Tình hình nghiên cứu bệnh hại lạc ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola) và đốm đen (cercospora personata) hại lạc vụ đông xuân năm 2012 tại hu (Trang 26 - 30)

Tập đoàn bệnh hại lạc ở Việt Nam khá phong phú với khoảng hơn 30 loại bệnh với mức độ gây hại khác nhau, trong đó có khoảng 10 bệnh được xác định là phổ biến như: Bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm đen, gỉ sắt, đốm nâu, thối đen, lở cổ rễ, thối thân trắng, mốc xám, mốc vàng, thối quả (Nguyễn Văn Viết, 2002).

Trong danh mục bệnh hại lạc ở Việt Nam năm 2000, Lê Cao Nguyên đã thông báo danh sách 10 loại vi sinh vật gây bệnh héo chết cây trên lạc là: Thối gốc mốc đen (A .niger), thối gốc mốc trắng (S. phaseoli), thối nâu rễ (Fusarium sp.), thối đen (Pythium spp.), thối rễ (M. phaselina), héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas

solanaearum), khô thân (Diplodia), héo cây (Verticicum dahiae), mốc vàng (A. flavus) và lở cổ rễ (R. solani). Danh sách này đã được Nguyễn Thị Ly và cộng sự

thông báo vào năm 1996, đây là nguyên nhân gây bệnh chết héo cây hại lạc ở một số địa phương trong đó có Nghệ An.

Có sự liên quan chặt chẽ giữa nấm bệnh với những hư hại của hạt lạc trong quá trình củ già, phơi khô hoặc cất giữ. Khi phơi khô trong điều kiện tự nhiên, nếu độ ẩm không khí cao hoặc gặp mưa vào thời gian đó, củ lạc và hạt lạc bị ẩm trong thời gian dài thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh. Thường gặp trên củ và hạt giống là những loại nấm Aspergillus sp. (Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Aspergillus

nidulans…), Macrophomina phaseoline, Trichothecium sp., Fusarium sp., Sclerotium sp., Botryodiphodia sp., Rhizopus sp., Trichoderma sp, v.v...[31].

Hạt lạc còn nằm trong đất hoặc đang được phơi sấy đều có thể bị nấm xâm nhiễm vào khoảng giữa 2 lá mầm và gây ra những vết bệnh ở mặt trong lá mầm. Những loài nấm hại trên hạt nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng còn làm giảm axit béo tự do trong thành phần dầu và gây mất sức nảy mầm của hạt.

Theo Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Xuyến (1991) [12], trong những năm qua, tại Việt Nam bệnh héo xanh được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng những nghiên cứu về bệnh héo do A. niger, S. rolfsii gây ra mới chỉ dừng lại ở việc thông báo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, chứ chưa đi vào việc khảo sát các biện pháp phòng trừ.

A. niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân gây bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001) [4].

Còn S. rolfsii hại phổ biến là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở Đông Nam Bộ, tỷ lệ bệnh 8 - 10%. Ở miền Bắc Việt Nam, trên những ruộng cục bộ tỷ lệ bệnh có thể lên tới 20 - 25% (Nguyễn Thị Ly, 1996) [10].

Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy Asperillus flavus thường tấn công vào lạc ngay từ trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã có tới 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh với tỷ lệ hạt nhiễm bệnh từ 1 - 30%. Trong đó, lạc thu hoạch vụ xuân

bị nhiễm nặng hơn lạc vụ thu và lạc thu hoạch muộn có tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm [17].

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo về bệnh hại lạc cho biết nấm

A. niger lây nhiễm trên nhiều hạt giống như: Đậu đỗ, lạc, ngô, với tỷ lệ hạt bị nhiễm

tới trên 30% [7]. Theo tác giả Nguyễn Thị Ly (1993) [11] đã xác định có khoảng 30 – 85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sản sinh độc tố Aflatoxin do nấm

Aspergillus flavus gây ra.

Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy: Aspegillus flavus thường tấn công vào lạc từ khi còn trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã có tới hơn 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh. Trong đó, lạc thu hoạch vụ đông xuân nhiễm bệnh nặng hơn lạc thu và lạc thu hoạch muộn có tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm [6].

Nhóm các loài nấm Aspergillus spp. còn là một trong những loài nấm gây viêm xoang mũi ở người. Trên lạc sau thu hoạch, trong những điều kiện nhất định một số loài nấm như Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus có khả năng sản sinh độc tố rất độc cho người và gia súc, gia cầm. Đặc biệt, độ tố aflatoxin do A.flavus sản sinh là một trong những chất gây ung thư ở người. Những độc tố này không tan trong dầu, chúng nằm lại trong khô dầu. Nếu dùng khô dầu này làm thức ăn cho gia súc thì tuỳ lượng mà gia súc có thể ngộ độc, chậm phát triển, thậm chí có thể chết (Đặng Trần Phú và cộng sự, 1977) [3].

Kết quả của Ngô Bích Hảo [7] về bệnh hại hạt cho biết trong một số loại hạt giống như ngô, lạc, đậu đỗ thì tỷ lệ hạt giống lạc nhiễm A.flavus là cao nhất với 30,12%. Trong khi, tác giả Nguyễn Thị Ly (1993) [11] đã xác định có khoảng 33% - 85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sinh độc tố aflatoxin.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1998) [13] đã xác nhận nhóm bệnh hại lá bao gồm đốm đen, đốm nâu, gỉ sắt là nhóm bệnh hại phổ biến ở nước ta. Thiệt hại do bệnh gây ra rất lớn , tại vùng Đông Anh – Hà Nội , vào những năm bệnh hại nặng, năng suất quả lạc giảm 30 – 70 %, đồng thời chất lượng hạt lạc cũng bị giảm đáng kể . Tại Bắc Giang bệnh cũng được ghi nhận làm giảm tới 40% năng suất (Phạm

thị Hậu 1998). . Ở vùng Đông Nam Bộ bệnh đốm đen và đốm nâu thường phát triển mạnh và gây rụng lá bắt đầu từ 60 ngày sau gieo. Vì vậy bệnh đốm đen và gỉ sắt luôn được coi là những đối tượng gây hại quan trọng làm giảm năng suất đáng kể.

Xác định thiệt hại do bệnh đốm đen và đốm nâu gây ra vụ xuân năm 1990, Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Thị Yến đã tiến hành tính toán năng suất của cây lạc có mức độ nhiễm bệnh khác nhau : so với cây lạc bị nhiễm bệnh nặng số quả trên cây giảm 7,6 đến 11,2 quả, trọng lượng quả trên cây giảm 9,9 đến 10,4, trọng lượng 100 hạt tù 57,0 giảm xuống 46,7g(Nguyễn Xuân Hồng 1991)[38]

Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho nấm bệnh phát triển . Đặc biệt bệnh đốm đen ngày càng trở nên nghiêm trọng gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất lạc(Lê Song Dự 1979, Nguyễn Danh Đông 1984, Nguyễn Xuân Hồng 1991[39], [40]. Năng suất quả khô trên các diện tích bị bệnh giảm từ 10 – 30 %

Bệnh đốm đen và đốm nâu lây lan từ vụ này qua vụ khác chủ yếu là qua tàn dư cây bệnh. Trong thời gian cây sinh trưởng và phát triển trên đòng ruộng, bệnh lây lan chủ yếu qua không khí và nước. Các bào tử nấm hình thành trên bề mặt vết bệnh là nguồn bệnh chính trên đồng ruộng. Điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển mạnh là mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, thời tiết mát mẻ nhiều sương vào ban đêm và sáng sớm.

Quá trình phát sinh, phát triển của bệnh hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố thơi tiết và khí hậu. Do vậy ở mỗi vùng, ở mỗi mùa diễn biến bệnh có sự khác nhau. Theo Ngô Thế Dân 2000[41], ở miền Bắc vụ thu và vụ thu đông hai bệnh gây hại và phát triển mạnh hơn so với vụ xuân. Vụ Đông cuân ở các tỉnh miền nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, các bệnh hại lá gây hại nặng hơn các tỉnh miền Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola) và đốm đen (cercospora personata) hại lạc vụ đông xuân năm 2012 tại hu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w