Ảnh hưởng của kĩ thuật phủ nilon đến diễn biến của các bệnh đốm nâu hại cây lạc giống L14 vụ Xuân 2012 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola) và đốm đen (cercospora personata) hại lạc vụ đông xuân năm 2012 tại hu (Trang 55 - 59)

LX – LM: Lạc xuâ n Lúa mùa

2012 tại nghi Lộc –Nghệ An

3.1.3.1 Ảnh hưởng của kĩ thuật phủ nilon đến diễn biến của các bệnh đốm nâu hại cây lạc giống L14 vụ Xuân 2012 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An.

cây lạc giống L14 vụ Xuân 2012 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An.

Bảng 3.4 Diễn biến bệnh đốm nâu trên ruộng phủ nilon và không phủ nilon

tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An vụ Xuân 2012

Ngày điều tra

Giai đoạn sinh trưởng Không phủ nilon Phủ nilon

bệnh (%) (%) bệnh(%) (%) 06-03-12 Cây con 8.07 1.50 6.04 0.85 13-03-12 Bắt đầu phân cành mạnh 11.95 2.16 9.80 1.70 20-03-12 Phân cành 17.37 5.29 14.36 3.33 27-03-12 Bắt đầu ra hoa 24.81 8.96 20.89 5.23 03-04-12 Ra hoa 32.44 12.92 28.65 8.20 10-04-12 Ra hoa 43.78 17.04 37.06 13.40 17-04-12 Ra hoa rộ 50.86 20.34 44.24 15.06

24-04-12 Đâm tia - hình thành quả 57.12 26.86 49.72 20.02

01-05-12 Quả non 62.08 32.05 54.48 24.85

08-05-12 Quả non 67.24 37.41 60.02 30.04

Hình 3.9. Diễn biến tỉ lệ bệnh đốm nâu trên ruộng phủ nilon và không phủ nilon tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An vụ Xuân

Hình 3.10. Diễn biến chỉ số bệnh đốm nâu trên ruộng phủ nilon và không phủ nilon tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An vụ

Xuân 2012

Qua bảng 3.4 và các hình 3.9, hình 3.10 ta thấy được sự khác nhau giữa 2 kĩ thuật trồng lạc là có che phủ nilon và không che phủ nilon. Trong suốt quá trình điều tra ta thấy tỷ lệ lá lạc bị nhiễm bệnh đốm nâu ở ruộng có che phủ nilon thấp hơn so với ruộng không che phủ nilon. Ở giai đoạn cây con tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh ở trên ruộng có che phủ nilon và ruộng không che phủ nilon đang còn thấp. Cụ thể ở ruộng có che phủ nilon TLB = 6.04%, CSB = 0.85%. Ruộng không che phủ nilon thì TLB cao hơn ruộng có che phủ nilon với TLB = 8.07% và CSB =1.5%.

Bước sang giai đoạn phân cành và ra hoa bệnh phát triển ở cả 2 ruộng có che phủ nilon và ruộng không phủ nilon. Ở ruộng có che phủ nilon bệnh phát triển chậm hơn so với ruộng không phủ nilon. Ở

giai đoạn ra hoa ruộng có che phủ nilon có TLB = 50.86%, CSB = 20.34%, ruộng không che phủ nilon TLB = 44.24%, CSB = 15.6%. Ở giai đoạn này bệnh tăng nhanh vì cây lạc đang ở vào giai đoạn mẫn cảm của cây trồng nên bệnh dễ xâm nhập và lây lan. Cộng thêm điều kiện tự nhiên giai đoạn này nhiệt độ tăng cao phù hợp cho nấm bệnh phát triển.

Bệnh tăng dần khi bước sang giai đoạn đâm tia hình thành quả nhưng tăng chậm hơn so với giai đoạn cây lạc ra hoa . TLB và CSB trên ruộng không phủ nilon vẫn cao hơn so với ruộng có phủ nilon. Cụ thể TLB ở ruộng có phủ nilon là 49.72%, CSB = 20.02%, ruộng không phủ nilon bệnh phát triển hơn với TLB = 57.12%, CSB = 26.86%.

Đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lạc khi cây lạc hình thành quả non đến vào chắc thì sự phát triển của bệnh đã chậm lại ở trên các ruộng ở cả 2 chế độ có che phủ nilon và không che phủ nilon. TLB ở ruộng có che phủ nilon là 60.02%, CSB = 30.04%. Ruộng không phủ nilon TLB là 67.24%, CSB = 37.41 %.

Như vậy suốt quá trình điều tra ta thấy trên ruộng có che phủ nilon TLB và CSB luôn thấp hơn so với ruộng không che phủ nilon. Tại sao lại như vậy?

Chúng ta biết nấm bệnh có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, có thể là trong đất, nước.... Nguồn bệnh nấm hại trong đất sẽ lan truyền lên cây trồng bằng cách lây lan từ các lá phía dưới lên phía trên. Khi áp dụng kĩ thuật phủ nilon lên mặt đất ngay sau khi gjeo lạc sẽ có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc của mầm bệnh với cây trồng. Khi mầm bệnh đã tồn tại nhiều ở lá thì việc phủ nilon hay không sẽ không có ý nghĩa nữa vì chúng sẽ không có tác dụng hạn

chế sự lây lan từ cây này qua cây khác. Điều này thể hiện ở chỗ tốc độ phát triển của bệnh ở 2 chế độ canh tác khác nhau là có che phủ nilon và không che phủ nilon không có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên việc phủ nilon sẽ có tác dụng làm chậm sự phát triển của bệnh sự phát triển của bệnh, đẩy cao điểm của bệnh ra phía sau, do đó tránh được thiệt hại cho cây bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola) và đốm đen (cercospora personata) hại lạc vụ đông xuân năm 2012 tại hu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w