6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Kết luận từ các nghiên cứu thực nghiệm
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng và các yếu tố khác nhƣ: triển vọng phát triển của doanh nghiệp, quy mô công ty, thay đổi trong tiền nắm giữ của năm trƣớc, lợi nhuận, cơ cấu nguồn vốn, chi tiêu vốn,… có ảnh hƣởng đến tiền nắm giữ của doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu từ mỗi bài nghiên cứu gồm các công ty đến từ nhiều quốc gia khác nhau ở các châu lục khác nhau, từ các nƣớc phát triển đến các nƣớc đang phát triển, số liệu đƣợc thu thập qua nhiều giai đoạn, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến tiền nắm giữ của doanh nghiệp, đặc biệt là lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng sẽ có tác động trực tiếp đến lƣợng tiền nắm giữ của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của các bài nghiên cứu thực nghiệm đƣợc tổng hợp trong Bảng tóm tắt dƣới đây:
Bảng 1.1. Tóm lược các kết quả nghiên cứu
Biến Các nghiên cứu trên
thế giới Kết quả nghiên cứu
Tƣơng quan Lợi nhuận cốn cổ phần kỳ vọng (Re) Palazzo (2011). Hosseini, Ahmadi và Moquadam (2013). Lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng có thể tƣơng quan dƣơng với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp.
+
Thay đổi trong tiền nắm giữ (Delta)
Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999).
Almeida, Campello và Weisbach (2004).
Palazzo (2011).
Sự thay đổi trong tiền nắm giữ của năm trƣớc so với năm trƣớc đó tƣơng quan âm với tiền nắm giữ của năm nay.
Biến Các nghiên cứu trên
thế giới Kết quả nghiên cứu
Tƣơng quan
Tỷ số giữa dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng tài sản (CF) Kim, Mauer và Sherman (1998). Almeida, Campello và Weisbach (2004). Han và Qiu (2007). Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008). Simutin (2010).
Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011). Naoki (2012). Hosseini, Ahmadi và Moquadam (2013). Các doanh nghiệp có dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn thƣờng có xu hƣớng nắm giữ tiền nhiều hơn
+
Giá trị sổ sách trên giá thị trƣờng (BM) Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999). Almeida, Campello và Weisbach (2004). Simutin (2010).
Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011).
Palazzo (2011).
Giá trị sổ sách trên giá thị trƣờng có thể tƣơng quan dƣơng hoặc âm với tiền nắm giữ của doanh nghiệp. -
Biến Các nghiên cứu trên
thế giới Kết quả nghiên cứu
Tƣơng quan
Quy mô (Size) Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999). Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008). Simutin (2010).
Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011).
Palazzo (2011).
Hosseini, Ahmadi và Moquadam (2013).
Quy mô doanh nghiệp có thể tƣơng quan dƣơng với tiền nắm giữ của doanh nghiệp. + Tỷ số giữa cổ phần phát hành trong năm và tổng tài sản (NetEquity) Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008). Palazzo (2011). Các doanh nghiệp phát hành thêm vốn cổ phần trong năm thì nắm giữ nhiều tiền hơn + Tỷ lệ giữa tổng nợ phát hành trong năm và tổng tài sản (NetDebt) Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008).
Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011). Palazzo (2011). Các doanh nghiệp phát hành nợ trong năm thì nắm giữ nhiều tiền hơn.
Biến Các nghiên cứu trên
thế giới Kết quả nghiên cứu
Tƣơng quan
Chi tiêu vốn đầu tƣ (NetInv) Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999). Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008). Simutin (2010).
Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011).
Palazzo (2011).
Các doanh nghiệp có nhiều chi tiêu vốn hơn thì nắm giữ nhiều tiền hơn
-
Từ tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây, học viên quyết định áp dụng mô hình nghiên cứu của Palazzo (2011) để áp dụng cho các công ty tại thị trƣờng Việt Nam vì các nghiên cứu khác chủ yếu quan tâm đến ảnh hƣởng của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính ảnh hƣởng đến tiền nắm giữ mà chƣa thật sự quan tâm đến tác động từ yếu tố bên ngoài - kỳ vọng của các nhà đầu tƣ, thể hiện qua lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1, tác giả đã trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích cho cơ chế nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Đồng thời tác giả đã tham khảo nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Trong đó, nghiên cứu của Palazzo (2011) là một điển hình đột phá vì đã xem xét thêm tác động của lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng ảnh hƣởng đến tiền nắm giữ của doanh nghiệp. Tác giả sẽ dựa theo phƣơng pháp nghiên cứu của Palazzo (2011) để xây dựng cho phƣơng pháp nghiên cứu ở Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đƣợc thực hiện để phân tích ảnh hƣởng của lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng và các yếu tố khác đến việc nắm giữ tiền của các công ty. Trƣớc hết, để kiểm định giả thiết của bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa Lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng và tiền nắm giữ, bài nghiên cứu sử dụng các phƣơng trình hồi quy tuyến tính Pooled OLS, Fixed Effect và Random Effect chạy trên nền tảng chƣơng trình Stata đƣợc trình bày trong tiểu mục 2.4, các kiểm định về tính vững của mô hình OLS đƣợc thực hiện để bảo đảm mô hình hồi quy là có hiệu quả, đồng thời bài nghiên cứu thực hiện các kiểm định Time Fixed Test, Breusch- Pagan Lagrangian và Hausman để lựa chọn phƣơng pháp hồi quy phù hợp trong 03 phƣơng pháp hồi quy đó. Các kiểm định này đƣợc trình bày trong tiểu mục 2.5.