b. Phương pháp phân lập đất và giám định nấm trong đất
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiêm 1 Phương pháp giám định bệnh hại trên hạt giống lạc
2.3.4.1 Phương pháp giám định bệnh hại trên hạt giống lạc
* Giám định nấm gây hại hạt giống theo tài liệu giám định bệnh hại hạt giống của Viện nghiên cứu bệnh hạt giống Đan Mạch (Mathur S.B và Olga K., 2001), kiểm tra nấm bệnh tồn tại trên hạt giống bằng phương pháp giấy thấm.
* Phương pháp chia mẫu: mẫu hạt giống được trải đều trên mặt phẳng theo
hình tròn. Chia mặt phẳng làm 4 phần đều nhau. Lấy mỗi phần một lượng nhất định sau đó trộn đều sao cho đủ lượng mẫu kiểm tra. Lượng mẫu kiểm tra: 200 hạt.
* Phương pháp giám định bệnh hại trên hạt giống bằng phương pháp giấy thấm: Đặt 10 hạt trên giấy thấm đã được làm ẩm bằng nước cất vô trùng trong đĩa petri đã được khử trùng. Sau đó đặt chúng trong phòng ủ đảm bảo 12 giờ sáng, 12 giờ tối ở nhiệt độ 22 - 250C. Sau 7 ngày kiểm tra mẫu, soi hạt dưới kính lúp điện lần lượt từ vòng ngoài vào trong theo tâm đĩa, đối với những nấm chưa xác định rõ thì phải khều được bào tử nấm để soi dưới kính hiển vi, hoặc cho lên môi trường WA để làm thuần nấm, sau đó chuyển sang môi trường PGA để quan sát tản nấm.
* Các chỉ tiêu theo dõi: TL bệnh, TL nảy mầm, TL mầm dị dạng, TL mầm bình thường.
2.3.4.3.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola)
2.3.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và
phát triển của nấm gây bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 đía, nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm với 3 loại môi trường khác nhau :
Công thức 1:WA Công thức 3:PGA
Công thức 2: PCA
Chỉ tiêu theo dõi : Đo đường kính tản nấm (mm) sau 1 – 10 ngày nuôi cấy 3.2.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng của nấm gây bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 đĩa, nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm với 4 một ngưỡng nhiệt độ : Công thức 1: 200 C Công thức 4: 300 C
Công thức 2: 250 C Công thức 5: 350 C
Chỉ tiêu theo dõi : Đo đường kính tản nấm sau 1 – 10 ngày nuôi cấy . Đơn vị đo (mm).
2.3.4.5.Phương pháp nghiên cứu đặc tính sinh học của nấm gây bệnh đốm đen
Cercospora personata
2.3.4.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển nấm gây bệnh đốm đen Cercospora personata
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), gồm 3 công thức, mỗi công thức 3 đía, nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm với 3 loại môi trường khác nhau:
CT1:WA CT3: PGA
CT2: PCA
Chỉ tiêu theo dõi : Đo đường kính tản nấm (mm) sau 1 – 10 ngày nuôi cấy. nấm Cercospora personata trên môi trường PGA
2.3.4.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng của nấm gây bệnh đốm đen Cercospora personata
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 đía, nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm với 4 một ngưỡng nhiệt độ : Công thức 1: 200 C Công thức 4: 300 C
Chỉ tiêu theo dõi : Đo đường kính tản nấm sau 1 – 7 ngày nuôi cấy . Đơn vị đo (mm).
2.4.Các công thức sử dụng và chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ bệnh (%): A
TLB (%) = x 100
B
Trong đó: A: Số (lá) cây bị bệnh B: Tổng số( lá) cây điều tra - Chỉ số bệnh:
CSB (%) = ∑( N1. 1 ) + (N2. 3) + ...+ (Nn.n) ×100 N.n
Trong đó: N1;N2... Nn: Số lá (hoặc cây) bị bệnh ở mỗi cấp 1;2 ...n N: Tổng số lá (cây) điều tra
n: cấp bệnh cao nhất