Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh THCS thông qua dạy học đại số 9 (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Phân tích định tính

Sau quá trình thực nghiệm chúng tơi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là khả năng phát hiện, khám phá và giải quyết vấn đề, sự hình thành và chuyển dời các liên tưởng, khả năng điều ứng để tìm tịi

phát hiện kiến thức mới,... Chúng tơi nhận thấy lớp thực nghiệm cĩ chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm, đĩ là:

- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học Tốn. Điều này được giải thích là do học sinh chủ động tham gia vào quá trình tìm kiếm kiến thức thay vì tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, học sinh ngày càng tin tưởng vào năng lực của bản thân vì lượng kiến thức thu nhận được là vừa sức.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hố, đặc biệt hố của học sinh tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.

- Khả năng suy luận dự đốn các tính chất tốn học, khả năng phát hiện vấn đề năng lực sáng tạo, giải thích, so sánh, tương tự được nâng cao

- Việc ghi nhớ thuận lợi hơn. Điều này được giải thích các kiến thức mà các em học được là do các em tự khám phá, phát hiện ra.

- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn. Điều này do trong quá trình dạy học theo phương pháp khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thơng qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thơng qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức cĩ tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; giáo viên kết luận về cuộc hội thoại, đưa ra nội dung vấn đề, làm cho học sinh tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh tri thức của bản thân.

- Học sinh học tập ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích trên lớp giáo viên đã chú ý bồi dưỡng cho các em một số năng lực khám phá kiến thức mới, các vấn đề cần khám phá lại thường nằm ở các tiết luyện tập, ơn tập hay bài tập về nhà.

- Học sinh tham gia vào bài học sơi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này là do trong quá trình dạy học, giáo viên

yêu cầu học sinh phải tự phát hiện và tự giải quyết một số vấn đề, học sinh được tự trình bày kết quả làm được.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh THCS thông qua dạy học đại số 9 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w