Kiểm định lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách nắm giữ tiền mặt và lợi nhuận vốn cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.7.2.Kiểm định lựa chọn mô hình

a. Kiểm định Hausman

Kiểm định nhằm xác định giữa 02 phƣơng pháp hồi quy FEM và phƣơng pháp hồi quy REM thì phƣơng pháp nào có hiệu quả hơn trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến. Để xác định vấn đề này bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman. Phƣơng pháp Kiểm định Hausman (Hausman, 1978) đƣợc thực hiện với giả thuyết là các khác biệt trong hệ số hồi quy của REM và FEM không có tính hệ thống.

Khi kiểm định cho ra kết quả có Prob > Chi2 lớn hơn 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0, khi đó mô hình REM là thích hợp hơn để giải thích cho mối tƣơng quan giữa các biến.

b. Kiểm định Time Fixed Effect

Kiểm định nhằm xác định giữa 02 phƣơng pháp hồi quy FEM và phƣơng pháp hồi quy Pooled OLS thì phƣơng pháp nào có hiệu quả hơn trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến. Để xác định vấn đề này bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Time fixed effect với giả thuyết cho rằng tất cả các hệ số của mô hình FEM đều bằng 0.

Khi kiểm định cho ra kết quả có Prob > F lớn hơn 0.05 thì chấp nhận giả thuyết , nghĩa là không có sự khác biệt giữa các đối tƣợng hoặc các thời điểm khác nhau, khi đó mô hình Pooled OLS là thích hợp hơn để giải thích cho mối tƣơng quan giữa các biến.

c. Kiểm định Breusch – Pagan Larganian multiplier (LM)

Kiểm định nhằm xác định giữa 02 phƣơng pháp hồi quy REM và phƣơng pháp hồi quy Pooled OLS thì phƣơng pháp nào có hiệu quả hơn trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến. Để xác định vấn đề này bài nghiên

cứu sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrange multiplier (LM) với giả thuyết cho rằng chênh lệch giữa các đối tƣợng trong mô hình hồi quy là bằng 0, không có sự khác biệt trọng yếu nào giữa các quan sát.

Khi kiểm định cho ra kết quả có Prob > Chi2 lớn hơn 0.05 thì chấp nhận giả thuyết , nghĩa là phƣơng pháp hồi quy REM là không hiệu quả và do đó phƣơng pháp hồi quy Pooled OLS nên đƣợc sử dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã trình bày các nhân tố ảnh hƣởng đến nắm giữ tiền mặt và các biến đại diện cho các nhân tố đó, với Lợi nhuận vốn cổ phần đƣợc tính theo mô hình CAPM là biến độc lập, các biến còn lại tác động đến nắm giữ tiền mặt là biến kiểm soát. Dựa vào mô hình gốc của Palazzo, tác giả đã đƣa ra mô hình nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam cũng nhƣ lựa chọn mẫu và nguồn dữ liệu phù hợp với chế độ kế toán của Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn chƣơng trình STATA để chạy mô hình và thực hiện các phƣơng pháp kiểm định giả thuyết của hồi quy Pooled OLS cũng nhƣ kiểm định so sánh lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp. Kết quả chạy mô hình và kết quả kiểm định sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách nắm giữ tiền mặt và lợi nhuận vốn cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 63)