6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trƣớc hết, nhằm mục đích tìm hiểu tác động của lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng đến chính sách nắm giữ tiền của doanh nghiệp, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tiền nắm giữ và lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng theo mô hình của Palazzo (2011) cho dữ liệu gồm 117 công ty niêm yết tại 02 sàn giao dịch HOSE và HNX. Trái với kỳ vọng của mô hình, trong hồi quy dữ liệu chéo không thể hiện đƣợc mối tƣơng quan giữa tiền nắm giữ và lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng, các biến còn lại trong mô hình thì có tác động đến tiền nắm giữ của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện trong Bảng 3.9:
Bảng 3.9. So sánh kết quả nghiên cứu và kỳ vọng
Nhân tố Kỳ vọng
ở chƣơng 2
Kết quả thực nghiệm
Lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng (Re) + Không tác động
Thay đổi trong tiền nắm giữ (Delta) - +
Tỷ suất giữa dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản (CF)
+ +
Giá trị sổ sách trên giá thị trƣờng (BM) - -
Quy mô (SIZE) + +
Vốn cổ phần phát hành trong năm
(NetEquity) + +
Nợ phát hành trong năm (NetDebt) + +
Chi tiêu vốn đầu tƣ (NetInv) - -
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày kết quả chạy mô hình và các kết quả kiểm định, có thể kết luận rằng Lợi nhuận vốn cổ phần kỳ vọng không có tác động đến nắm giữ tiền mặt đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này ngƣợc lại với nghiên cứu của Palazzo khi thực hiện nghiên cứu đối với các doanh nghiệp tại thị trƣờng Mỹ, là tác động dƣơng. Đối với các yếu tố còn lại thì Thay đổi trong tiền nắm giữ, Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Quy mô công ty, Vốn cổ phần phát hành, Nợ phát hành có tác động dƣơng đến nắm giữ tiền, các yếu tố còn lại thì tác động âm. Kết quả nghiên cứu không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng, điều này sẽ đƣợc bàn luận ở chƣơng 4, từ đó nêu ra các chính sách nắm giữ tiền hợp lý, tìm ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU