7 Đốm đen Cercospora personata Back &
3.1.2. Ảnh hưởng của công thức luân canh đến diễn biến của các bệnh đốm nâu, đốm đen hại cây lạc giống L14 vụ Xuân 2012 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An.
đốm đen hại cây lạc giống L14 vụ Xuân 2012 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An.
Hàng năm trên những vùng trồng lạc chuyên canh như đất bãi, đất đồi người nông dân thường trồng 2 – 3 vụ lạc trong 1 năm. Việc trồng liên tiếp nhiều vụ lạc trên cùng một vùng đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh hại có chiều hướng gia tăng.
Cây lạc có nhu cầu đạm nhiều nhất, sau đó tới kali, lân, canxi và các trung, vi lượng. Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, với năng suất 3 tấn/ha, lạc lấy đi từ đất 192kg N + 48kg P2O5 + 80kg K2O + 79kg CaO.
Ngày nay trong thực tiễn sản xuất người nông dân cũng đã áp dụng nhiều biện pháp luân canh lạc với các cây trồng cạn hoặc cây trồng nước nhằm hạn chế sâu bệnh hại và còn có tác dụng tăng năng suất cây trồng. Vì lạc có khả năng tận dụng tốt các loại phân bón tồn dư của các cây trồng luân canh trước.
Vụ xuân 2012 điều tra tình hình bệnh hại lạc trên các vùng trồng lạc của huyện Nghi Lộc - Nghệ An, mỗi vùng có trồng luân canh cây lạc với các cây trồng khác nhau:
Với các chế độ luân canh khác nhau cũng tác động đến tình hình bệnh hại không giống nhau trên cùng một loại cây trồng có cùng giai đoạn sinh trưởng.
Bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen là các bệnh hại phổ biến trên lạc. Chúng xuất hiện làm giảm khả năng quang hợp của lá dẫn đến sự giảm sút về năng suất lạc. Cả 2 loài nấm gây bệnh đốm nâu và đốm đen đều tồn tại trong đất, trên tàn dư cây trồng . Chế độ luân canh giữa cây trồng lạc với các loài cây trồng khác trong hệ thống nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, đến nguồn bệnh tồn tại trong đất.
Để tìm hiểu mối liên quan giữa biện pháp luân canh cây trồng với bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen hại lạc chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến của các bệnh đốm nâu và đốm đen trên 3 công thức luân canh khác nhau trong vụ xuân năm 2012 tại Nghi Lộc –Nghệ An:
Lạc xuân - Lúa mùa Lạc xuân - Lạc thu
Lạc xuân - Vừng - Rau đông