8. Cấu trúc luận văn
2.1.2.2. Giai đoạn 2: Lập dàn ý nội dung STH
Lập dàn ý: là lựa chọn và sắp xếp trật tự những nội dung cơ bản dự định
triển khai vào một bố cục hợp lý. Dàn ý là cái sườn mà GV dựa vào để định hướng phát triển nội dung chi tiết cụ thể hơn, tránh được tình trạng xa đề, lạc đề. Dàn ý cho cái nhìn bao quát về nội dung chủ yếu (luận đề, luận điểm) cần triển khai, phạm vi và độ sâu, rộng của kiến thức phù hợp với chương trình và đối tượng tác động..
Về hình thức: dàn ý nội dung có thể được trình trên mặt phẳng (mặt giấy) dạng liệt kê thứ mục hoặc bảng biểu, sơ đồ hóa, bản đồ khái niệm, bản đồ tư duy… trong đó thể hiện mối quan hệ của luận đề và các luận điểm.
Để lập dàn ý nội dung, chúng tôi phân chia thành 3 bước:
Sơ đồ 2.2 Các bước lập dàn ý nội dung. Bước 1: Nghiên cứu tài liệu.
Trong giới hạn đề tài, tài liệu được nghiên cứu là chuẩn KTKN. Việc nghiên cứu tài liệu chủ yếu là tìm hiểu, xem xét bố cục và nội dung của 1 đơn vị bài ( hoặc chương, phần).
Xem xét, tìm hiểu bố cục của một đơn vị kiến thức là xem xét cách tổ chức, vị trí phân bố của kiến thức đó trong cục diện mà tác giả đã trình bày trong tài liệu, phân tích bố cục sẽ cho cái nhìn tổng quan về sự bố trí của kiến thức trong một trật tự hợp lý của một hệ thống thống nhất. Hệ thống đó được trình bày theo quan điểm tiếp cận của tác giả.
Xem xét tìm hiểu nội dung là xem xét thông tin được trình bày trong tài liệu, hay phần tài liệu. Đó là các thông tin về đối tượng, về chủ đề đang được quan tâm như: Khái niệm, đặc điểm, tính chất, quan hệ, ý nghĩa, quá trình, cơ chế, quy luật, … xem xét, tìm hiểu nội dung sẽ cho ta biết được mức độ, phạm vi, dung lượng của kiến thức.
Bước 2: Xác định luận đề, luận điểm.
Sau khi nghiên cứu bố cục và nội dung, được các thông tin cơ bản. Cần phải tiến hành phân chia các thông tin đó thành các ý lớn về một vấn đề hoàn chỉnh (luận đề), ý nhỏ (luận điểm). Một đơn vị bài hoặc đề mục có thể phân chia thành nhiều luận đề, mỗi luận đề có thể gồm nhiều luận điểm và có quan hệ bản chất với nhau.
Ở đây, luận đề có thể xem như chủ đề về đối tượng hay một phần kiến thức về đối tượng cần tổ chức cho HS nhận thức. Luận đề có tính khái quát.
Luận điểm: Là đơn vị kiến thức nhỏ hơn, cụ thể hơn so với luận đề. Mỗi một luận điểm chứa đựng các thông tin riêng lẻ (ý nhỏ riêng lẻ) về một thuộc tính bản chất vốn có của đối tượng cần nhận thức, tập hợp các luận điểm đó làm sáng tỏ luận đề.
Trong phần nội dung, còn có các thông tin về luận cứ (chứng cứ về luận điểm), đây là phần kiến thức mang tính chủ quan của tác giả viết tài liệu, do đó luận cứ là phần thông tin có thể định hướng mở rộng hay thu hẹp được nên rất thích hợp để vận dụng tích hợp. Trong dàn ý nội dung, nhằm giảm tính nặng nề nên các luận cứ chưa cần phân tích.
Bước 3: Tổ chức luận đề, luận điểm thành dàn ý nội dung.
Từ sản phẩm của bước 2. Ta dựa vào bố cục của nội dung kiến thức theo logic của tài liệu, để sắp sếp các luận đề thành hệ thống, trong các luận đề chứa các luận điểm.
Tuy nhiên, bố cục sắp xếp trong tài liệu, phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm tiếp cận của tác giả của tài liệu . Do đó, một bố cục mới, hợp lí có thể phát huy được tính sáng tạo và hiệu quả trong hoàn cảnh thực tế.
Một vài ví dụ về mô hình tổ chức dàn ý nội dung, trên cơ sở tạo ra mối quan hệ trực tiếp giữa luận đề và các luận điểm.
1. Kiểu bảng biểu 2. Kiểu phân nhánh
3. Kiểu quá trình 4. Kiểu chu trình
Hình 2.1. Một số mô hình tổ chức dàn ý nội dung
1. Sơ đồ nối tiêp
2. Sơ đồ song song
3. Sơ đồ hỗn hợp
4. Sơ đồ tương tác
5. Sơ đồ điều khiển có phản hồi
6. Sơ đồ hình thoi
7. Sơ đồ hình cây
Sơ đồ nối tiếp: là loại sơ đồ mô tả liên hệ
kế tục nhau giữa các yếu tố trong cấu trúc của một sự vật.
Sơ đồ song song: là loại sơ đồ mô tả mối
liên hệ đồng thời giữa một yếu tố với một số yếu tố khác trong một hệ thống sự vật.
Sơ đồ hỗn hợp: vừa thể hiện quan hệ kế
tực, vừa thể hiện mới quan hệ đồng thời cùng cấp.
Sơ đồ các liên hệ tương tác: trong trường
hợp này xuất hiện những mối quan hệ qua lại giữa sự vật này với sự vật khác.
Sơ đồ hệ thống có điều khiển: được sử
dụng mô tả các hệ thống, trong đó xuất hiện một chủ thể điều khiển, đối tượng bị điều khiển, lệnh điều khiển và thông tin phản hồi về kết quả.
Sơ đồ hình thoi: loại sơ đồ mô tả mối quan
hệ hình thoi của một nhóm sự vật.
Sơ đồ hình cây: là loại sơ đồ được sử dụng
Các sơ đồ này có thể dùng để tổ chức kiến thức STH để dạy học, nhưng để tổ chức dàn ý nội dung theo hệ thống phân chia luận đề, luận điểm của chúng tôi, thì chỉ có dạng hỗn hợp và dạng hình cây là thích hợp.
2.1.2.3. Giai đoạn 3: Xác định địa chỉ và thiết kế nội dung tích hơp GDMT
Địa chỉ: Là nơi, vị trí mà phần nội dung kiến thức được đặt trong bố cục logic
của bài.
Xác định địa chỉ tích hợp GDMT:
Trên mặt phẳng dàn ý nội dung bài học, ta xem xét các luận điểm trong mỗi luận đề, rồi lựa chọn luận điểm chứa nội dung kiến thức STH có quan hệ tương đồng, trùng lập của nội dung, sự kiện, dữ kiện với kiến thức MT. Luận điểm được lựa chọn đó là địa chỉ cần xác định để có thể tích hợp nội dung GDMT.
Thiết kế nội dung tích hợp GDMT:
Tại địa chỉ đã xác định, ta phân tích nội dung kiến thức STH về các mặt như hướng tiếp cận, loại kiến thức (khái niệm, quy luật, định luật, quá trình, phương pháp, ứng dụng thực tiễn…) từ đó có thể xác định, lựa chọn phương hướng thông tin về GDMT có thể phát triển từ nội dung kiến thức của luận điểm đó. Các thông tin MT được lựa chọn có vai trò thuyết minh cho luận điểm là các nội dung về kiến thức MT, kỹ năng MT và thái độ, niềm tin đối với MT. Đó là nội dung tích hợp
GDMT (hay các luận cứ của luận điểm). Như vậy, trong phương pháp này:
Luận điểm là nơi xác định địa chỉ tích hợp GDMT.
Luận cứ là phần có chứa nội dung MT được khai thác vận dụng tích hợp GDMT. Ví dụ cụ thể phần giới hạn sinh thái
Cần hiểu rằng, nội dung sinh học nói chung, nội dung STH nói riêng có quan hệ rất mật thiết với MT, STH là cơ sở sinh học của khoa học về môi trường. Nên trong nhiều nội dung kiến thức, dạy STH đã là tiến hành GDMT, nhưng vẫn có thể tích hợp GDMT bằng cách khai thác nội dung đó về kiến thức, kỹ năng, thái độ ...
Hiện nay, sự quan tâm về môi trường ngày càng đi vào chiều sâu, nội dung kiến thức GDMT cũng mở rộng từ các kiến thức cơ bản, đến hiện trạng, nguyên nhân, cơ chế, xu hướng của các hiện tượng môi trường cần được cập nhật để phục
Giới hạn sinh thái (luận đề)
Sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rôphi (luận cứ)
Nội dung GDMT: từ ảnh hưởng nhiệt độ đối với cá => nhiệt độ trái đất nóng dần lên (hiệu ứng nhà kính) ảnh hưởng đến sinh vật, con người => khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp...
Khoản thuận lợi (luận điểm 2) KN giới hạn sinh thái (Luận điểm1)
Khoảng chống chịu
(luận điểm 3) Địa chỉ tích hợp
vụ cho việc tích hợp GDMT. Tuy nhiên, ở mức độ phổ thông đặc biệt có ý nghĩa nếu chú trọng các vấn đề môi trường ở địa phương gần gũi với chứng kiến, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của HS và một số vấn đề thời sự của MT để hướng HS mở rộng sự quan tâm đến cộng đồng, không nên tích hợp các vấn đề môi trường chuyên sâu, phức tạp, không phù hợp với bậc phổ thông, nhưng có thể sử dụng để chúng “gieo mầm” một định hướng về giá trị MT cho HS.
2.1.2.4. Giai đoạn 4: Thiết kế giáo án tích hợp GDMT
Giáo án (Teaching plan): Là một văn bản, kịch bản được thiết kế theo đơn vị
bài học hoặc tiết học, chương trình học, nhằm phục vụ cho việc tổ chức cho hoạt động dạy và học diễn ra đúng định hướng, đúng mục tiêu. Một mô hình giáo án thường là sự phối hợp các thành tố của quá trình dạy học: Mục tiêu DH – nội dung DH – phương pháp DH – Phương tiện DH – hình thức tổ chức DH – kiểm tra, đánh giá.
Sơ lược về nội dung giáo án có tích hợp GDMT vào phần STH
1. Mục tiêu:
Kiến thức: kiến thức sinh thái học – kiến thức MT
Kỹ năng: các kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, kỹ năng hợp tác làm việc và nghiên cứu tiếp cận…
Thái độ: niềm tin, cảm xúc, động lực… 2. Phương pháp dạy học:
- Các phương pháp đặc thù của bộ môn
- Phương pháp tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, con đường tiếp cận và giải quyết vấn đề cho HS.
3. Phương tiện dạy học:
Các thiết bị công nghệ, đồ dùng, tranh ảnh…. Các phương tiện này chứa đựng các thông tin về đối tượng cần nhận thức và được chuẩn bị để sử dụng cho việc tổ chức hoạt động học cho HS.
4. Tiến trình lên lớp. - Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ: Nhằm giúp HS có thói quen ôn lại, nắm kiến thức cũ. - Đặt vấn đề (giới thiệu bài mới): Tạo tâm thế học tập.
- Tổ chức hoạt động dạy – học dựa trên bố cục nội dung kiến thức. Đây là phần quan trọng nhất của một giáo án, chúng tôi chia thành 3 bước:
Bước 1: Mã hóa các luận đề, luận điểm, luận cứ.
Giai đoạn này thường được chuẩn bị trước khi đến giờ học.
Đối tượng mà HS cần nhận thức được mã hóa bằng nhiều “ngôn ngữ” khác nhau như ngôn ngữ, hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, chữ viết, đoạn phim, câu hỏi, bài tập
tình huống, bài toán nhận thức, … qua đó các thông tin về nội dung bài học và thông tin về MT được mã hóa ở dạng thích hợp.
Sự xâm nhập của công nghệ trong những năm gần đây đã làm xuất hiện bài giảng điện tử (không phải giáo án điện tử). Các bài giảng này chủ yếu sử dụng phương tiện hiện đại như máy vi tính, loa, phần mền, máy chiếu… Với khả năng mã hóa thông tin lớn và đa dạng bằng âm thanh, hình ảnh động - tĩnh, nhiều cấu trúc mô hình phức tạp, kịch bản sinh thái phong phú được trực quan hóa đem đến sự sinh động, hứng thú cho HS. Đây cũng là một công cụ mã hóa khá toàn diện để vận dụng tích hợp GDMT.
Bước 2: Tổ chức giải mã các luận đề và luận điểm, luận cứ.
Bước này được tiến hành trong giờ học cụ thể.
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa thành bại của cả tiết học, vì mức độ đạt được mục tiêu dạy – học đều biểu hiện trong quá trình giải mã này.
Một quá trình giải mã về một luận đề hay luận điểm thì GV có vai trò là cố vấn thiết kế, tổ chức hoạt động, trọng tài cho các ý tưởng đa chiều, điều khiển – kiểm tra – giám sát nhịp độ, tiến độ và thời lượng của quá trình học. Việc tổ chức giải mã được xem là thành công nếu qua quá trình giải mã, HS đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ mục tiêu.
HS là chủ thể nhận thức, chủ thể thực hiện các hoạt động học (hoạt động giải mã) một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Trong quá trình giải mã, qua sự tổ chức của GV, HS sẽ có những hoạt động tương tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm và giữa các nhóm từ đó rèn luyện, phát triển các kỹ năng học tập, làm việc, giao tiếp, ứng xử [33].
Các cá nhân và nhóm thực hiện các thao tác giải mã qua tương tác với nguồn thông tin đã mã hóa của luận đề và luận điểm, đòi hỏi phải vận dụng cẩn thận các
thao tác tư duy như phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa,
cùng với kích thích hợp lý của GV, dần dần làm sáng tỏ bản chất khoa học của các luận đề và luận điểm về đối tượng trong mối liên hệ với các yêu cầu về MT.
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm giải mã
Sau khi hoạt động giải mã hoàn tất, cho được sản phẩm về mặt nội dung là các tri thức khoa học được HS diễn đạt bằng vốn ngôn ngữ của mình, sản phẩm đó phản ánh khá chân thực về khả năng ngôn ngữ (cách dùng từ, dùng lời…) của HS. GV sẽ thực hiện các thao tác nhận xét, đánh giá hay chỉnh sửa các sản phẩm đó để hoàn thiện chúng. Từ đó hoàn thành được mục tiêu học tập. Qua đó, HS thấy được mức
độ đạt được của mình để điều chỉnh, xây dựng thái độ niềm tin về khả năng và bản lĩnh của HS.
5. Củng cố và dặn dò
Việc củng cố sẽ giúp cho GV và HS có cái nhìn toàn cảnh về nội dung cơ bản của giờ học. Giúp GV đánh giá được phần nào hiệu quả giảng dạy. Giúp HS nắm lại các nội dung của tiết học.
Việc dặn dò: giúp HS tạo thành thói quen học tập ở trường và ở nhà, cũng như thực hiện các yêu cầu chuẩn bị cho bài mới. Đây là khâu quan có ý nghĩa quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy các nhóm HS giỏi – khá, nhóm trung bình, nhóm yếu – kém, phân hóa rõ rệt trong việc thực hiện các việc dặn dò. Điều này biểu hiện rõ ở trường có chất lượng HS đầu vào không cao. Do đó ngay từ lớp đầu tiên đến lớp học cuối cùng (lớp 1 – 12) của chương trình phổ thông, nếu được thực hiện thường xuyên, HS sẽ có được các thói quen, kỹ năng, kỹ xảo chuẩn bị bài trước, đó cũng là sự thể hiện kỹ năng tự học của HS.
Sau khi đã thiết kế xong giáo án, dựa theo phân phối chương trình và tiến độ quá trình dạy học thực tế, giáo viên tổ chức lớp học theo giáo án tích hợp. Kết quả kỳ vọng của quá trình này là HS đạt được các mục tiêu dạy học đề ra về kiến thức – kỹ năng – thái độ cả về kiến thức sinh thái học, trong đó HS tự gạn lọc được các giá trị về GDMT.
2.2. Tổ chức vận dụng quy trình tích hợp GDMT đề xuất2.2.1. Chương trình sinh thái học lớp 12, ban cơ bản 2.2.1. Chương trình sinh thái học lớp 12, ban cơ bản
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài và các phân tích trên, chúng tôi sử dụng tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học lớp 12 để lập dàn ý nội dung cho phần STH, qua đó xác định địa chỉ và nội dung GDMT có thể tích hợp vào phần STH.
Theo chương trình sinh học 12, phần STH gồm 3 chương:
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ trong quần thể Bài 37, 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Bài 39: Biến động số lượng của quần thể sinh vật
Chương II: Quần xã sinh vật
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã Bài 41: Diễn thế sinh thái
Chường III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ MT
Bài 42: Hệ sinh thái
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển