ 01/3/2014 à 01/5/2014

Các lớp TN: Giáo án được thiết kế theo phương pháp sử dụng Graph đã đề xuất với nhiều câu hỏi tích cực

Các lớp ĐC: Giáo án được thiết kế theo phương pháp giáo viên đang giảng dạy (không sử dụng Graph).

Tiến hành TN song song.

Các lớp TN và ĐC ở mỗi lớp của mỗi trường cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học.

3.2.2.3. Kiểm tra thực nghiệm

Trong quá trình giảng dạy chúng tôi kết hợp kiểm tra cùng 1 đề ở tất cả các lớp sau khi kết thúc bài giảng thời gian 5 phút.

Trước khi thực nghiệm chúng tôi cho làm một bài kiểm tra cho tất cả các lớp về nội dung bài học trước đó để xác định một lần nữa về trình độ của học sinh các lớp.

Trong thời gian thực nghiệm, chúng tôi thực hiện 2 bài 15 phút để đánh giá khả năng đọc và lập Graph của học sinh. Cụ thể các lần kiểm tra như sau: 1 bài kiểm tra 15 phút, hình thức tự luận (sau khi dạy xong 2 bài 41, 42); 1 bài kiểm tra 15 (sau khi kết thúc bài 44, 45), hình thức là trắc nghiệm.

Sau thực nghiệm kiểm tra 01 bài kiểm 15 phút nhằm kiểu tra độ bền kiến thức của các em học sinh. Vị trí kiểm tra là sau khi dạy xong bài 47 (cách 3 tuần sau khi kết thúc thực nghiệm).

Phối hợp với tổ bộ môn Sinh trường THPT Marie Curie, thực hiện bài thi học kì ở chương Sinh sảncủa sinh vật, thiết kế đề thi và sử dụng điểm thi để phân tích kết quả thực nghiệm tại trường THPT Marie Curie.

3.2.2.4. Xử lý số liệu Các tham số sử dụng để xử lý: - Phần trăm (%). - Trung bình cộng : = ∑Xini n X . 1 - Sai số trung bình cộng: n s m= - Phương sai: S2 = Xi X ni n ∑ − − 2 ) ( 1 1

- Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung

bình): Xi X ni n S ∑ − − ± = 2 ) ( 1 1

- Hệ số biến thiên Cv%: Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp

X khác nhau: % 100%

X S

Cv =

td = 1 2 2 2 1 2 1 2 X X S S n n − − − + Trong đó:

xI: Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10) ni: Số bài có điểm số Xi

2 , 1,X

X : Điểm số trung bình của 2 phương án: Thực nghiệm và đối chứng.

n1, n2: Số bài trong mỗi phương án.

S12 và S22là phương sai của mỗi phương án.

Sau khi tính được td , ta so sánh với giá trị tαđược tra trong bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α= 0,05 và bậc tự do f= n1+ n2 –2

Nếu td ≥ tα: Sự khác nhau giữa các giá trị giữa ĐC và TN là có ý nghĩa thống kê.

Nếu td < tα: Sự khác nhau giữa là ĐC và TN không có ý nghĩa thống kê.

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Phân tích việc lĩnh hội kiến thức trong quá trình thực nghiệm

Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra trong thời gian thực nghiệm Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài KT Số học sinh đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 184 0 6 5 32 58 37 19 15 12 0 TN 182 0 0 0 18 49 40 38 20 15 2 2 ĐC 182 0 0 4 45 67 30 20 15 0 1 TN 183 0 0 0 23 40 43 41 15 14 7 Tổng hợp ĐC 366 0 6 9 77 125 67 39 30 12 1 TN 365 0 0 0 41 89 83 79 35 29 9

Bảng 3.2: So sánh kết quả của nhóm TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm. Lần KT số Đối tượng Số bài _ X±m S Cv% dTN _ĐC td 1 ĐC 184 5,59±0,12 1,62 28,98 0,67 4,11 TN 182 6,25±0,11 1,47 23,54 2 ĐC 182 5,37±0,096 1,3 24,17 0,93 6,17 TN 183 6,3±0,12 1,58 25,02 Tổng hợp ĐC 366 5,48±0,08 1,47 26,88 0,8 7,20 TN 365 6,28±0,08 1,53 24,30

Bảng 3.3: Phân loại trình độ học sinh qua các bài kiểm tra của nhóm ĐC và TN qua các lần kiểm tra trong thời gian thực nghiệm

Lần KT Phương án Số bài (n) Dưới trung bình (xi < 5) Trên trung bình ( xi ≥ 5) Đạt loại giỏi ( xi ≥ 8) Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 ĐC 184 43 23,37 141 76,63 27 14,67 TN 182 18 9,89 164 90,11 37 20,33 2 ĐC 182 49 26,92 133 73,08 16 8,79 TN 183 23 12,57 160 87,43 36 19,67 Tổng hợp ĐC 366 92 25,14 274 74,86 43 11,75 TN 365 41 11,23 324 88,77 73 20,00

Nhận xét:Từ kết quả bảng 3.2 chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Điểm số trung bình X của các lớp TN (6,28) cao hơn so với lớp ĐC

(5,48) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (24,30%) thấp hơn hệ số

biến thiên ở nhóm lớp ĐC (26,88%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp

TN giảm so với lớp ĐC.

Điểm trung bình cộng qua mỗi lần kiểm tra trong thực nghiệm luôn cao

hơn nhúm lớp đối chứng, hiệu số điểm trung bình cộng (dTN- ĐC) giữa nhóm

thực nghiệm và đối chứng đều > 0, chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.

Qua bảng 3.3, chúng tôi thấy số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (11,23%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (25,14%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (20,00%) lớn hơn so với lớp ĐC (11,75%).

Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td = 7,2 với bậc tự do f = 184 +183 – 2 = 365.

Tra bảng Studen với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα= 1,96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Như vậy, mức độ tiếp thu kiến thức của lớp TN cao hơn lớp ĐC kết quả này có được do áp dụng phương pháp dạy trong TN.

Bảng 3.4: Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm xicác bài kiểm tra

Lớp xi

N 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 366 0,82 1,37 21,04 34,15 18,85 12,02 8,20 3,28 0,27 TN 365 0,00 0,00 11,78 24,66 22,74 21,64 9,59 7,95 1,64

Từ số liệu ở bảng 3.4, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra của 2 khối lớp ĐC và TN.

Hình 3.1. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra mức độ tiếp thu bài trong thực nghiệm

Nhận xét: Đường TN phân bố quanh giá trị mod = 6, đường ĐC phân bố quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số HS đạt điểm dưới giá trị mod = 6 của TN luôn ít hơn ĐC và điểm trên 6 của TN nhiều hơn ĐC.

Bảng 3.5: Bảng tần suất hội tụ tiến (f %↑) - số HS đạt điểm xi trở lên các bài kiểm tra

Lớp xi

N 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 366 100 99,18 97,81 76,78 42,62 23,77 11,75 3,55 0,27

TN 365 100 100 100 88,22 63,56 40,82 19,18 9,59 1,64

Từ bảng 3.4, chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ tỉ lệ (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên, trục hoành chỉ điểm số Xi)

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến mức độ tiếp thu kiến thức của các lần kiểm tra

Nhận xét: Đường hội tụ tiến của lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn

lớp ĐC. Chứng tỏ số lượng điểm cao của nhóm TN cao hơn lớp ĐC.

3.3.2. Kết quả bài kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh

Bảng 3.6: Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh Lớp Tổng số bài KT Số học sinh đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 184 0 3 7 44 55 28 25 12 8 2 TN 184 0 0 0 22 32 40 43 20 18 9

+ Kết quả phân tích bài kiểm tra chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.7; 3.8; 3.; 3.10 như sau:

Bảng 3.7: Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm xi bài kiểm tra

Lớp xi

N 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 184 0,00 1,63 3,80 23,91 29,89 15,22 13,59 6,52 4,35

TN 184 0,00 0,00 0,00 11,96 17,39 21,74 23,37 10,87 9,78

Từ số liệu ở bảng 3.7, lập đồ thị tần suất điểm số của bài kiểm tra của 2 khối lớp ĐC và TN:

Hình 3.3. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức trong thực nghiệm

Nhận xét: Đường TN phân bố quanh giá trị mod = 8. Đường ĐC phân bố quanh giá trị mod = 6. Phần trăm số HS đạt điểm dưới giá trị mod = 7 của TN luôn ít hơn ĐC và điểm trên 7 của TN nhiều hơn ĐC.

Bảng 3.8: Bảng tần suất hội tụ tiến (f %↑) - số HS đạt điểm xi trở lên các bài kiểm tra

Lớp xi

N 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 184 100 98,37 94,57 70,65 40,76 25,54 11,96 5,43 1,09

Từ bảng 3.8, chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ tỉ lệ (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên, trục hoành chỉ điểm số Xi)

Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến mức độ ghi nhớ kiến thức của các bài kiểm tra

Nhận xét: Đường hội tụ tiến của lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn

lớp ĐC. Chứng tỏ là độ bền kiến thức của nhóm TN cao hơn so với nhóm

ĐC.

Bảng 3.9: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC các bài kiểm tra

Lớp n X ± m S Cv% dTN _ĐC td

ĐC 184 5,48 ± 0,12 1,60 29,14

1,04 5,62

Bảng 3.10: Phân loại trình độ học sinh qua bài kiểm tra sau khi thực nghiệm Phương án Số bài (n) Dưới trung bình (xi < 5) Trên trung bình ( xi ≥ 5) Đạt loại giỏi ( xi ≥ 8) Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 184 54 29,35 130 70,65 22 11,96 TN 184 22 11,96 162 88,04 47 25,54

Nhận xét:Từ kết quả bảng 3.9, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Điểm số trung bình X của các lớp TN (6,53) cao hơn so với lớp ĐC

(5,48) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (25,20%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (29,14%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.

Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (11,96%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (29,35%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (25,54%) lớn hơn so với lớp ĐC (11,96%).

Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td = 5,721 với bậc tự do f = 184 +184 – 2 = 366. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα= 1,96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn

lớp ĐC. Như vậy, mức độ ghi nhớ kiến thức của lớp TN cao hơn lớp ĐC

3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Graph để dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11 chương Sinh sản – Sinh học 11

3.4.1. Phân tích định lượng

Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Thực nghiệm ở 8 lớp với chất lượng học khác nhau nhưng kết quả ở

cả 8 lớp đều cho thấy điểm số trung bình (X) của các lớp TN cao hơn lớp

ĐC, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

- Ở tất cả các lớp đều có td > tαnên sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình ở lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, việc sử dụng Graph trong dạy học Sinh học đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh lĩnh hội và vận dụng tốt kiến thức mà còn rèn luyện được một số kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp....Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập, tăng độ bền kiến thức của học sinh.

3.4.2. Phân tích định tính

Qua việc sử dụng Graph theo hướng tích cực, chúng tôi thấy ở nhóm lớp thực nghiệm hơn hẳn so với đối chứng về sự hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, khả năng khai thác, tích luỹ kiến thức, năng lực tư duy và độ bền kiến thức…

Qua việc phân tích các bài kiểm tra học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn so với với đối chứng thể hiện ở các mặt sau: Ở lớp TN, trong giờ học các em tích cực phát biểu ý kiến, hoạt động nhóm sôi nổi. Có nhiều HS phát biểu rất tự tin, đặt nhiều câu hỏi mang tính chất tư duy và vận dụng. Ở lớp ĐC, các em chăm chú vài việc ghi chép những gì GV giảng. Khi

GV đặt câu hỏi có ít HS giơ tay hơn và nội dung câu trả lời của các em phụ thuộc vào SGK hơn.

Thông qua việc học tập bằng Graph, các em ngày càng phát triển khả năng tư duy hệ thống, có kỹ năng lập Graph cho nội dung bài học ngày càng cao, khả năng thâu tóm nội dung kiến thức trọng tâm khá nhanh và đặc biệt là năng lực tự học ngày càng phát triển.

Tiểu kết

Việc sử dụng Graph để dạy- học Sinh học bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên để rèn luyện các kỹ năng nhận thức cho học sinh có nhiều phương pháp khác nhau nhưng có thể khẳng định rằng hướng sử dụng Graph trong dạy- học Sinh học để tăng cường các kỹ năng nhận thức cho học sinh là một hướng có tính khả thi đặc biệt trong nhiệm vụ dạy học theo phương pháp tích cực, hướng cho học sinh vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống Graph phù hợp, có phương pháp sử dụng

Graph hiệu quả thì phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học,

góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và đối chiếu với các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi có những kết luận sau:

1.1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng và sử dụng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng graph để dạy học chương sinh sản sinh học 11 THPT (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)