LX – LM: Lạc xuâ n Lúa mùa
2012 tại nghi Lộc –Nghệ An
3.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau đến sự phát triển của nấm Cercospora personata
triển của nấm Cercospora personata
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau đến sự phát triển của nấm Cercospora personata
Nhiệt độ (oC)
Đường kính tản nấm (mm) sau cấy
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 10 ngày
20 3.7 7.7 16.7 18.7 22.0d 25 5.7 11.7 20.3 27.3 35.3c 30 7.7 16.7 28.3 38.0 43.3a 35 6.0 12.7 21.0 28.3 37.3b LSD0,05 1.15 1.29 1.33 1.6 1.73 CV(%) 10 5.3 3.1 2.8 2.5
Hình 3.15. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau đến sự phát triển của nấm Cercospora personata
Qua bảng 3.9 và hình 3.15 ta thấy nấm Cercospora personata sinh trưởng và phát triển trong phạm vi tương đối rộng 20 – 350C. Nó phát triển tốt nhất ở 300C sau 10 ngày cấy đường kính của tản nấm là 43.3mm cao nhất trong 4 công thức thí nghiệm. Ở nhiệt độ 25 và 350 C chúng phát triển cũng khá nhanh sau 10 ngày cấy đường kính của tản nấm lần lượt là 35.3mm và 37.3mm. Ở 200C nấm
Cercospora personata phát triển chậm nhất đường kính của tản nấm sau 10 ngày
cấy trên môi trường PGA ở 200C là 22mm.
Nhìn chung nhiệt độ thích hợp cho nấm Cercospora personata phát triển là khoảng nhiệt độ > 25 – 330C. Vì vậy trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta rất thuận lợi cho nấm Cercospora personata phát triển và gây hại trên diện rộng. Vụ xuân ở nước ta bệnh có thể gây hại mạnh vào khoảng tháng 5 cho đến cuối tháng 6 cây lạc đang ở giai đoạn đâm tia hình thành quả. Vào các thời điểm này nhiệt độ tương đối cao cộng với ẩm độ thích hợp tạo điều kiện bệnh đốm đen phát triển và lan rộng gây hại đối với cây lạc. Bệnh đốm đen thường xuất hiện muộn hơn
so với bệnh đốm nâu. Nhưng khi chúng xuất hiện sẽ lây lan nhanh và gây thiệt hại nặng hơn. Nhìn chung thì nấm gây bệnh đốm đen(Cercospora personata ) thích hợp với khoảng nhiệt độ cao hơn nấm gây bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola). Bệnh trường phát sinh phát triển ở các giai đoạn sau của cây lạc nhất là thời kỳ cây lạc đâm tia hình thành củ đến vào chắc bệnh vẫn phát triển và gây hại. Khí hậu ở nước ta , nhất là cuối vụ xuân rất thuận lợi cho nấm gây hại , khi nhiệt độ tăng trên 300 C thì bệnh đốm nâu đã có sự giảm dần . Với đốm đen thì loài nấm này đây lại là khoảng nhiệt độ để chúng phát triển thích hợp. Vì vậy mà chúng ta cần chú ý đến nhiệt độ cho nấm phát triển để có biện pháp phòng trừ kịp thời cho cây lạc nhằm giảm thiệt hại do nấm bệnh gây ra.