8. Cấu trúc luận văn
1.2.1.2. Giai đoạn 2: Quốc tế hóa chương trình GDMT
Được thức đẩy bởi phong trào nghiên cứu tự nhiên và phong trào giáo dục bảo tồn, vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều hội nghị quan trọng về môi trường quy mô được thúc đẩy từ đó cho ra đời chương trình giáo dục môi trường quốc tế.
Năm 1970, hội nghị “Công tác quốc tế về GDMT trong chương trình giảng dạy trường học” tại Nevada, Hoa Kỳ. Đã đưa ra định nghĩa GDMT, tác giả là William Stapp, người sau này trở thành giám đốc đầu tiên của UNESCO, phụ trách về GDMT.
Năm 1972, tại Stockholm, Thụy Điển, diễn ra Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường con người, đánh dấu sự công nhận của quốc tế về GDMT, và tuyên bố “GDMT phải được sử dụng như một công cụ để giải quyết các vấn đề môi trường
toàn cầu”. Hội nghị cũng đưa ra tuyên bố Stockholm gồm 7 lời tuyên bố và 26
nguyên tắc, là cơ sở để xây dựng hiến chương Belgrade [35], [37], [38].
Năm 1975, kết quả của hội thảo quốc tế về GDMT diễn ra tại Belgrade, Serbia, là hiến chương Belgrade, làm rõ mục tiêu, nguyên tắc GDMT, đối trượng GDMT bao hàm cả công chúng.
Năm 1977, UNESCO kêu gọi và tổ chức hội nghị liên chính phủ đầu tiên
(lần I) về giáo dục môi trường, được tổ chức ở Tbilisi, Georgia, Liên Xô. Các khuyến nghị Tbilisi lưu ý rằng : GDMT là một quá trình lâu dài, liên ngành, toàn diện, tập trung vào giữa các mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các hệ thống con người và tự nhiên, một định hướng vào việc xây dựng một nền đạo đức môi trường. Tuyên bố Tbilisi đã trở thành định hướng chủ đạo đối với các mục tiêu của giáo dục môi trường: (http://www.unep.org)
1) Để thúc đẩy nhận thức rõ ràng và mối quan tâm về kinh tế, xã hội, chính trị sinh thái trong khu vực thành thị và nông thôn.
2) Để cung cấp cho mỗi người có cơ hội để có được những kiến thức, các giá trị, thái độ, cam kết và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường. 3) Để tạo ra các mô hình mới của hành vi của cá nhân, nhóm và xã hội như một
Sau các hội nghị quốc tế là mở rộng sứ mệnh GDMT rộng khắp trên thế giới. Năm 1987, hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường lần II, tại Moscow, đã đánh giá tiến bộ và xu hướng GDMT kể từ lần I. Hội nghị đã thông qua dự thảo chiến lược quốc tế GDMT và đào tạo ưu tiên cho những năm 90 sau đó gồm:
- GDMT và đào tạo cán bộ giảng dạy trường học phổ thông - GDMT và đào tạo trong giáo dục đại học.
- Đào tạo chuyên ngành môi trường.
Cùng năm 1987, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED), còn gọi là Ủy ban Brundtland. Nhiệm vụ của là đoàn kết các quốc gia để theo đuổi phát triển bền vững. Công bố báo cáo Brundtland: ‘Tương lai chung của chúng ta’. Đã đưa ra khái niệm “ phát triển bền vững”, các nỗ lực bền vững là tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và bình đẳng xã hội. Báo cáo đã tác động đến vấn đề vĩ mô của nhiều quốc gia, góp phần rất lớn vào việc nhìn nhận vị trí GDMT trong hệ thống giáo dục của nhiều nước. [37], [38]
Hội nghị quốc tế về GDMT lần III năm 1997 ở Thessaloniki, Hi lạp. Mục tiêu là nâng cao nhận thức cộng đồng về bền vững, nhấn mạnh giáo dục hợp tác. Trong đó có một số lưu ý:
- Phối hợp thu hẹp khoảng cách về GD – GDMT và phát triển bền vững. - Mở rộng các mô hình, loại hình GDMT ở cấp quốc gia và cấp địa phương - Xác định chương trình đào tạo.
- Hỗ trợ nghiên cứu phương pháp giảng dạy chuyên ngành và tăng cường đánh giá hiệu quả của chương trình GDMT.
Sau hội nghị lần III, nhiều nước đã bắt đầu đào tạo nguồn nhân lực về MT ở bậc đại học, trong đó có Việt Nam.
Hội nghị quốc tế về GDMT lần IV,2007, tại Ahmedabad, Ấn Độ. Một mục tiêu của hội nghị là cung cấp định hướng giáo dục môi trường cho thế kỷ 21, mà nhiệm vụ quan trọng là thực hiện đề án quốc tế của Liên Hiệp Quốc về việc tìm ra một mô hình GDMT cấp tiến cho phát triển bền vững. Mô hình phải nhận thức rằng chúng ta đang sống trong giới hạn của tự nhiên, chúng ta cần biết bản chất của sự biến đổi xã hội để có cuộc sống bền vững trong hạnh phúc, hòa bình và nhân phẩm với nhau và với trái đất. (http://www.unep.org; http://unesdoc.unesco.org)
Xen kẽ các hội nghị quốc tế về GDMT là Hội Nghị Thượng Đỉnh Trái Đất, năm 1992 tại Rio De Janeiro, Brazil. Năm 2002, tại Johannesburg, Nam Phi, mới đây nhất là hội nghị tại Rio De Janeiro, Brazil ( Rio + 20. Tháng 6/2012), đặt ra những vấn đề mà cộng đồng quốc tế và các quốc gia cần làm để đạt được phát triển bền vững. Trong đó khẳng định vai trò GDMT trong sự phát triển bền vững và chỉ định UNESCO là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc thức đẩy thập kỷ giáo
dục vì sự phát triển bền vững (2005 -2014).
Theo chu kỳ 10 năm thì Hội Nghị Quốc Tế về GDMT của Liên Hiệp Quốc, 1977, 1987, 1997, 2007,… và Hội Nghị Thượng Đỉnh Trái Đất 1992, 2002, 2012… các hội nghị này theo đuổi mục tiêu phát triển bền
vững. Do đó, GDMT vẫn sẽ là một chủ đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của các hội nghị này trong tương lai.
Một tổ chức quy mô khác về GDMT được gọi là WEEC ( world environmental education congress) có website là http://www.environmental- education.org, trong đó các thành viên gồm một số nhà chính trị và rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường hoạt động trong ngành giáo dục của nhiều trường đại học khắp các châu lục, có chu kỳ đại hội ban đầu 1 năm, sau đó là 2 năm, kể từ năm 2003 đến nay đã qua 6 lần đại hội.
Mục đích: GDMT vì một thế giới bền vững, quan tâm đến xã hội và MT, duy trì khả năng, kiến thức và thái độ hữu ích trong cuộc chiến chống thay đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, sa mạc hóa, nạn đói, nghèo, bất công, bệnh tật …
Hình: Logo các kỳ đại hội của WEEC Trên đây là các phương hướng chủ đạo của GDMT trên thế giới trong quá khứ, hiện tại và tương lai, được Liên Hiệp Quốc triển khai và UNESCO là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối thực hiện. Từ đó hình ảnh về bức tranh giáo dục môi trường của các nước được cải thiện bằng các chính sách, các đạo luật về BVMT và GDMT, làm cơ sở cho việc GDMT trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà hầu hết các nước bắt đầu từ sau nghị quyết Tbilisi, 1978 như:
Đức: Hội nghị Bộ Giáo dục của Liên Bang Đức, 1980. Đưa ra một nghị quyết quan trọng của hội nghị này là các trường có trách nhiệm đặc biệt trong việc thực hiện giáo dục môi trường.
Ấn độ: Chiến lượt GDMT được đưa ra 1983-1984 theo đề án “ nâng cao nhận thức môi trường, giáo dục và đào tạo”. Cho đến 2010 có 112.846 câu lạc bộ sinh thái trong trường học.
Mỹ: Đạo luật giáo dục môi trường quốc gia được thông qua 1990.