Một số nghiên cứu về GDMT vào môn trong trường phổ thông

Một phần của tài liệu Vận dụng tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học phần sinh thái học theo chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 12 THPT (Trang 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2.3. Một số nghiên cứu về GDMT vào môn trong trường phổ thông

Năm 1999 – 2004, dự án GDMT trong trường phổ thông Việt Nam (VIE/98/108). “ Các Module GDMT khai thác từ nội dung SGK hiện hành” cho các khối từ lớp 6 đến lớp 12.

Mục đích: Giúp GV và HS có thể tự áp dụng các mẫu module để thiết kế các module GDMT phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.

Tháng 9/1999 – 11/2004. Dự án 415 triển khai ở quận 6, Tp.HCM. Với 3 mục tiêu :

- Xây dựng bộ tài liệu GDMT.

- Củng cố và chuyển giao hoạt động GDMT cho GV trong vùng dự án. - Mở rộng chương trình GDMT sau dự án.

Hà nội: dự án GDMT gồm 3 giai đoạn triển khai 9/2001 -9/2007 của trung tâm hỗ trợ và phát triển kỹ thuật Flemmish.[26]

Giai đoạn 1: Biên soạn tài liệu và thiết lập hệ thống trường thí điểm GDMT Giai đoạn 2: Thúc đẩy, kết nạp mở rộng hệ thống các trường tham gia dự án.

Giai đoạn 3: Củng cố, thúc đẩy chất lượng GDMT tiến tới xây dựng mô hình mẫu về GDMT.

Năm 1998, Luận án tiến sĩ của Dương Tiến Sỹ “Giáo dục môi trường qua dạy

học Sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học”. Mục đích: “Xác định phương pháp để tích hợp GDMT qua dạy học STH ở trường phổ thông trung học ”

Năm 2006, khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Hiền, ĐH Vinh, “Thiết kế và sử

dụng các Module GDMT trong chương sinh sản của VSV thuộc chương trình sinh học lớp 10, THPT.[12]

Các dự án và nghiên cứu từ 2006 về trước ở trên chủ yếu thực hiện với sách giáo khoa cũ, năm học 2006-2007 đến 2008 -2009, thực hiện thay sách giáo khoa mới cho lớp 10, 11, 12. Một số đề tài về GDMT trong sinh học được thực hiện như: Năm 2010, Luận văn ThS. Giáo dục học của Hoàng Thị Thu Nhã, ĐHGD, Tích hợp

giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở trường phổ thông.[18]

Năm 2010, luận văn thạc sĩ của Phạm Kim Trung, ĐH Vinh, Vận dụng tích hợp

GDMT vào dạy một số bài thuộc phần sinh thái học lớp 12, THPT.[27]

Năm 2010, luận văn thạc sĩ của Vũ Văn Lực, ĐH Vinh, Tích hợp một số nội dung GDMT vào phần sinh học lớp 7, THCS. [17]

Tuy nhiên, các đề tài, luận án trên được thực hiên theo chương trình sách giáo khoa. Tháng 11/2009 Bộ GD & ĐT phát hành “ Hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 12”.

Tháng 8/2011 Thực hiện Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Ban hành chương trình giảm tải sách giáo khoa và áp dụng kể từ năm học 2011 -2012.

Như vậy, hiện nay chương trình dạy học phổ thông nói chung và dạy sinh học nói riêng cần tham chiếu tối thiểu 3 tài liệu là SGK, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải để đảm bảo đúng chủ trương chính sách. Đây cũng là bối cảnh mà chúng tôi thực hiện đề tài “Vận dụng tích hợp GDMT trong dạy học phần STH theo chuẩn KTKN sinh học 12, THPT, ban cơ bản”. 1.3. Điều tra thực trạng GDMT trong dạy – học sinh học.

Để phục vụ cho đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát 40 giáo viên dạy sinh học THPT ở các địa phương khác nhau như: Huyện Định Quán, Tp.Biên Hòa thuộc Tỉnh Đồng Nai, Huyện Cần Giờ thuộc Tp.HCM, Tp. Tân An thuộc Tỉnh Long An

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát GV. (Mẫu khảo sát: phụ lục 1)

Tiêu chí Nội dung lựa chọn K/quả

I. Việc thực hiện chuẩn KT - KN

- SGK là căn cứ để xác định mục tiêu dạy học.

- Chuẩn KT –KN là căn cứ xác định mục tiêu dạy học.

45,0% 55,0%

II. Ý kiến về nội dung về GDMT trong sinh học phổ thông

- Chương trình không đề cập đến vấn đề GDMT cụ thể - Cần có tài liệu hướng dẫn chi tiết về vấn đề GDMT. - Tích hợp GDMT sẽ làm tăng chất lượng dạy sinh học - Tích hợp GDMT làm nội dung sinh học thêm ôm đòm.

12,5% 15,0% 50,0% 22,5% III. Khảo sát thực trạng GDMT của GV

- Chưa đưa nội dung GDMT vào bài giảng - Có lúc đưa lúc không

- Có chú ý, thường xuyên đưa GDMT vào bài giảng

7,5% 67,5% 25,0%

IV. Khảo sát quan niệm của GV về vai trò của GDMT.

- Giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức sinh học

- Bồi dưỡng tình yêu, trách nhiệm với thiên nhiên và con người cho HS. - Thúc đẩy HS hành động vì cộng đồng. 7,5% 82,5% 57,5% V. Khảo sát kỳ vọng của GV về hiệu quả tích hợp GDMT trong dạy sinh học

- HS sẽ có kiến thức sinh học phổ thông vững vàng. - HS sẽ có kiến thức phong phú về sinh học.

- HS sẽ có kỹ năng hoạt động môi trường cơ bản. - HS sẽ có thái độ tích cực với vấn đề môi trường.

- HS sẽ biết khai thác, đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn, tiết kiệm các nguồn tài nguyên hợp quy luật sinh thái.

5,0% 0,0 % 40% 55,0% 60,0%

VI. Thầy cô thường tích hợp GDMT theo hình thức nào ?

- Ngẫu hứng trên lớp, không đưa vào giáo án - Có đưa vào giáo án cụ thể từng bài, từng chương - Tích hợp theo đề tài đăng ký, được giao

- Không tích hợp GDMT

22,5% 77,5% 0,0% 0,0%

Nhận xét:

1. Căn cứ xác định mục tiêu bài học: SGK: 45% , Chuẩn KT – KN 55%. Kết quả cho thấy, quan niệm của GV về vai trò của SGK và chuẩn KTKN là khác nhau. Chuẩn KTKN chứa đựng yêu cầu cơ bản, tối thiểu, đạt được yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, chuẩn KTKN phù hợp với nhiều đối tượng HS và nhiều khu vực có điều kiện tiếp cận các phương tiện hỗ trợ dạy – học chưa cao. Tuy nhiên, theo nhiều GV, SGK được HS và GV sử dụng rộng rãi, thêm vào đó, so với các đề thi như tốt nghiệp, đại học, thì SGK có mức tin cậy cao hơn so với chuẩn, vì vậy SGK đáp ứng yêu cầu chuyên môn tốt hơn.

2. Ý kiến về nội dung GDMT trong chương trình sinh học THPT

Từ kết quả cho thấy một số rào cản khách quan ảnh hưởng đến việc tích hợp GDMT như: 22,5% GV được khảo sát đồng ý rằng tích hợp làm nội dung sinh học thêm ôm đồm, nặng nề. 12,5% GV chọn chương trình không đề cập đến vấn đề GDMT cụ thể. 15,0% GV cho là cần có tài liệu hướng dẫn chi tiết về vấn đề GDMT. Các rào cản này chiếm tỉ lệ cao (50% ) số GV được khảo sát, còn 50% đồng ý rằng tích hợp GDMT làm tăng chất lượng dạy học sinh học. Như vậy, việc nghiên cứu khắc phục các rào cản để góp phần đưa tích hợp GDMT trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên, cụ thể và dễ tiếp cận hơn đối với GV là một nhiệm vụ mà thực tiễn hiện nay đang đặt ra.

3. Thực trạng GDMT trong GV dạy sinh học.

Theo khảo sát có 25,0% GV có chú ý, thường xuyên đưa nội dung GDMT vào bài giảng, khảo sát sơ bộ nhóm GV này có tuổi khá cao, trải nghiệm cuộc sống và nghề nghiệp phong phú, tỉ lệ này cũng chỉ ra sự tác động của các văn bản về yêu cầu GDMT trong trường phổ thông còn hạn chế. Một tỉ lệ cao khác là 67,5 % số GV được khảo sát có ý kiến lưỡng lập, có lúc đưa GDMT vào bài giảng, lúc không và 9% chưa đưa nội dung GDMT vào bài giảng nhóm này rơi vào GV ít tuổi.

4. Khảo sát quan niệm của GV về vai trò của GDMT. (có thể chọn nhiều lựa chọn).

Qua khảo sát nhìn chung, rất ít GV cho rằng GDMT gắn với chuyên môn, cụ thể 7,5% GV đồng ý rằng GDMT giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức sinh học, đây là một tỉ lệ thấp, nhận định này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn GDMT

trước khi bắt đầu bài giảng. Đại đa số GV (82,5%) đồng ý rằng GDMT có vai trò hình thành nhân cách cho HS giúp bồi dưỡng tình yêu, trách nhiệm với thiên nhiên và con người. 57,5% GV cho rằng GDMT có vai trò cao đối với xã hội như thúc đẩy HS hành động vì cộng đồng.

5. Khảo sát kỳ vọng của GV về hiệu quả GDMT trong dạy học sinh học.

Nhìn chung, phần khảo sát này cho thấy đa số GV mong muốn HS có ý thức về bản thân, biết đóng góp cho cộng đồng hơn là các kỳ vọng về chuyên môn của bộ môn thể hiện qua 40% kỳ vọng HS có kỹ năng hoạt động môi trường cơ bản, 55% kỳ vọng HS sẽ có thái độ tích cự với các vấn đề MT và 60% kỳ vọng HS sẽ biết khai thác, đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn, tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Chỉ có 5% được khảo sát có mong muốn về chuyên môn như kỳ vọng HS có kiến thức sinh học phổ thông vững vàng và không có GV chọn kỳ vọng (0%)HS sẽ có kiến thức sinh học phong phú.

6. Hình thức tích hợp của GV

Theo khảo sát thì có 22,5 % GV tích hợp GDMT theo hình thức ngẫu hứng trên lớp, không đưa vào giáo án. Đây là hình thức tích hợp đơn giản và linh động, tuy nhiên mang tính chất bị động nên GV ít dùng. Một hình thức mang tính chủ động, được GV sử dụng nhiều (77,5%) là hình thức tích hợp GDMT có đưa vào giáo án cụ thể từng bài, từng chương. Tuy hình thức này được sử dụng khá đại trà, nhưng chất lượng trong thực tế là phân tán, bởi sự thông hiểu về vận dụng tích hợp khác nhau nên khả năng áp dụng cũng khác nhau, làm tích hợp mang nặng màu sắc của lồng ghép hay liên hệ. Hạn chế này vẫn là tồn tại phổ biến của các GV vì cũng theo khảo sát không có GV (0%) chọn phương án thực hiện tích hợp GDMT theo đề tài đăng ký, hay được giao. Do đó, việc cải thiện chất lượng giáo án tích hợp GDMT trong mặt bằng nhận thức chung của GV là khó khăn.

Kết luận:

Qua khảo sát thực tiễn vận dụng tích hợp GDMT trong GV đã cho thấy sự khác biệt trong quan niệm về SGK và Chuẩn KTKN, đồng thời cũng chỉ ra một số rào cản khách quan cần khắc phục trong việc theo đuổi mục tiêu GDMT. Đặc biệt thực trạng chưa chủ động quan tâm thực hiện các đề tài đăng ký, hoặc được giao về tích hợp GDMT trong các GV được khảo sát.

Ở một khía cạnh khác, GDMT thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan, được đánh giá là hiệu quả thì đối với GV rất khó tiếp cận, nó liên quan đến các chính sách mang tính vĩ mô cũng như một mô hình hiệu quả.

1.3.2. Khảo sát học sinh

Học sinh THPT nói chung, HS lớp 12 nói riêng, đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách. Có năng lực và tiềm năng cống hiến cho xã hội. Ý kiến hay nhận định của các em có tác động to lớn đến xu hướng hành vi và thái độ phục vụ cho cộng đồng trong tương lai, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm bước đầu của HS đối với các vấn đề của xã hội. Phần này chúng tôi khảo sát ý kiến, nhận định về MT của 107 HS lớp 12A6, 12A7, 12A8 trường THPT Bình Khánh, Huyện Cần Giờ, Tp.HCM về một số nội dung MT sau:( Mẫu khảo sát: phụ lục 2)

• Bảng 1.3. Khảo sát nhận định về MT của HS

Vấn đề khảo sát Nội dung khảo sát Kết quả Tỉ lệ

I. Môi trường ở nước ta hiện nay là?

1. Tốt, cần duy trì 13/107 12,2%

2. Xấu, cần đẩy mạnh cải tạo 76/107 71,0%

3. Chấp nhận được 18/107 16,8%

II. Dưới tác động của con người, nhìn chung MT sẽ biến đổi theo hướng?

1.Tốt hơn 23/107 21,5%

2. Xấu hơn 73/107 68,2%

3. Không thay đổi 11/107 10,3%

Nhận xét:

1. Nhận định về môi trường nước ta hiện nay:

Chỉ có 12,2% cho rằng tốt, cần được duy trì, bên cạnh 16,8% cho là MT hiện nay là chấp nhận được. 71% HS được khảo sát đồng ý với MT ở nước ta hiện nay là xấu, cần đẩy mạnh cải tạo. Điều này thể hiện sự không hài lòng của các HS về MT hiện tại, mong muốn có thay đổi thông qua việc đẩy mạnh cải tạo MT.

2. Nhận định về xu hướng biến đổi của MT dưới tác động của con người:

21,5% thể hiện sự lạc quan, tin tưởng rằng con người sẽ làm môi trường tốt hơn, còn 68,2% có cái nhìn cho rằng con người tác động tiêu cực đối với MT làm MT xấu hơn, tỉ lệ này còn cao, nhưng so với 71,0% nhận định về MT hiện tại xấu, thì 68,2% giảm nhẹ. 10,3% số HS được khảo sát đồng ý MT không thay đổi dưới tác động của con người.

Trong 2 khảo sát trên. Ta thấy, nhận định chung là MT đang xấu ( 71%)và xu hướng tiếp tục xấu (68,2%), Điều này làm tăng áp lực cho nhiệm vụ GDMT trong trường phổ thông, nhung xét về chiều hướng khác thì tỉ lệ này có giảm, mức độ lạc quan về viễn cảnh môi trường tăng lên (12,2% so với 21,5%). Cho thấy HS có niềm tin rằng con người có thể cải thiện được MT đang tăng lên, một nhiệm vụ của GDMT là làm sao chuyển hóa niềm tin đó thành hành động cụ thể.

Khảo sát về nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề MT.

Khảo sát đưa ra 10 nguyên nhân và 7 hậu quả phổ biến của các vấn đề môi trường hiện tại, tiến hành khảo sát 107 HS của 3 lớp trên. Áp dụng công cụ đánh giá dùng để điều tra quan điểm [15,tr. 208], lựa chọn đúng được 1 điểm, không lựa chọn được 0 điểm. Tương đương kỳ vọng tối đa là 10 điểm cho phần nguyên nhân, 7 điểm cho phần hậu quả, tối thiểu 0 điểm, kết quả thống kê bên dưới.

Mức kỳ vọng

Kém Thấp Trung bình Cao Rất cao

1/1 2/10 3/10 4/10 5/10 6/10 7/10 8/10 9/10 10/10 Tần xuất 0 0 3 8 19 17 28 12 10 8 Tỉ lệ % 0% 0% 4,7% 7.5 % 17.8 % 15.9 % 26.2 % 11.2 % 9.3 % 7,5%

Bảng 1.5. Kết quả khảo sát HS về nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề MT

Về nguyên nhân

Qua bảng thống kê về nguyên nhân trên, ta thấy HS có quan điểm nhận thức khá phân tán, chủ yếu tập trung ở mức trung bình (33,7%) và mức cao là 37,4%, mức rất cao 16,8% và mức thấp là 9,2%, không có HS rơi vào mức kém.

Trong 10 nguyên nhân trên được đề cập trong phiếu khảo sát, các nguyên nhân gây ra vấn đề môi trường có tỉ lệ HS chọn thấp như:

Quy luật khách quan của tự nhiên. Canh tác lạc hậu.

Công nghệ sản xuất lạc hậu.

Đây là các nguyên nhân ít được đề cập trong chương trình phổ thông. Điều này chỉ ra những điểm mà GDMT cần chú ý.

Bảng 1.6. Kết quả khảo sát HS về hậu quả của ô nhiễm MT.

Mức kỳ vọng Thấp1/7 2/7 3/7 Trung bình4/7 5/7 Cao6/7 7/7

Phân bố 0 9 13 15 27 15 28

Tỉ lệ 0% 8,4% 12,2% 14,0% 25,2% 14,0% 26,2%

Nhận xét: Các số liệu này chứng tỏ nhận thức của HS về hậu quả của ô nhiễm MT

là không đồng đều, kết quả phân bố rộng từ mức kỳ vọng 2/7 đến 7/7 thể hiện sự phân tán trong nhận thức về hậu quả của ô nhiễm MT, khảo sát ghi nhận 40,2% HS đạt được mức kỳ vọng cao, đây là tỉ lệ chưa cao và khá cân bằng với nhóm HS ở mức kỳ vọng trung bình (39,2%), còn lại mức kỳ vọng thấp là 20,6%. Khảo sát về hậu quả của ô nhiễm MT đã đặt ra vấn đề cho GDMT là phải nâng mức nhận thức của nhóm có mức kỳ vọng trung bình và kỳ vọng thấp mà theo khảo sát 2 nhóm này chiếm 59,8%, một tỉ lệ khá cao.

Khảo sát nội dung gây hứng thú có trong các môn học đối với HS

Chương trình khảo sát đưa ra 8 nội dung, mỗi HS chọn 3 nội dung gây hứng

Một phần của tài liệu Vận dụng tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học phần sinh thái học theo chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 12 THPT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w