Giai đoạn 1: Hình thành một số tiền đề về chương trình GDMT

Một phần của tài liệu Vận dụng tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học phần sinh thái học theo chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 12 THPT (Trang 25 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.1.1 Giai đoạn 1: Hình thành một số tiền đề về chương trình GDMT

Đại diện của giai đoạn này là Jean Jacques Rouseau (1712-1778) nhà triết học, văn học, nhà soạn nhạc người Pháp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của các tư tưởng kinh tế, chính trị và giáo dục hiện đại.

Quan điểm giáo dục của ông là phải đem đến sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho người học. Ông cho rằng thiên nhiên giúp con người hình thành nên bản chất của mình, giúp con người thống nhất, vượt qua sự tù đày và giam cầm của xã hội. Chính vì vậy ông khẳng định sự cần thiết của con người về với tự nhiên [35], [44].

Lập lại triết lý của Rouseau là Jean Luis Agassiz (1807 – 1873). Nhà cổ sinh vật học, địa chất học, có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu tự nhiên của trái đất. Ông đã khuyến khích sinh viên “ Study nature, not book”, tạm dịch là: học tự nhiên, không sách vở [34], [44].

Đây là hai học giả ảnh hưởng đến nền tảng cho một chương trình giáo dục về môi trường, được biết đến như phong trào nghiên cứu thiên nhiên, diễn ra cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

- Phong trào nghiên cứu thiên nhiên và giáo dục bảo tồn.

Phong trào nghiên cứu thiên nhiên đã sử dụng các truyện ngụ ngôn và bài học đạo đức giúp HS phát triển sự đánh giá thiên nhiên và nắm lấy giới tự nhiên.

Wilbur Samuel Jackman, 1855 -1907, là nhà giáo dục Mỹ,năm 1891 ông xuất bản cuốn sách “ Nature – study for common schools”. Nhằm mục đích giáo dục dân cư mất liên lạc với giới tự nhiên.[42]

Anna Botsford Comstock (1854 -1930), nổi bật trong phong trào nghiên cứu tự nhiên với cuốn sách “ The handbook of nature study” tạm dịch là “Sổ tay nghiên cứu thiên nhiên”, xuất bản 1911, được xem là cuốn cẩm nang vô song về các thách

thức của hoạt động học tập - giáo dục ngoài trời. Cuốn sách sử dụng thiên nhiên để giáo dục trẻ em trên các giá trị văn hóa, góp phần làm thay đổi chương trình giáo dục trẻ em ở Hoa Kỳ trong thời kì tiếp theo. Năm 1939 cuốn sách được sửa đổi, bổ sung theo tinh thần tác giả bởi một nhóm các nhà tự nhiên. Một độc giả bình luận có đoạn “… làm thế nào tôi yêu thiên nhiên mùa xuân và mùa hè đến thế …” cho thấy sức mạnh giáo dục của cuốn sách này. [35], [43], [44]

Giai đoạn 1920 -1930, một loại hình mới của GDMT là giáo dục bảo tồn, khác với học về giới tự nhiên, giáo dục bảo tồn tập trung vào các công cụ quản lý và lập kế hoặch để giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế môi trường trong thời kỳ này. Tiến bộ về GDMT của phong trào tập trung vào học bằng cách thực hiện. (http://en.wikipedia.org/wiki/Environmental_education)

- Phong trào bảo vệ môi trường.

Năm 1948, liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) được thành lập ở Fontainebleau, Pháp. Đây là liên minh lớn và lâu đời nhất toàn cầu, sử dụng thuật ngữ giáo dục môi trường ‘Environmental Education’ đầu tiên tại Pháp. Sau đó, tại nước Anh, năm 1965 ‘Environmental Education’ được sử dụng lại như lần đầu tiên, nhưng chưa thống nhất định nghĩa [35], [29, tr. 6].

Năm 1950, lo ngại về thanh niên đô thị không tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đã thúc đẩy phong trào giáo dục ngoài trời.

Năm 1960, Rachel Carson, nhà động vật học, sinh vật biển, xuất bản cuốn sách “ Silent spring” tạm dịch là : Mùa xuân im lặng, được xem là điểm xuất phát cho phong trào BVMT trên toàn thế giới. Tạo ra sự ảnh hưởng sâu rộng ở Hoa Kỳ và làm thay đổi chính sách quốc gia về thuốc trừ sâu.

Năm 1969,ở Mỹ, bài viết đầu tiên về GDMT xuất hiện đầu tiên ở Phi Delta Kappan, tác giả là James A.Swan, tiến sĩ đầu tiên về tâm lí học môi trường của Mỹ. Người có nhiều cộng tác với William Stapp (Giám đốc đầu tiên của UNESCO, phụ trách về GDMT). (http://en.wikipedia.org/wiki/Environmental_education)

Nhận xét: trong giai đoạn này, các tiền đề về GDMT chủ yếu tập trung ở một

số nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp …nơi có nền học thuật phát triển kéo theo các thành tựu kinh tế, xã hội phát triển , sự phát triển này làm bộc lộ các vấn đề về MT, các nhận thức MT … cũng gắn liền với nhiều dịch bệnh như sởi, đậu mùa, sốt phát ban, dịch tả... thức đẩy sự quan tâm ngày càng nhiều của con người, do đó hình thành được một số tiền đề và mô hình GD – BVMT.

Các nước chưa phát triển, nước nghèo, phong kiến, trình độ học thuật thấp, lại bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới thứ I, II, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nên sự quan tâm về vấn đề MT còn nhiều hạn chế, thêm vào đó tài nguyên thiên nhiên phong phú, sự khai thác chưa làm phát sinh các vấn đề môi

trường đến mức quan ngại. GDMT thường tiến hành gắn liền với các hoạt động phòng chóng thiên tai, phòng trừ dịch bệnh là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Vận dụng tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học phần sinh thái học theo chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 12 THPT (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w