Sử dụng Graph để ôn tập củng cố

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng graph để dạy học chương sinh sản sinh học 11 THPT (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Sử dụng Graph để ôn tập củng cố

Bài ôn tập phải đưa ra được bản danh mục những kiến thức cơ bản nhất mà HS đã được học trước đó. Có thể nói, đây là những kiến thức chốt, kiến thức chìa khóa của chương trình. Tuỳ thuộc lượng bài, lượng kiến thức cần ôn tập mà bản danh mục này có thể nhiều hay ít, phạm vi bao quát rộng hay hẹp cũng sẽ khác nhau. Nếu việc ôn tập chỉ mang tính chất củng cố, nhắc lại kiến thức của một vài bài học trước để chuẩn bị bước vào bài học mới thì bản danh mục này không lớn. Nhưng nếu đó lại là bài ôn tập cuối chương, cuối một kì học thì tất yếu bản danh mục này phải dày đặc hơn, đầy đủ hơn.

Bài ôn tập cũng có nhiệm vụ nêu lại một cách tóm tắt nội dung kiến thức cơ bản học sinh đã được học. Như vậy, bài ôn tập không phải chỉ là một danh mục rỗng, không phải chỉ là một bảng kê những tên gọi dưới dạng các thuật ngữ, các hiện tượng, mà phải kèm theo đấy là một sự giải thích, minh hoạ ngắn gọn làm sáng rõ cho nội dung kiến thức đã lập. Ôn tập phải có sự nhắc lại nội dung cơ bản. Chỉ khi nhắc lại, lặp lại như vậy, sự tiếp thu kiến thức của học sinh mới trở nên

bền chặt, và trong những trường hợp đó, học sinh có thể tự điều chỉnh cách hiểu chưa thật chính xác của mình lại cho đúng.

Bài ôn tập là phải hệ thống hoá được toàn bộ những nội dung kiến thức đã học. Nếu mỗi bài học trong chương trình giúp học sinh có được cái nhìn cụ thể, riêng biệt về từng nội dung kiến thức thì bài ôn tập lại có nhiệm vụ giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, trong sự so sánh, đối chiếu cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa các nội dung kiến thức đã được học đó. Bài ôn tập vì thế giúp học sinh nhớ lại từng vấn đề đã học, hay nói cách khác là đưa cho các em bản danh mục những kiến thức đã tìm hiểu, vừa giúp học sinh xâu chuỗi được kiến thức, nối mạch kiến thức và nhìn lại nội dung đó trong cái nhìn chung nhất, khái quát nhất. Các kiến thức riêng lẻ trong từng bài học, tới bài ôn tập sẽ được hệ thống hoá lại thành từng vấn đề, từng nội dung và được sắp xếp một cách logic chặt chẽ theo từng khía cạnh hoặc đặc tính cần tổng kết, cần hệ thống.

Tóm lại, nhiệm vụ của việc ôn tập là phải đưa ra được bảng danh mục những kiến thức cơ bản nhất với những sự giải thích tóm tắt cần thiết và được hệ thống hoá lại theo từng mặt, từng khía cạnh cần phải ôn tập. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc sử dụng Graph có nhiều lợi thế. Vì Graph một mặt vừa nêu được những kiến thức cơ bản còn nhiêu nội dung tóm tắt ngắn gọn dưới dạng các kí hiệu thông qua các đỉnh Graph, một mặt khác vừa hệ thống hoá được những kiến thức đó trong một Graph mang tính khái quát cao.

Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu xác lập Graph ôn tập dựa trên hệ thống các câu hỏi ôn tập

Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa, nhớ lại toàn bộ kiến thức để hoàn thành câu hỏi ôn tập và hình thành các đỉnh của Graph

Bước 3: Tổ chức thảo luận nhóm để hình thành cung hoàn thiện Graph của nhóm

Bước 5: Giáo viên bổ sung hoàn chỉnh Graph

Ví dụ: sau khi dạy xong các bài 41, 42, 44, 45 giáo viên tổ chức cho các em học sinh ôn tập củng cố về sinh sản của cá thể sinh vật nói chung. Qua những câu hỏi ôn tập và hình thành Graph có hướng về sinh sản sinh vật.

Giáo viên nêu yêu cầu về Graph tổng hợp sinh sản ở sinh vật qua các câu hỏi :

− Sinh sản của sinh vật gồm có hình thức nào?

− Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính khác nhau cơ bản điều gì? − Sinh sản vô tính có những hình thức biểu hiện nào? Ví dụ − Quá trình sinh sản hữu tính diễn ra gồm các giai đoạn nào?

Học sinh tham khảo sách giáo khoa, kiến thức đã học và hình thành các đỉnh của Graph. Học sinh thảo luận nhóm để hình thành các đỉnh, bố trí các đỉnh trên mặt phẳng và hình thành các cung của Graph.

Đỉnh xuất phát: Sinh sản ở cá thể sinh vật − Đỉnh chính 1: Sinh sản vô tính o Đỉnh phụ 1: Phân đôi o Đỉnh phụ 2: Sinh dưỡng o Đỉnh phụ 3: Bào tử − Đỉnh chính 2: Sinh sản hữu tính o Đỉnh phụ 1: Phát sinh giao tử o Đỉnh phụ 2: Thụ tinh o Đỉnh phụ 3: Phát triển phôi

Sinh sản ở sinh vật

Sinh sản ở sinh vật

Vô tính Vô tính Hữu tính Hữu tính Phân đôi Phân đôi Sinh dưỡng Sinh dưỡng Bào tử Bào tử Phát sinh giao tử Phát sinh giao tử Thụ tinh Thụ tinh Phát triển phôi Phát triển phôi Tái sinh Tái sinh Nảy chồi Nảy chồi Điều kiện Điều kiện Hình thức Hình thức

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng graph để dạy học chương sinh sản sinh học 11 THPT (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)