CHÍNH SÁCH NẮM GIỮ TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách nắm giữ tiền mặt và lợi nhuận vốn cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2. CHÍNH SÁCH NẮM GIỮ TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP

Vấn đề nắm giữ tiền luôn luôn là vấn đề đƣợc quan tâm đối với các nhà đầu tƣ cũng nhƣ doanh nghiệp. Trƣớc tiên, dƣờng nhƣ nhà đầu tƣ luôn tìm kiếm các doanh nghiệp có lƣợng tiền dồi dào thể hiện trên bảng cân đối kế toán, bởi vì họ tin rằng nhiều tiền sẽ giúp doanh nghiệp xử lý một cách dễ

dàng nếu các kế hoạch kinh doanh đang xấu đi và nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai.

Tuy nhiên, lƣợng tiền trên bảng cân đối kế toán của mỗi doanh nghiệp sẽ đƣợc nhà đầu tƣ hiểu với nhiều các tác động tín hiệu khác nhau: gồm cả tín hiệu tốt và tín hiệu xấu. Nắm giữ quá nhiều tiền đồng nghĩa với cổ tức các nhà đầu tƣ nhận đƣợc ít, nhƣng ngƣợc lại họ lại có kỳ vọng hơn trong các cơ hội đầu tƣ tƣơng lai. Nếu hiểu rõ đƣợc nguồn hình thành các khoản tiền cho doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và các kế hoạch mà các nhà quản trị đang dự định thực hiện sẽ giúp nhà đầu tƣ có cái nhìn chuẩn xác hơn. Nhà đầu tƣ có thể tính toán chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp để xác định khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn hay không.

Đối với doanh nghiệp, các lý thuyết tài chính doanh nghiệp nói rằng mỗi doanh nghiệp nên có một mức tiền thích hợp cho doanh nghiệp mình, một lƣợng đủ để thanh toán lãi vay, các chi phí và chi tiêu vốn, ngoài ra còn phải dự trữ để doanh nghiệp kịp xử lý trong những tình huống khẩn cấp..

Theo lý luận, nếu doanh nghiệp có bất cứ một lƣợng tiền nào cao hơn mức cần thiết đó thì lƣợng tiền đó nên đƣợc phân phối lại cho các cổ đông thông qua cổ tức hoặc mua lại cổ phần. Sau đó, nếu các nhà quản trị tìm thấy các cơ hội đầu tƣ mới, họ có thể ra thị trƣờng vốn phát hành cổ phần để huy động lƣợng vốn cần thiết.

Thực tế thì việc doanh nghiệp có nhiều tiền cũng có những điểm tốt. Nhà đầu tƣ không phải là ngƣời bên trong doanh nghiệp nên thông thƣờng nếu nhìn thấy khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán nhiều bao giờ cũng yên tâm hơn so với các doanh nghiệp có lƣợng tiền ít hơn. Nhất là khi qua các quý, hoặc qua các năm, lƣợng tiền tăng lên đều đặn và ổn định, nó là một tín

hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang phát triển rất mạnh. Tiền tích lũy quá nhanh đến mức các nhà quản trị không kịp có thời gian để lên kế hoạch sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất.

Hơn thế nữa, nhà đầu tƣ nên biết rằng các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, dịch vụ có tính chu kỳ thì cần duy trì lƣợng tiền nhiều để vƣợt qua giai đoạn đi xuống của chu kỳ sản xuất. Ví dụ nhƣ các hãng sản xuất máy bay Boeing hay sản xuất xe BMW, lƣợng cầu đối với các mặt hàng này thƣờng tăng cao trong một thời điểm nhất định của chu kỳ kinh doanh và sau đó họ lại phải đối mặt với giai đoạn khác của chu kỳ khiến cho lƣợng tiền bị sụt giảm nhanh chóng. Do đó, đối với các doanh nghiệp nhƣ vậy thì họ cần có một lƣợng tiền dự trữ nhiều hơn mức cần thiết để đáp ứng cho các nghĩa vụ ngắn hạn của họ.

Điều đó không có nghĩa là bao giờ có nhiều tiền hơn mức lý thuyết đƣa ra cũng tốt. Một mức tiền cao thể hiện trong bảng cân đối kế toán có thể khiến cho nhà đầu tƣ đặt câu hỏi, nhất là khi lƣợng tiền đột nhiên cao hơn mức bình thƣờng, tại sao các nhà quản trị lại để tiền ở đó mà không đem đi sử dụng. Nhà đầu tƣ có quyền nghi ngờ vì doanh nghiệp đã mất các cơ hội đầu tƣ hoặc là ban quản trị doanh nghiệp quá yếu kém nên đã không thể biết làm gì với lƣợng tiền đó. Việc để tiền trong doanh nghiệp quá nhiều luôn có chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội của tiền trong trƣờng hợp này đƣợc hiểu là sự khác nhau giữa nhau giữa lãi suất có đƣợc khi nắm giữ tiền và cái giá phải trả để có tiền khi cần. Cái giá phải trả để nắm giữ tiền, đó chính là chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp khi đầu tƣ vào một dự án mới hoặc mở rộng sản xuất có khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 20%, thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ nhiều tiền thật sự là đắt. Bởi lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn khó lòng đạt tới 10%.

Trong trƣờng hợp tỷ suất sinh lợi của dự án thấp hơn mức chi phí sử dụng vốn trung bình thì tiền cũng không nên giữ lại tại doanh nghiệp, mà nên phân phối chúng lại cho các cổ đông dƣới hình thức cổ tức hay mua lại cổ phần của doanh nghiệp.

Mặc dù, khi các nhà quản trị muốn gia tăng mức tiền trong doanh nghiệp luôn đƣa ra những lời giải thích có vẻ nhƣ rất hợp lý: tiền nhiều có thể giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn và thực hiện các vụ thâu tóm một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có lƣợng tiền nhiều hơn mức cần thiết mà các lý thuyết đề nghị thì chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề đại diện.

Chi phí đại diện là vấn đề rất dễ xảy ra trong doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể sẽ thực hiện những vụ thâu tóm lãng phí và đầu tƣ vào các dự án kém hiệu quả nhằm tranh thủ tìm kiếm lợi ích cá nhân. Do đó, các nhà đầu tƣ nên chú trọng nhiều hơn đến các doanh nghiệp xem việc dự trữ tiền nhƣ một chiến lƣợc cho các kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp vì có thể động cơ bên trong đó chính là việc tƣ lợi của các nhà quản trị. Hoặc là, các doanh nghiệp có lƣợng tiền quá dồi dào giúp cho các nhà quản trị giảm áp lực cho quá trình vận hành doanh nghiệp. Họ không bị sức ép phải tính toán điều hành hợp lý nhất để đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ ngắn hạn nhƣ các doanh nghiệp chỉ có lƣợng tiền vừa phải theo mức cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách nắm giữ tiền mặt và lợi nhuận vốn cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)