Hay: Muốn bỏ văn chơng học võ biền.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần tế xương (Trang 26 - 28)

chơng học võ biền.

(Thói đời)

Tất cả đều nh vô nghĩa .... Chính vì lẽ đó, hiện hình lên trong Tú Xơng một cái tôi sáng tạo đầy bi kịch, dấu hiệu báo hiệu bi kịch sau này ở kiểu tác giả văn nghệ sĩ trong môi trờng xã hội t sản (ở hình tợng tác giả trong thơ Tản Đà, kể cả trong sáng tác của Nam Cao sau đó (hình tợng nhà văn Hộ trong “Đời thừa”)) ...

Cái Tôi trong thơ Trần Tế Xơng hiện ra rõ rệt không chỉ với t cách là cái tôi trữ tình mà còn với t cách là ngời tổ chức văn bản tác phẩm thơ - một nhà thơ đã chán chờng cho vai trò nhà thơ của mình. Có những trờng hợp ông muốn thẩm định tác phẩm của mình bằng cách tạo dựng tình huống, cho vợ là ngời bình phẩm tác phẩm của mình (ông trao quyền thẩm bình cho vợ).

Viết vào giấy dán ngay lên cột Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay

(Tết dán câu đối)

Đứng trớc bớc ngoặt lịch sử, Tú Xơng đồng thời cũng đứng trớc sự chuyển mình của văn học có tính chất giao thời chuẩn bị vào chặng quá độ từ trung đại sang cận hiện đại. Văn học giai đoạn này (nửa sau thế kỷ XIX) là một giai đoạn có vị trí và vai trò đặc thù khép lại một chặng đờng dài của văn học trung đại - văn học phát triển trong hoàn cảnh xã hội phong kiến với một hệ thống thi pháp riêng mà nét bao trùm là chủ nghĩa qui phạm; chịu sự chi phối sâu sắc của văn hóa mỹ học, ý thức hệ phong kiến và truyền thống văn hoá, t tởng dân tộc. Về mặt lý thuyết, sự khép lại hay kết thúc một thời kỳ cũng có nghĩa là sự báo hiệu hay chuẩn bị cho một thời kỳ mới tiếp theo.

1.3.1.2. Đã làm thơ, nhất là thơ hay, ai mà chẳng để lại trong tác phẩm

của mình một nhân vật trữ tình - tác giả. Chúng ta biết rằng, nhân vật trữ tình có quan hệ mật thiết với con ngời tác giả nhng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả “Nhân vật trữ tình là con ngời “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình ... nh một con ngời có đờng

nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung” [22, 201].

Tú Xơng đã đa chính mình vào thơ nh một nhân vật khách thể: Nhân vật Tú Xơng có cá tính rõ rệt và ít nhiều có ý nghĩa điển hình sâu sắc cho cả một lớp ngời - lớp ngời Tú Xơng - trong một thời buổi - thời buổi Tú Xơng. Nhân vật trữ tình đó, dù đợc khách thể hoá, nhng trớc hết cũng là thuộc thế giới trữ tình của Tú Xơng. Nhân vật ấy với Tú Xơng vừa là một, vừa không là một, vì nó đã là một nhân vật của văn học, đợc xây dựng theo qui luật sáng tạo của nghệ thuật vốn dĩ là thiên hình vạn trạng, vừa thực, vừa h, nh- ng tất cả là trên một nền tâm trạng thực, nhân cách thực của Tú Xơng.

Nhân vật Tú Xơng đã tự xng khi thì bằng “tôi”, bằng “ta”, bằng “min”, bằng “tớ”, khi thì bằng “thằng tôi”, bằng “bác”, bằng “ông”, bằng “thầy” và có khi bằng "em" nữa. Ông tự xng danh rất nhiều trong thơ của mình (69 lần). Nhân vật Tú Xơng tự nói về mình, về cuộc sống tâm t tình cảm của mình thật khác lạ cứ nh là cố bôi cho đen kịt mình đi vậy (Tự cời mình, Tự

vịnh, Hỏng khoa Canh tí...). Một Tú Xơng nh vậy phải là lên án, phải chê

trách. Nhng đằng sau cái lem luốc đó, ở Tú Xơng lại là cả một đời sống tâm hồn phong phú, một nhân cách thật đáng trân trọng. Tú Xơng sinh ra trên đời vốn là ngời hồn nhiên thật thà. Tú Xơng có tật này tật khác đáng chê trách, nhng ông không hề giấu diếm, ngợc lại cứ tự thồi phồng lên nh thế, trớc hết là cho vui sự đời, dù là vui gợng, nhng quan trọng là muốn đợc tách mình ra khỏi lớp ngời ô uế của thời buổi không may mình phải sống. Có thể ông cha tìm đợc một lý tởng sống cao đẹp nhất, tích cực nhất, song ít ra cũng tạo đợc cho mình một triết lý sống trong sạch của một kẻ không chịu nhập vào dòng đời ô trọc kia. Chú Mán trong bài thơ “Nghèo mà vui” chính là Tú Xơng chứ chẳng phải ai khác.

Cũng giống nh nhân vật Mẹ Mốc của Nguyễn Khuyến, chú Mán trong thơ Tú Xơng là một con ngời thực ở thành phố Nam Định bấy giờ, nhng trong thơ Tú Xơng, nó lại mang hình bóng của chính tác giả. Nếu nh ở Nguyễn Khuyến, một nhà thơ trọng đạo đức, cho nên nhân vật mẹ Mốc của ông là một phụ nữ rất đạo đức, khí tiết, thì ở Tú Xơng, một nhà thơ muốn lấy sự ăn chơi của mình để cời vào mũi của xã hội, cho nên hình ảnh chú Mán của nhà thơ cũng rất ăn chơi:

Khi cao lâu, khi cà phê, khi nớc đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe (Chú Mán)

Và cũng cời đời: Chẳng nhuộm răng để trắng dễ cời đời

Ngoài cơng toả thảnh thơi ai đã biết ? ... (Nghèo mà vui)

Tú Xơng giống nh nhiều ngời khác, ông rất yêu vợ. Thái độ của Tú Xơng đối với vợ “Vuốt râu nịnh vợ con bu nó” thật cởi mở, đầy nghĩa tình. Ông cảm nhận sâu sắc công ơn của vợ đối với mình, với con mình.

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng

(Thơng vợ)

Thơng vợ bao nhiêu, ông thấy mình vô tích sự bấy nhiêu. Trong cơn hối hận, chẳng có gì tạ lại công ơn của vợ, Tú Xơng buột lên một tiếng chửi, chửi cái anh chồng “dài lng tốn vải” là mình, chửi luôn cả thói đời bạc bẽo đã đẻ ra loại chồng đoảng nh mình.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng nh không (Thơng vợ)

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần tế xương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w