Trên lĩnh vực văn hóa.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển giáo phận vinh từ thế kỷ XIX đến năm 2005 (Trang 60 - 72)

III. Các giáo xứ tỉnh Quảng Bình

3.1.1.Trên lĩnh vực văn hóa.

Sự du nhập và phát triển của đạo Thiên chúa ở Việt Nam nói chung và Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình nói riêng đã làm cho đời sống tôn giáo của ngời dân thêm sinh động và phong phú, vì tôn giáo cũng là một phần của văn hóa dân tộc. Cùng với Nho giáo, Lão giáo và các tín ngỡng dân gian của Việt Nam, đạo Thiên chúa đã góp phần làm cho Việt Nam thực sự là "một bảo tàng thu nhỏ các tôn giáo". Bên cạnh nhà thờ của các dòng họ, đền chùa, miếu mạo là các thánh đờng Thiên chúa giáo trang nghiêm.Trong các làng xã Việt Nam cùng với tiếng gõ mõ tụng kinh là tiếng chuông nhà thờ vang vọng. Điều đặc biệt là các tôn giáo đều chung sống hòa bình bên nhau với tinh thần tơng thân tơng ái, chỉ trừ những khi có những xung đột do các tác nhân chính trị đem lại.

Ngày nay, hởng ứng cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân c", bà con giáo dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã thực hiện nếp sống văn minh trong việc cới, việc tang, lễ hội, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức nhân văn, loại bỏ dần các tập tục lạc hậu, thi đua xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân c tiên tiến. Riêng đối với các vùng có đông đồng bào theo đạo ở Nghệ An, năm 2005 đã có 27.000 gia đình văn hóa, trên 450 khu dân c tiên tiến, có 28 đơn vị làng văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh.

Đạt đợc kết quả đó là do Đảng và Nhà nớc đã đa ra những chính sách đúng đắn đối với đạo Thiên chúa, khơi dậy lòng yêu nớc và phát huy đợc những giá trị đạo đức của văn hóa Thiên chúa giáo trong điều kiện mới. Chúng ta thấy rằng, trong lễ hội Thiên chúa giáo không diễn ra các trò chơi ồn ào hoặc cờ bạc, cá cợc mà rất trật tự, nghiêm túc, hầu nh không lộn xộn, trộm cắp. Bởi trong cuộc sống ngời giáo dân công giáo luôn tâm niệm những lời răn dạy, giáo huấn của Chúa và các Thánh tông đồ đặc biệt là Mời điều răn của Thiên chúa để làm tròn bổn phận của một con chiên. Do đó tỷ lệ ngời Công giáo phạm tội chiếm một tỷ lệ thấp trong xã hội.

Nếu nh trớc đây phần lớn ngời công giáo giáo phận Vinh ít quan tâm đến việc học hành của con em nên tình trạng các em bỏ học giữa chừng, mù chữ chiếm tỉ lệ rất cao, vì vậy khi lớn lên chỉ biết chung sống với cái khổ, cái nghèo hoặc vào miền Nam kiếm kế sinh nhai, ít ai biết làm giàu, học hành để có nghề nghiệp ổn định, xây dựng quê hơng. Thì những năm gần đây, phong trào chăm lo học tập cho con em giáo dân ngày càng đợc chú trọng phát huy, nhiều địa phơng quan tâm xây dựng quỹ khuyến học giúp các em nghèo học tốt, động viên khuyến khích các em học khá giỏi thi đỗ vào các trờng cao đẳng, đại học. Hàng năm các linh mục và giáo xứ, giáo họ đã tổ chức gặp mặt động viên các em nghèo học tốt, các em thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng. Điển hình nh linh mục Phạm Xuân Kế (Nam Đàn) hàng năm đều tổ chức trao phần thởng cho gần 200 học sinh giỏi mỗi suất quà trị giá 100 ngàn đồng.

Từ những cố gắng đó, số học sinh giỏi các cấp và số trúng tuyển vào Đại học, Cao đẳng là ngời theo đạo Thiên chúa tăng nhanh. Số học sinh thi đỗ vào các trờng Đại học, Cao đẳng từ 212 em (năm 1999) đến năm 2005 tăng lên gần 1000 em. Riêng ở Nghệ An, năm học 1998-1999 có 40 học sinh giỏi cấp tỉnh, năm học 2004-2005 có trên 300 em. ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) năm học 2005-2006 có 18 con em giáo dân đạt học sinh theo đạo Thiên chúa đạt học sinh giỏi tỉnh, 26 học sinh đạt học sinh giỏi huyện. Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có 73 con em giáo dân tham gia thi học sinh giỏi tỉnh, huyện. Số gia đình có hai ba con em học đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Điển hình nh gia đình ông Nguyễn Văn Khoá ở giáo xứ Tân Lộc có ba con học đại học trong đó một con đang học Cao học. Gia đình ông Hoàng Văn Chín, Hoàng Văn Bảo giáo xứ Sơn La (Đô Lơng) có hai con học đại học, gia đình chị

Nguyễn Thị Hiền ở giáo họ Yên Lĩnh (Anh Sơn) có con là giảng viên Đại học. Gia đinh ông Phan Văn Đức ở giáo xứ Vĩnh Hoà (Yên Thành) có năm con học đại học, trong đó một em học Cao học, gia đình ông Chu Văn Kính ở giáo xứ Hậu Thành có bốn con học Đại học, em Bùi Thị Kim Dung ở giáo xứ Cầu Rầm đạt giải nhất môn hoá kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua. [57, 6] Em Đặng Văn Khuê (Hà Tĩnh) đạt giải ba học sinh giỏi quốc gia môn Hoá lớp 10 năm học 2005-2006 [ 6, 1].

Đây là kết quả đáng khích lệ của giáo dân giáo phận Vinh trên con đ- ờng đồng hành cùng dân tộc bớc vào thời kỳ hoà nhập với thế giới phát triển, nơi mà tri thức, sức khoẻ và kỹ năng lao động là những yếu tố cần thiết hàng đầu của con ngời.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lợc phát triển đất nớc, là một trong những vấn đề ảnh hởng lớn đến kinh tế- xã hội hàng đầu của nớc ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lợng cuộc sống của từng ngời, từng gia đình, và toàn xã hội. Công tác này đã đợc Đảng và Nhà nớc ta thực hiện từ cách đây 40 năm( 1961) và đến nay vẫn là một trong những vấn đề rất đợc quan tâm. Bởi đối với bất cứ quốc gia nào nếu sản phẩm làm ra hàng năm thấp hơn số ngời sinh thêm hàng năm thì đáp số của sự phát triển đất nớc là sự thiếu thốn và đói nghèo. Nếu cân bằng thì đất nớc đó dẫm chân tại chỗ, còn nếu sản phẩm làm ra cao hơn số ngời sinh thêm thì cuộc sống sẽ tiến lên, nhất định vơn tới sự no ấm, giàu sang.

Góp vào tiếng nói chung ấy, Giáo hội công giáo đã tỏ rõ thái độ hết sức quan tâm đến vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, sinh con có trách nhiệm trong đời sống vợ chồng. Trong hiến chế về giáo hội trong thế giới ngày nay, toàn thể chơng I, phần II nói về hôn nhân và gia đình, về trách nhiệm sinh đẻ của vợ chồng, Công đồng Vatican II đã nói rằng: “ Bổn phận truyền sinh và giáo dục phải đợc coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thi hành bổn phận ấy, họ biết rằng, mình cộng tác với tình yêu của Thiên chúa - tạo hoá và nh trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài, bởi vậy họ sẽ chu toàn bổn phận mình với trách nhiệm của con ngời và của Kitô hữu. Tuân phục thiên chúa, đồng tâm hợp lực với nhau, biết xét đến lợi ích riêng của họ cũng nh con cái đã sinh hay tiên liệu sẽ sinh, nhận định về các hoàn cảnh vật chất hay tinh thần của thời đại. Sau hết biết nghĩ đến lợi ích của gia đình, xã hội và

của chính giáo hội’’ [66, 100]. Đó chính là sứ mạng sinh con phải có trách nhiệm của đồng bào Công giáo.

Nhận thức rõ điều đó, các giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo Giáo phận Vinh đã rất quan tâm đến vấn đề sinh con có trách nhiệm trong giáo phận. Nhiều linh mục đã quan tâm nhắc nhở bà con giáo dân không nên sinh con nhiều để có điều kiện phát triển kinh tế, nuôi dạy con nên ngời, xây dựng gia đình văn hoá mới, hạnh phúc ấm no. Bên cạnh những điều kiện thực tế ở các gia đình đông con luôn rơi vào cảnh đói nghèo, thất học đã tác động trực tiếp tới nhận thức của bà con, sự ra đời của Pháp lệnh dân số và đội ngũ cộng tác viên tích cực đã giúp bà con hiểu sâu hơn việc chọn mô hình gia đình ít con để ổn định cuộc sống. Nhờ đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong toàn giáo phận đã giảm mạnh, từ 3,2% năm 1999 xuống còn 1,3% năm 2005. Phong trào nuôi con khoẻ, dạy con ngoan đã đợc quan tâm hơn trớc, số trẻ em đợc tiêm chủng phòng và chữa bệnh ở các địa phơng ngày càng thực hiện tốt hơn, do đó số trẻ em suy dinh dỡng ngày càng giảm.

Tiêu biểu trong công tác dân số vùng giáo là xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xã Vân Diên có 394 hộ giáo, 1738 giáo dân tập trung trong hai xóm. Năm 1991, dân số tăng 2,33%, năm 1992 giảm xuống 1,8%, năm 1993 còn 1,34%, năm 1994 là 1,3%, năm 1995 chỉ còn 1% và ổn định cho đến nay. Có những khu dân c có đông đồng bào giáo dân sinh sống nhiều năm liền không có ngời sinh con thứ ba nh Khối Vĩnh Mỹ, Yên Dụê, Trung Tiến ( thành phố Vinh, Nghệ An ), xóm 2, xóm 3 xã Nghi phú, Thành phố Vinh. Hay xã Bùi Xá ( huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ) có 657 chị trong độ tuổi sinh đẻ thì 100% chị quyết tâm thực hiện sinh đẻ có kế hoạch…

Trong những năm gần đây, cộng đồng giáo dân Giáo phận Vinh luôn hởng ứng và có trách nhiệm trong phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện tốt các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc. Phong trào xây dựng xứ họ, khu dân c an toàn làm chủ không có tệ nạn xã hội đã đạt nhiều kết quả tốt. Điển hình nh ở xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Ban hành giáo các họ đạo đã chụp ảnh các tụ điểm cờ bạc và gửi cho các linh mục trực tiếp nhắc nhở cá nhân vi phạm tại nhà thờ đem lại những chuyển biến tốt ở địa phơng. Hay xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn là một xã giáo toàn tòng đã nhiều năm là lá cờ đầu của tỉnh Nghệ An trong phong trào Bảo vệ an ninh tổ quốc đợc Bộ công an tặng cờ đơn vị xuất sắc.

3.1.2.Hoạt động yêu nớc trong các cuộc kháng chiến chống xâm l- ợc của dân tộc.

Vào giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lợc nớc ta thì toàn thể nhân dân trong đó có cả những ngời theo đạo Thiên chúa, qua nhiều thế hệ khác nhau đã kiên cờng đứng dậy đấu tranh để bảo vệ đất n- ớc, giành lại độc lập cho dân tộc.

Trong cuộc chiến hơn 100 năm ấy, ngời công giáo yêu nớc Giáo phận Vinh đã phải vợt qua nhiều khó khăn gian khổ có tính chất lịch sử đặc thù: có khi do tâm lý, t tởng kỳ thị tôn giáo, có khi do chính sách thiếu sáng suốt của nhà cầm quyền và có khi là do những cấm kỵ của giáo sỹ thừa sai đối với ngời công giáo Việt Nam làm nhiệm vụ công dân đối với Tổ quốc mình…

Trớc vận nớc lâm nguy, đồng bào giáo dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã biểu thị lòng yêu nớc của mình bằng nhiều hình thức khác nhau: ng- ời thì tham gia quân ngũ hoặc ứng mộ trong các cánh nghĩa quân chống Pháp, ngời thì gửi lên triều đình những bản cung hiến kế sách giữ nớc. Nổi bật trong giai đoạn này là danh nhân Nguyễn Trờng Tộ.

Nguyễn Trờng Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871 tại làng Bùi Chu, huyện Hng nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là thầy lang Nguyễn Quốc Th, theo đạo Thiên chúa.

Nguyễn Trờng Tộ học rất giỏi, vừa tinh thông lối học khoa cử nhng cũng rất trọng lối học thực dụng. Vì chủ trơng của triều đình cấm những ngời theo đạo Thiên chúa không cho ứng thi nên ông không đỗ đạt gì. Nhng ông vẫn đợc ngời đời kính nể gọi là “ Trạng Tộ’’. Đợc đi thăm Xinggapo, Hơng Cảng, rồi sang Rôma và Pari học các môn khoa học thực nghiệm trong hai năm, chứng kiến thành tựu của các nớc tiên tiến, Nguyễn Trờng Tộ canh cánh bên lòng nỗi lo cho đất nớc khi nhìn rõ thực lực của nớc mình và thấy rõ nguy cơ nớc nhà trở thành miếng mồi ngon cho các nớc phơng Tây xâm l- ợc đang đến gần. Vì vậy ông đã cống hiến cả cuộc đời cho mong muốn canh tân đất nớc.

Năm 1961, Nguyễn Trờng Tộ về Sài Gòn giữa lúc thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông làm phiên dịch cho hai bên cốt để góp phần trong việc giảng hoà. Ông đã từng báo cho quan lại biết âm mu Pháp dùng bọn Việt gian quấy rối ở miền Bắc và nhiều lần đánh tráo tài liệu đa cho triều đình. Trong thời gian này, Nguyễn Trờng Tộ đã thiết tha đề nghị với triều đình gấp

rút canh tân đất nớc, nên mở rộng quan hệ ngoại giao với các nớc, cử ngời đi học tập khoa học kỹ thuật các nớc tiên tiến phơng Tây để nhanh chóng làm cho dân giàu nớc mạnh nhanh chóng vơn lên, có đủ khả năng giữ vững chủ quyền đất nớc.

Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trờng Tộ đã gửi cho triều đình 58 bản điều trần, đề nghị cải cách, chấn hng đất nớc. Đặc biệt trong thời gian lu trú ở Pháp để chuẩn bị mở trừơng kỹ thuật theo kiểu phơng Tây, ông đã gửi về triều đình Huế một bản điều trần rất quan trọng gọi là Tám điều cấp cứu. Trong đó nêu rõ cần gấp rút chấn chỉnh bộ máy hành chính, tài chính, học thuật, thuế điền thổ, sủa sang cơng giới, thống kê nhân phẩm, lập trại Dục anh và Tế bần. Ngoài ra còn có thêm hai khoản đề nghị là chú trọng kỹ nghệ sắt và đào kênh rạch.

Cùng với linh mục yêu nớc Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trờng Tộ là một trong hai nhà yêu nớc đầu tiên đạt đến đỉnh cao hơn cả lúc bấy giờ trong nhận thức và chính sách đối với Thiên chúa giáo. Theo ông, triều đình phải tôn trọng tự do tín ngỡng, không cỡng ép nhân dân trong vấn đề tín ngỡng bởi “ càng cấm ngời theo càng đông’’. Mà phải làm cho giáo dân

“đồng hành’’ với triều đình để duy trì đoàn kết dân tộc và sự yên ổn về chính trị. Mặt khác ông cho rằng phải dùng pháp luật nghiêm trị những kẻ bội nghịch “cứ áp dụng hình phạt không tha để cho tôn giáo đợc trong sạch”. Cho đến nay, quan niệm đối với đạo Thiên chúa “đồng hành mà không nghịch nhau là đợc, cần gì phải nhất tề những cái mà tạo vật không thể nhất tề để làm tổn thơng hoà khí’’ của ông vẫn còn nguyên giá trị.

Nếu triều đình nhà Nguyễn thực hiện những đề xớng của ông chắc chắn sẽ tránh đợc cảnh “ nồi da nấu thịt’’, tập trung đợc mọi lực lợng để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc và âm mu ly gián của kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại.

Tâm nguyện của giáo dân yêu nớc Nguyễn Trờng Tộ là tấm gơng sáng của ngời công giáo Giáo phận Vinh muốn cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nớc lúc bấy giờ.

Đúng nh Nguyễn Trờng Tộ đã nhận xét “nếu trong giáo dân có kẻ bội nghịch chẳng qua cũng chỉ là một phần nghìn, một phần trăm mà thôi”. Thực tế ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho thấy, mặc dầu thực dân Pháp đã tìm mọi cách để ly gián giáo dân nhằm gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc,

nhng chúng không thể nào dập tắt đợc lòng yêu nớc nồng nàn, truyền thống tơng thân thơng ái của dân tộc Việt Nam. Khi thực dân Pháp phối hợp với Chính phủ Nam triều đa quân vào Nghệ An đàn áp các cuộc khởi nghĩa do tầng lớp Văn Thân lãnh đạo, tại nhiều vùng kể cả những làng giáo toàn tòng, giáo dân chẳng những không nổi dậy mà còn hợp tác với nghĩa quân, bất hợp tác với quân xâm lợc. Nhiều làng công giáo không nhận tài sản bồi thờng bằng các của cải cớp đợc bên lơng. Lịch sử còn ghi lại sự kiện năm 1877, nhiều vùng lơng dân bị thực dân Pháp và Nam triều đàn áp, khủng bố nên đời sống vô cùng khó khăn, dịch bệnh hoành hành. Trong tình thế đó nhiều làng công giáo đã tận tình giúp đỡ bên lơng vợt qua hoạn nạn.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển giáo phận vinh từ thế kỷ XIX đến năm 2005 (Trang 60 - 72)