8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc trong dạy học chương Sinh sản,
(SGK) chương Sinh sản, Sinh học 11
1.3.1.1. Cấu trúc chương trình SH lớp 11 cơ bản
Chương trình Sinh học 11 cơ bản có 52 tiết gồm 4 chương:
− Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
− Chương 2: Cảm ứng
− Chương 3: Sinh trưởng và phát triển
− Chương 4: Sinh sản
1.3.1.2. Cấu trúc, nội dung chương Sinh sản
Hệ thống kiến thức chương Sinh sản Sinh học 11 được trình bày theo một trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng hợp sơ bộ qua quá trình so sánh để cuối cùng khái quát ở mức cao hơn. Các sự vật, hiện tượng, quá trình không xem xét riêng lẻ, cục bộ mà đặt trong mối liên hệ với nhau, đi từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Các khái niệm được nhắc lại
trong tình huống mới khơi dậy tính tò mò, hứng thú học tập của HS. Tạo điều kiện để HS nắm vững và phát triển các khái niệm sau này.
Trong từng bài cụ thể, logic kiến thức thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy một cách sâu sắc. Bố cục bài học hướng vào bài học tích cực, chủ động của HS như mở bài, mục hoặc cuối bài. Mục là các câu lệnh yêu cầu HS phải giải quyết, đặt HS vào tình huống có vấn đề yêu cầu HS phải tư duy. Đặc biệt ở các chương này có sự tăng cường kênh hình, tranh, ảnh minh hoạ giúp HS dễ nắm kiến thức hơn là tập trung vào việc mô tả, diễn giải các khái niệm.
Logíic kiến thức thể hiện sự kết hợp giữa hệ thống hàng ngang và hệ thống hàng dọc giúp HS dễ tiếp nhận kiến thức và dễ nghiên cứu hơn.
− Hệ thống hàng ngang: chương Sinh sản nghiên cứu bản chất quá trình sinh sản riêng cho từng giới động vật và thực vật. Một số ứng dụng trong việc điều khiển sinh sản ở vật nuôi và người nhằm mang lại hiệu quả và nhu cầu cuộc sống của con người.
− Hệ thống hàng dọc: kiến thức được xây dựng trên quan điểm tiến hoá giúp học sinh thấy được các chiều hướng tiến hoá của sinh giới, cấu tạo cơ thể ngày càng phức tạp, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. [5].
Chương Sinh sản được đưa vào giảng dạy ở THPT từ giữa học kỳ 2 đến cuối học kỳ 2, gồm 2 phần – Phần A Sinh sản ở Thực vật, phần B sinh sản ở Động vật, được bố trí trong 8 tiết học với các kiến thức liên quan chặt chẽ với nhau.
− Sự sắp xếp các bài của chương thể hiện mối liên hệ logic với nhau, kiến thức bài trước là cơ sở, nền tảng để hình thành kiến thức mới ở các bài sau. Khi mối liên hệ này bị vi phạm thì việc tiếp thu tri thức sẽ gặp nhiều khó khăn vì muốn nghiên cứu cái chưa biết cần gắn nó vào cái đã biết.
− Cấu trúc, nội dung chung của chương Sinh sản trong SGK có thể được tóm tắt như sau:
Bảng 1.5. Cấu trúc chương trình chương Sinh sản, Sinh học 11
Phần Tên bài Số
tiết Nội dung cơ bản
A. Sinh sản ở Thực vật Bài 41: Sinh sản vô tính ở Thực vật.
1 * Khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật
* Các hình thức Sinh sản vô tính: - Sinh sản bào tử
- Sinh sản sinh dưỡng
* Phương pháp nhân giống vô tính:
- Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở Thực vật
1 * Khái niệm sinh sản hữu tính ở
thực vật
* Đặc trưng sinh sản hữu tính ở thực vật * Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: - Sự hình thành hạt phấn và túi phôi - Thụ phấn và thụ tinh - Sự tạo quả và kết hạt, sự chín của quả, hạt
* Ứng dụng trong nông nghiệp
Bài 43: Thực hành nhân giống Thực vật bằng giâm, chiết, ghép
1 Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật B. Sinh sản Bài 44: Sinh sản vô tính ở Động vật. 1 * Khái niệm * Các hình thức sinh sản vô tính:
ở Động vật.
phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
* Nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở động vật:
- Nuôi mô sống
- Ghép mô tách rời vào cơ thể - Nhân bản vô tính Bài 45: Sinh sản hữu tính ở Động vật. 1 * Khái niệm * Các hình thức thụ tinh trong sinh sản hữu tính - Tự phối - tự thụ tinh - Giao phối – thụ tinh chéo
* Các hình thức sinh sản hữu tính - Đẻ trứng
- Để trứng thai (noãn thai sinh) - Đẻ con (thai sinh)
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
1 * Tác động của hoocmôn đối với
quá trình - Sinh trứng - Sinh tinh
* Tác động của môi trường
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở Động vật và sinh đẻ có kế hoạch
1 * Điều khiển sinh sản
- Điều khiển số con
- Điều khiển giới tính của đàn con - Thụ tinh nhân tạo
- Nuôi cấy phôi
1.3.1.3. Các vấn đề cơ bản của lý luận chương Sinh sản
− Khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
− Quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái và quá trình thụ tinh ở động vật và thực vật.
+ Quá trình hình thành quả và hạt. + Quá trình phát triển phôi thai. + Quá trình đẻ trứng và đẻ con.
+ Phân biệt được sinh sản vô tính ở thực vật và sinh sản vô tính ở động vật + Phân biệt được sinh sản hữu tính ở thực vật và sinh sản vô tính ở động vật + Khái quát và phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh
vật
- Quy luật sinh học
+ Quy luật tiến hoá về cơ quan sinh sản + Quy luật tiến hoá về hình thức sinh sản
− Ứng dụng và phương pháp khoa học bộ môn
+ Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường và gia
đình
+ Nêu khái quát được các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống
+ Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn lao động sản xuất
đời sống và nâng cao chất lượng dân số
1.3.1.4. Mục tiêu của chương sinh sản
Giới thiệu chung chương sinh sản: Chương Sinh sản gồm 2 phần là sinh sản ở Thực vật, sinh sản ở Động vật. Cách trình bày đó giúp HS đi sâu vào phân tích các hình thức sinh sản ở động vật và thực vật qua các bài trong chương để thấy được những nét riêng về sinh sản ở động vật và thực vật. Ngoài ra, thông qua dạy học chương sinh sản, có thể hiểu rõ cơ chế điều hòa
sinh sản, cơ sở khoa học của việc ứng dụng kiến thức sinh sản vào thực tiển sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, chăm sóc sức khỏe và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Đồng thời, có thể tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị thành niên, tình dục an toàn khi mà sự hiểu biết và sàng lọc thông tin về sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
1.3.2. Mục tiêu dạy và học chương Sinh sản
Sau khi học xong chương này, HS cần nắm được:
* Mục tiêu về kiến thức
+ Kiến thức khái niệm sinh học
− Sinh sản vô tính ở thực vật, sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng, giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô
− Sinh sản hữu tính ở thực vật, hình thành hạt phấn, hình thành túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, thụ tinh kép
− Sinh sản vô tính ở động vật, phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh − Sinh sản hữu tính ở động vật, tự phối - tự thụ tinh, giao phối - thụ tinh chéo, đẻ trứng, đẻ trứng thai (noãn thai sinh), đẻ con (thai sinh)
+ Kiến thức về cơ chế, quá trình sinh học
− Quá trình sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính − Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
− Quá trình thụ phấn và thụ tinh
− Quá trình hình thành hạt và quả
− Quá trình phát triển phôi thai
− Quá trình đẻ trứng và đẻ con
− Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng
− Cơ chế thụ tinh
− Cơ chế điều hoà sinh trứng và sinh tinh
− Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính ở thực vật − Phân biệt được thụ tinh và thụ tinh kép
− Phân biệt được sinh sản vô tính ở thực vật và sinh sản vô tính ở động
vật
− Phân biệt được sinh sản hữu tính ở thực vật và sinh sản hữu tính ở động vật
− Khái quát và phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở
sinh vật
− Phân biệt được sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể − Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính ở động vật
− Nắm được ưu, nhược điểm của thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, đẻ trứng
và đẻ con
− Nêu được những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và
người
+ Kiến thức về quy luật sinh học
− Quy luật tiến hoá về cơ quan sinh sản − Quy luật tiến hoá về hình thức sinh sản
+ Những kiến thức ứng dụng và phương pháp khoa học bộ môn
− Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường và gia
đình
− Nêu khái quát được các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống
− Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn lao động sản xuất
đời sống và nâng cao chất lượng dân số.
* Mục tiêu về kỹ năng
− Kỹ năng quan sát: Quan sát tranh hình sơ đồ SGK, SGV, biết phân tích,
− Kỹ năng thực hành: Tiếp tục đánh giá, nhận xét qua làm thực hành giâm, chiết, ghép hoặc xem phim hoặc qua thực tế chăn nuôi trồng trọt
− Kỹ năng tư duy: Kỹ năng tư duy thực nghiệm, quy nạp, chú trọng tư
duy lý luận như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá kênh hình, bảng biểu, sơ đồ để đi đến hệ thống hóa chương Sinh sản thông qua việc tự hoàn thành Graph.
− Kỹ năng nhận biết, nêu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và
trong thực tiễn cuộc sống.
− Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin
− Kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu về thái độ
− Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận
thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học
− Có ý thức vận dụng các tri thức kỹ năng học được vào cuộc sống, lao
động và học tập. Thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, sức mạnh của khoa học kỹ thuật
− Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sống
− Củng cố niềm tin vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con
người, tất cả vì con người
Tiểu kết
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dạy và học Sinh học hiện nay, chúng tôi nhận thấy: việc đổi mới phương pháp giảng dạy là vô cùng cấp thiết, phần lớn giáo viên có đổi mới nhưng thiếu sự đồng bộ và liên tục. Sự đổi mới chỉ dừng lại ở bề nổi của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu của chất lượng, chưa thường xuyên và liên tục. Đổi mới phương pháp diễn ra
trong các tiết thao giảng dạy tốt còn những tiết dạy bình thường khác thì vẫn là phương pháp truyền thống.
Việc giúp học sinh cho học sinh tích cực trong tiết học, rèn luyện cho học sinh khả năng tiếp thu kiến thức một cách chủ động, đồng thời giúp các em có thể nắm bắt kiến thức của toàn bài, toàn chương là rất quan trọng.
Graph có thể hỗ trợ cho giáo viên và học sinh có thể thực hiện được các nhiệm vụ của một tiết học. Graph giúp cho giáo viên soạn giảng khoa học hơn, giúp giáo viên tiếp cận được với chuẩn kiến thức kỹ năng. Qua việc giáo viên sử dụng Graph trong giảng dạy sẽ giúp học sinh khái quát, tóm tắt được kiến thức.
Phương pháp Graph là một phương pháp dạy học tích cực, được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong giảng dạy THPT. Để nâng cao chất lượng của phương pháp này trong dạy học Sinh học thì cần có nhiều công nghiên cứu.
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN SINH HỌC 11
2.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng Graph 2.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế Graph 2.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế Graph
Theo Nguyễn Phúc Chỉnh, khi xây dựng Graph trong dạy học phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
2.1.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung – phương pháp dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế Graph dạy học phải thống nhất
được ba thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu – nội dung và
phương pháp dạy học. Ba thành tố đó tác động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao.
Mục tiêu dạy - học là những tiêu chí về mặt nhận thức và kỹ năng phải đạt được khi thực hiện một hoạt động dạy - học, có thể là cho một bài hoặc một chương cụ thể. Để đạt được mục tiêu cần phải tập trung vào nội dung nào, sử dụng phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, mục tiêu bài học được xác định chủ yếu dựa vào nội dung bài học, đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh và năng lực sư phạm của giáo viên. Mục tiêu và nội dung kiến thức là cơ sở để xác định phương pháp dạy học phù hợp, theo hướng phát huy cao độ óc tư duy tìm tòi khám phá của học sinh để đạt được những mục tiêu đã đề ra. [4] [5]
2.1.1.2. Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận
Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, thực chất là quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong thiết kế Graph nội dung và Graph hoạt động dạy học. Quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong việc thiết kế Graph dạy học Sinh học, chúng ta phải xác định được các đỉnh của
Graph và các mối liên hệ giữa các đỉnh. Đặc biệt xác định mối quan hệ về mặt cấu trúc và chức năng giữa các đỉnh theo quy luật nhất định của tự nhiên.
2.1.1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng
Con đường nhận thức thế giới khách quan của nhân loại mà V.Lênin đã nêu ra là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của việc nhận thức hiện thực khách quan”. Theo thuyết nhận thức duy vật biện chứng, con đường nhận thức bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau là: giai đoạn tri giác cảm tính về hiện thực; giai đoạn tư duy trừu trượng; giai đoạn tái sinh cụ thể trong tư duy.
Cái cụ thể là hệ thống của toàn bộ những thuộc tính, những mặt, những quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng của sự vật hay hiện tượng khách quan. Cái trừu tượng là bộ phận của cái toàn bộ, được tách ra khỏi cái toàn bộ và được cô lập với mối liên hệ và với sự tương tác giữa các thuộc tính, các mặt, các quan hệ khác của cái toàn bộ ấy. Sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng chỉ là tương đối. Trong mối liên hệ này, một vật có thể là cụ thể, nhưng trong mối liên hệ khác nó lại là trừu tượng.
Như vậy, thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng trong việc thiết kế và sử dụng Graph dạy học, chúng ta cần xác định rõ cái cụ thể và cái trừu tượng trong từng đối tượng, để định hướng nhận thức cho học