8. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp để dạy học Sinh học 11
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu thực trạng sử dụng một số phương pháp dạy học bộ môn sinh học tại 05 trường THPT trên địa bàn Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (THPT Lê Quý Đôn,THPT Lê Thị Hồng Gấm, THPT Nguyễn Thị Diệu, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Marie Curie). Chúng tôi phát phiếu thăm dò cho 35 giáo viên nhằm thu thập dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
Bảng 1.1: Kết quả điều tra sử dụng các phương pháp dạy học Sinh học của GV MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít sử dụng Không sử dụng SL % SL % SL % SL % Thuyết trình 0 0,0 23 65,71 12 34,28 0 0,0 Hỏi đáp 35 100 0 0.0 0 0,0 0 0,0 Phương pháp Graph 2 5,71 6 17,14 10 28,57 17 48,57
Biểu diễn thí nghiệm 1 2,9 5 14,28 18 51,43 11 31,42
Dạy học bằng hình ảnh, biểu đồ, phim 8 22,86 8 22,86 3 8,57 16 45,7 Dạy học theo dự án 0 0,0 5 14,28 6 17,14 24 68,57 Dạy học nêu vấn đề 6 17,14 10 28,57 9 25,71 11 31,42 Dạy học theo nhóm 1 2,9 3 8,57 4 11,43 27 77,14 Phương pháp Mức độ sử dụng
Qua bảng 1.1 và tham quan tình hình thực tế tại các trường, cũng như dự giờ các tiết dạy của giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng:
− Phần lớn giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho tiết dạy,
trong đó phương pháp dạy học truyền thống là hỏi đáp là chủ yếu: 100% GV sử dụng thường xuyên, 100% GV sử dụng phương pháp thuyết trình, 68,58% GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Còn nhóm phương pháp tích cực như dạy học theo dự án (20% thỉnh thoảng sử dụng), dạy học theo nhóm (22,9% giáo viên sử dụng), biểu diễn thí nghiệm)…
− Qua bảng 1.1, ta cũng thấy phần lớn giáo viên ở các trường THPT thường sử dụng phương pháp dạy truyền thống để giảng cho học sinh. Phần lớn thời gian trên lớp là giáo viên thuyết trình, còn phần làm việc của học sinh là rất ít. Vế kiến thức, giáo viên đưa khái niệm đến học sinh là chính, giáo viên chưa dẫn dắt học sinh tự tìm lấy khái niệm. Học sinh máy móc trả lời các câu hỏi và thực hiện các lệnh của giáo viên. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chưa tổ chức hoạt động để phát được tính tích cực của mình. Chính vì vậy, mà học sinh không gắn kết được nội dung bài học với nội dung của chương, nên chưa hệ thống được kiến thức được tiếp thu.
Phương pháp Graph (sơ đồ) bước đầu đã có giáo viên sử dụng nhưng chỉ ở mức thấp. Phần lớn giáo viên sử dụng Graph (sơ đồ) để cũng cố bài học trên lớp cho học sinh. Khi chúng tôi tiến hành sử dụng phiếu khảo sát lần 2 đối với các giáo viên có sử dung Graph (18 giáo viên) về những vấn đề chung của Graph chúng tôi thu được dữ liệu như bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2. Việc nhận biết, xây dựng và sử dụng Graph của giáo viên Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4
Graph là gì? Graph là sơ đồ thể hiện nội dung kiến thức cơ bản Graph là hình ảnh mô phỏng kiến thức Graph là đồ thị phản ánh mức độ nhận thức của học sinh Graph là tiêu chuẩn đánh giá trong giảng dạy 6 7 5 0 xây dựng Graph Xây dựng đỉnh ( gốc) àthiết lập đường à hoàn chỉnh Graph Mã hóa kiến thức àthiết lập đường à hoàn chỉnh Graph. Thiết lập mối quan hệ kiến thức àthiết lập đường à hoàn chỉnh Graph 7 9 2 xây dựng Graph lúc nào?
Trước khi soạn giáo án giảng dạy
Sau khi soạn giáo án giảng dạy Trong quá trình dạy trên lớp Kết thúc tiết dạy thấy cần thiết thì lập Graph. 1 4 3 10 sử dụng Graph trong
Dạy bài mới Ôn tập, củng cố Kiểm tra đánh
giá
0 18 0
Qua bảng 1.2, chúng tôi nhận thấy rằng nhận định của giáo viên về Graph còn chưa rõ ràng, phần lớn giáo viên khi lập Graph (sơ đồ) chưa theo quy trình khoa học và Graph được lập chỉ để ôn tập cũng cố bài đã học, chưa sử dụng Graph vào các khâu khác của quá trình lên lớp. Qua trao đổi với giáo
viên về xây dựng Graph, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn giáo viên xây dựng Graph chỉ dựa trên cấu trúc của bài học và hoạt động để xây dựng Graph nội dung và cấu trúc của Graph giống như một sơ đồ tư duy kiến thức, câu cú còn dài dòng chưa tinh gọn mã hóa phù hợp.
Khi chúng tôi tiếp xúc và khảo sát học sinh của 2 trường THPT ở Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh về tiết học sinh học và khả năng tiếp thu bài của học sinh qua tiêt học như thế nào thì thu được dữ liệu như sau:
Bảng 1.3 Môn Sinh và cách học bộ môn Sinh của học sinh MỨC ĐỘ SỬ DỤNG
Thường
xuyên Thỉnh thoảng Ít sử dụng Không sử
dụng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình học tập trong lớp 1137 65,72 486 28,09 103 5,95 4 0,23 Đọc sách giáo khoa và tóm tắt bài học trước ở nhà 68 39,31 450 26,01 563 32,54 649 37,51 Sử dụng sơ đồ để ghi nhớ bài học 0 0,0 5 0,52 352 20,35 1373 79,36 Phát biểu tích cực trong lớp học 751 43,41 834 48,20 120 6,94 35 2,02 Học thuộc lòng bài học để kiểm tra 1207 69,77 345 19,94 172 9,94 6 0,35 Mức độ sử dụng Phương pháp
Bảng 1.4: Kết quả học tập học kì 1 của nhóm học sinh khảo sát
Trường Giỏi Khá Trung bình Yếu
THPT Marie Curie (1104) Số lượng 117 696 345 63 (%) 10,60 63,04 31,25 5,71 THPT Nguyễn Thị Minh Khai (626 ) Số lượng 202 337 87 0 (%) 32,27 53,83 13,90 0
Dựa vào bảng 1.3, chúng tôi nhận thấy: việc sử dụng sách giáo của học sinh chủ yếu là trong quá trình học theo yêu cầu của giáo viên, còn việc học sinh sử dụng nghiên cứu bài trước hoặc tóm tắt bài thì hầu như học sinh không quan tâm đến.
Việc sử dụng phương pháp học tập nào cho việc tóm tắt, ghi nhớ kiến thức sau bài học của học sinh còn rất yếu. Phần lớn học sinh sử dụng tài liệu chép trên lớp hoặc tài liệu giáo viên soạn sẵn. 79,36% học sinh không bao giờ tóm tắt bài học bằng sơ đồ. Khi có bài kiểm tra, các em học thuộc lòng (69,77%) để hoàn thành bài kiểm tra. Qua trả lời câu hỏi thì học thuộc lòng vẫn là chọn lựa ưu thế để đối phó với bài kiểm tra (83,25%). Khi được hỏi về mức độ yêu thích bộ môn Sinh thì chúng tôi thu được kết quả: yêu thích(320/1730; 18,5%), không thích (895/1730; 51,73%). Khi được hỏi lí do vì sao các em học sinh không thích bộ môn Sinh thì chúng tôi nhận được đến 59,13% (1023/1730) trả lời của học sinh là cách dạy của giáo viên nhàm chán, không gây hứng thú.
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng giảng dạy
Khi phỏng vấn một số giáo viên trong nhóm giáo viên khảo sát, thì nguyên nhân là do kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, đã trở thành thói quen
trong cách nghĩ và cách dạy của giáo viên. Một số giáo viên trẻ thì ngại đụng chạm với giáo viên lớn tuổi nên cũng không dám thay đổi phương pháp và họ cũng không tin phương pháp mới sẽ đạt được kết quả như mong đợi. Một lý do nữa là nội dung kiến thức sách giáo khoa quá nhiều, nên giáo viên không thể áp dụng phương pháp mới trong thời gian 45 phút (1 tiết học) và lớp học quá đông, đối tượng học sinh với nhiều mức độ nhận thức khác nhau cũng là một nguyên nhân làm cho giáo viên ngại khó trong việc thay đổi phương pháp dạy học.
Cơ sở vật chất dành cho bộ môn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Việc bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chưa được đầu tư đúng mức, chủ trương quán triệt của Bộ, Sở giáo dục còn chưa đồng bộ. Việc cập nhật kiến thức mới, hay việc tiếp cận phương pháp giảng hiện đại còn rất hạn chế.
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc trong dạy học chương Sinh sản, Sinh học 11 1.3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa 1.3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa
(SGK) chương Sinh sản, Sinh học 11
1.3.1.1. Cấu trúc chương trình SH lớp 11 cơ bản
Chương trình Sinh học 11 cơ bản có 52 tiết gồm 4 chương:
− Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
− Chương 2: Cảm ứng
− Chương 3: Sinh trưởng và phát triển
− Chương 4: Sinh sản
1.3.1.2. Cấu trúc, nội dung chương Sinh sản
Hệ thống kiến thức chương Sinh sản Sinh học 11 được trình bày theo một trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng hợp sơ bộ qua quá trình so sánh để cuối cùng khái quát ở mức cao hơn. Các sự vật, hiện tượng, quá trình không xem xét riêng lẻ, cục bộ mà đặt trong mối liên hệ với nhau, đi từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Các khái niệm được nhắc lại
trong tình huống mới khơi dậy tính tò mò, hứng thú học tập của HS. Tạo điều kiện để HS nắm vững và phát triển các khái niệm sau này.
Trong từng bài cụ thể, logic kiến thức thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy một cách sâu sắc. Bố cục bài học hướng vào bài học tích cực, chủ động của HS như mở bài, mục hoặc cuối bài. Mục là các câu lệnh yêu cầu HS phải giải quyết, đặt HS vào tình huống có vấn đề yêu cầu HS phải tư duy. Đặc biệt ở các chương này có sự tăng cường kênh hình, tranh, ảnh minh hoạ giúp HS dễ nắm kiến thức hơn là tập trung vào việc mô tả, diễn giải các khái niệm.
Logíic kiến thức thể hiện sự kết hợp giữa hệ thống hàng ngang và hệ thống hàng dọc giúp HS dễ tiếp nhận kiến thức và dễ nghiên cứu hơn.
− Hệ thống hàng ngang: chương Sinh sản nghiên cứu bản chất quá trình sinh sản riêng cho từng giới động vật và thực vật. Một số ứng dụng trong việc điều khiển sinh sản ở vật nuôi và người nhằm mang lại hiệu quả và nhu cầu cuộc sống của con người.
− Hệ thống hàng dọc: kiến thức được xây dựng trên quan điểm tiến hoá giúp học sinh thấy được các chiều hướng tiến hoá của sinh giới, cấu tạo cơ thể ngày càng phức tạp, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. [5].
Chương Sinh sản được đưa vào giảng dạy ở THPT từ giữa học kỳ 2 đến cuối học kỳ 2, gồm 2 phần – Phần A Sinh sản ở Thực vật, phần B sinh sản ở Động vật, được bố trí trong 8 tiết học với các kiến thức liên quan chặt chẽ với nhau.
− Sự sắp xếp các bài của chương thể hiện mối liên hệ logic với nhau, kiến thức bài trước là cơ sở, nền tảng để hình thành kiến thức mới ở các bài sau. Khi mối liên hệ này bị vi phạm thì việc tiếp thu tri thức sẽ gặp nhiều khó khăn vì muốn nghiên cứu cái chưa biết cần gắn nó vào cái đã biết.
− Cấu trúc, nội dung chung của chương Sinh sản trong SGK có thể được tóm tắt như sau:
Bảng 1.5. Cấu trúc chương trình chương Sinh sản, Sinh học 11
Phần Tên bài Số
tiết Nội dung cơ bản
A. Sinh sản ở Thực vật Bài 41: Sinh sản vô tính ở Thực vật.
1 * Khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật
* Các hình thức Sinh sản vô tính: - Sinh sản bào tử
- Sinh sản sinh dưỡng
* Phương pháp nhân giống vô tính:
- Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở Thực vật
1 * Khái niệm sinh sản hữu tính ở
thực vật
* Đặc trưng sinh sản hữu tính ở thực vật * Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: - Sự hình thành hạt phấn và túi phôi - Thụ phấn và thụ tinh - Sự tạo quả và kết hạt, sự chín của quả, hạt
* Ứng dụng trong nông nghiệp
Bài 43: Thực hành nhân giống Thực vật bằng giâm, chiết, ghép
1 Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật B. Sinh sản Bài 44: Sinh sản vô tính ở Động vật. 1 * Khái niệm * Các hình thức sinh sản vô tính:
ở Động vật.
phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
* Nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở động vật:
- Nuôi mô sống
- Ghép mô tách rời vào cơ thể - Nhân bản vô tính Bài 45: Sinh sản hữu tính ở Động vật. 1 * Khái niệm * Các hình thức thụ tinh trong sinh sản hữu tính - Tự phối - tự thụ tinh - Giao phối – thụ tinh chéo
* Các hình thức sinh sản hữu tính - Đẻ trứng
- Để trứng thai (noãn thai sinh) - Đẻ con (thai sinh)
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
1 * Tác động của hoocmôn đối với
quá trình - Sinh trứng - Sinh tinh
* Tác động của môi trường
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở Động vật và sinh đẻ có kế hoạch
1 * Điều khiển sinh sản
- Điều khiển số con
- Điều khiển giới tính của đàn con - Thụ tinh nhân tạo
- Nuôi cấy phôi
1.3.1.3. Các vấn đề cơ bản của lý luận chương Sinh sản
− Khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
− Quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái và quá trình thụ tinh ở động vật và thực vật.
+ Quá trình hình thành quả và hạt. + Quá trình phát triển phôi thai. + Quá trình đẻ trứng và đẻ con.
+ Phân biệt được sinh sản vô tính ở thực vật và sinh sản vô tính ở động vật + Phân biệt được sinh sản hữu tính ở thực vật và sinh sản vô tính ở động vật + Khái quát và phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh
vật
- Quy luật sinh học
+ Quy luật tiến hoá về cơ quan sinh sản + Quy luật tiến hoá về hình thức sinh sản
− Ứng dụng và phương pháp khoa học bộ môn
+ Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường và gia
đình
+ Nêu khái quát được các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống
+ Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn lao động sản xuất
đời sống và nâng cao chất lượng dân số
1.3.1.4. Mục tiêu của chương sinh sản
Giới thiệu chung chương sinh sản: Chương Sinh sản gồm 2 phần là sinh sản ở Thực vật, sinh sản ở Động vật. Cách trình bày đó giúp HS đi sâu vào phân tích các hình thức sinh sản ở động vật và thực vật qua các bài trong chương để thấy được những nét riêng về sinh sản ở động vật và thực vật. Ngoài ra, thông qua dạy học chương sinh sản, có thể hiểu rõ cơ chế điều hòa
sinh sản, cơ sở khoa học của việc ứng dụng kiến thức sinh sản vào thực tiển sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, chăm sóc sức khỏe và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Đồng thời, có thể tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị thành niên, tình dục an toàn khi mà sự hiểu biết và sàng lọc thông tin về sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
1.3.2. Mục tiêu dạy và học chương Sinh sản
Sau khi học xong chương này, HS cần nắm được:
* Mục tiêu về kiến thức
+ Kiến thức khái niệm sinh học
− Sinh sản vô tính ở thực vật, sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng, giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô
− Sinh sản hữu tính ở thực vật, hình thành hạt phấn, hình thành túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, thụ tinh kép
− Sinh sản vô tính ở động vật, phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh − Sinh sản hữu tính ở động vật, tự phối - tự thụ tinh, giao phối - thụ tinh chéo, đẻ trứng, đẻ trứng thai (noãn thai sinh), đẻ con (thai sinh)
+ Kiến thức về cơ chế, quá trình sinh học
− Quá trình sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính − Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi