Phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp (sông đà 4) (Trang 55 - 63)

Tổng tài sản của công ty về mặt kinh tế cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn và cơ cấu vốn, quan hệ về năng lực sản xuất và trình độ sử dụng tài sản; về mặt pháp lý thì thể hiện số tiềm lực mà công ty có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Tổng tài sản của công ty gồm hai phần cấu thành :

- Phần tài sản ngắn hạn : Khả năng chuyển hóa thành tiền và đáo hạn của phần tài sản này với thời gian ngắn.

- Phần tài sản dài hạn : Khả năng chuyển hóa thành tiền của phần tài sản với thời gian dài hơn.

Ý nghĩa của sự biến động : Giúp các nhà phân tích có thể đánh giá một cách tổng quát về quy mô và kết cấu tài sản của công ty tại từng thời kỳ (cuối năm, cuối tháng hoặc cuối quý) và khả năng thanh toán, vì các khoản mà công ty có thể dùng để trả nợ chính bằng tổng tài sản hiện có của công ty.

Mục đích việc phân tích sự biến động của tổng tài sản là xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản của công ty. Từ đó đánh giá về mức độ hợp lý hay không hợp lý của từng loại tài sản có phù hợp với việc kinh doanh của công ty và đưa ra kết luận .

Phương pháp phân tích là đi tính tỷ trọng của từng loại tài sản và so sánh sự biến động.

Bảng 2.5 : Bảng phân tích tình hình biến động và phân bổ tổng tài sản

Chỉ tiêu

Năm trước Năm nay Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) ± % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 268.803.928.059 53,62 401.491.237.497 64,66 132.687.309.438 49,36 I. Tiền và các khoản tương đương tiền

13.065.640.730 2,61 66.305.270.994 10,68 53.239.630.264 407,48 II. Các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 117.344.944.00 8 23,41 200.531.029.610 32,29 83.186.085.602 70,89 IV. Hàng tồn kho 137.360.802.54 2 27,4 132.182.059.026 21,29 -5.178.743.516 -3,77 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.032.540.779 0,21 2.472.877.867 0,4 1.440.337.088 139,49 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 232.488.502.580 46,38 219.463.573.503 35,34 -13.024.929.077 -5,6 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 220.983.547.080 44,08 204.086.544.07 6 32,87 -16.897.003.004 -7,65 III. Bất động sản đầu tư

IV. Các khoản đầu

tư tài chính dài hạn 7.573.280.704 1,51 10.323.280.000 1,66 2.749.999.296 36,31 V. Tài sản dài hạn

khác 3.931.674.796 0,78 5.053.749.427 0,81 1.122.074.631 28,54

TỔNG CỘNG

TÀI SẢN 501.292.430.639 620.954.811.000 119.662.380.361 23,87

Qua bảng phân tích ta thấy phần tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên chủ yếu là do các khoản mục trong đó tăng tương ứng trong kỳ :

+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm trước chiếm tỷ trọng ít chỉ 2,61% so với tổng tài sản của công ty; sang năm nay tỷ trọng đã tăng lên cao là 10,68% giá trị đã tăng so với năm trước là 53.239.630.264 đồng tương ứng 407,48%.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn ở cả hai năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty, do đó sự tăng lên hay giảm xuống của khoản này ảnh hưởng đáng kể đến phần tài sản ngắn hạn, cụ thể năm nay tăng số tiền phải thu trong ngắn hạn lên 83.186.085.602 đồng so với năm trước và tương ứng là 70,89% .

+ Tỷ trọng Hàng tồn kho năm nay giảm so với năm trước 27,4 – 21,29 = 6,11% trong tổng tài sản; tỷ trọng Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên gấp đôi, và tăng số tương đối 139,49% so với năm trước.

Phần tài sản dài hạn năm nay tỷ trọng giảm xuống từ 46,38% còn 35,34% so với tổng tài sản, chủ yếu là do Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tài sản dài hạn giảm xuống 16.897.003.004 đồng so với năm trước tương ứng mức giảm

7,65%; còn Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và Tài sản dài hạn khác trong kỳ có tăng lên nhưng không đáng kể.

Tóm lại, để đánh giá việc phân bổ tài sản là hợp lý hay không là vấn đề phụ thuộc vào ngành nghề, đặc điểm kinh doanh của công ty. Đối với Công ty cổ phần Sông đà 4 hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, mà xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông đường bộ, công trình công nghiệp, dân dụng vẫn còn là chủ yếu thì việc phân bổ vốn như vậy chưa được hợp lý vì tỷ trọng của tài sản dài hạn còn rất thấp và tỷ trọng tài sản ngắn hạn còn chiếm quá cao trong tổng tài sản. Đáng quan tâm nhiều hơn đó là Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong kỳ còn quá cao và cần được giải quyết .

- Phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản ngắn hạn :

Kết cấu của Phần tài sản ngắn hạn gồm :

+ Tiền và tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có tại thời điểm lập báo cáo ở doanh nghiệp.Vốn bằng tiền dự trữ quá nhiều tuy đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán nhưng cũng thể hiện vốn chưa đưa vào SXKD để sinh lợi. Ngược lại, vốn bằng tiền dự trữ quá ít cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: phản ánh giá trị thuần của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh... có thời hạn thu hồi vốn không quá một năm. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị phải thu thuần đối với các tổ chức và cá nhân trong vòng một năm tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Nghiên cứu các khoản phải thu sẽ đánh giá công tác quản lý công nợ tại công ty, tình hình thu hồi vốn cho SXKD.

+ Hàng tồn kho: phản ánh giá trị thuần của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

+ Tài sản ngắn hạn khác: phản ánh giá trị các khoản như : tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Mỗi chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu này có những đặc trưng riêng.

Ý nghĩa sự biến động : giúp các nhà đầu tư nắm được quy mô và kết cấu vốn của công ty tại các thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm) để từ đó lên kế hoạch, lựa chọn hình thức đầu tư và đối tượng đầu tư cho phù hợp với khả năng tài sản hiện có.

Phương pháp : tính tỷ trọng của từng loại tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty và so sánh sự biến động trong kỳ. Tiến hành lập bảng phân tích sự biến động :

Bảng 2.6 : Bảng phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu

Năm trước Năm nay Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) ± % I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 13.065.640.730 4,86 66.305.270.994 16,5 53.239.630.264 407,48

1. Tiền 13.065.640.730 4,86 66.305.270.994 16,51 53.239.630.264 407,48 2. Các khoản tương

đương tiền

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

III. Các khoản phải

thu ngắn hạn 117.344.944.008 43,7 200.531.029.610 50 83.186.085.602 70,89

1. Phải thu khách

hàng 97.383.675.095 36,23 166.598.299.566 41,49 69.214.624.471 71,07 2. Trả trước cho

người bán 3.566.679.699 1,33 23.083.477.602 5,75 19.516.797.903 547,2 3. Phải thu nội bộ

ngắn hạn

4.Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng XD 5. Các khoản phải thu khác 16.394.589.214 6,1 10.849.252.442 2,7 -5.545.336.772 -33,82 6. Dự phòng phải thu NH khó đòi IV. Hàng tồn kho 137.360.802.542 51,1 132.182.059.026 32,9 -5.178.743.516 -3,77 1. Hàng tồn kho 137.360.802.54 2 51,1 132.182.059.026 32,92 -5.178.743.516 -3,77

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 1.032.540.779 0,38 2.472.877.867 0,62 1.440.337.088 139,49 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 128.891.563 0,05 53.914.565 0,01 -74.976.998 -58,17 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản phải thu NN 4. Tài sản ngắn hạn

khác 903.649.216 0,34 2.418.963.302 0,6 1.515.314.086 167,69

TỔNG CỘNG TÀI

SẢN NGẮN HẠN 268.803.928.059 401.491.237.497 132.687.309.438 49,36

+ Tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền năm nay (16,51%) trong tổng tài sản ngắn hạn cao gần gấp 4 lần so với năm trước (4,86%) chỉ do khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển tăng lên.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên trong kỳ chủ yếu là do Phải thu của khách hàng cả hai năm đều chiếm tỷ trọng lớn lại tăng 69.214.624.471 đồng tương đối 71,07% so với năm trước; Trả trước cho người bán tuy chiếm tỷ trọng ít trong tổng tài sản ngắn hạn nhưng năm nay có sự nhảy vọt từ 1,33% lên 5,75% và tăng 19.516.797.903 đồng so với năm trước; Các khoản phải thu khác so với năm trước đã giảm và đã thu được 5.545.336.772 đồng tương ứng giảm 33,82% .

+Hàng tồn kho giảm 5.178.743.516 đồng hay 3,77% so với năm trước chỉ do các khoản Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống; Tài sản ngắn hạn khác năm nay tăng lên 1.440.337.088 đồng hay 139,49% so với năm trước.

Nhìn chung, với ngành xây dựng còn là chức năng chủ yếu của công ty mà lượng tiền mặt còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty như vậy, nên được đem vào lưu thông như đầu tư xây dựng công trình, tìm kiếm hợp đồng, dịch vụ… để tránh lãng phí vốn và sinh lợi. Mặt khác công ty cần tích cực hơn trong việc đòi nợ khách hàng .

- Phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản dài hạn :

+ Tài Sản Cố Định: phản ánh giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ (hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính) thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng tại thời điểm lập báo cáo. Ngoài ra, phần TSCĐ còn bao gồm các khoản chi phí XDCB dở dang, phản ánh giá trị TSCĐ đang mua sắm, chi phí đầu tư TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn chưa đưa vào SXKD tại đơn vị. Biến động giảm của chỉ tiêu này thường gắn liền với biến động tăng chỉ tiêu TSCĐ, thể hiện việc đầu tư đã đưa vào sử dụng.

+ Bất động sản đầ tư: phản ánh giá trị thuần các khoản bất động sản đầu tư tại doanh nghiệp ở thời điểm báo cáo

+ Đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh giá trị thuần của các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Đặc điểm của các khoản đầu tư này là có thời hạn thu hồi vốn trên một năm, mục tiêu của đầu tư là để sinh lời và nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp khác hay không muốn bán ra trong thời gian ngắn.

+ Ngoài các khoản mục chính trên, phần Tài sản dài hạn còn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, và các tài sản dài hạn khác.Việc trình bày riêng biệt các khoản này càng làm rõ hơn tính chất từng loại tài sản, phục vụ cho công tác phân tích tài chính.

Sự biến động của tổng tài sản dài hạn trong kỳ cho thấy quy mô và kết cấu của các loại tài sản dài hạn, hay mức độ đầu tư cho sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ. Là cơ sở xác định năng lực sản xuất của công ty, từ đó giúp các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các hợp đồng phù hợp với năng lực hiện tại, lập kế hoạch sản xuất cho thời gian tới.

Cũng sử dụng phương pháp tính tỷ trọng của từng loại tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn và so sánh sự biến động, có bảng sau :

Bảng 2.7 : Bảng phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản dài hạn

Chỉ tiêu

Năm trước Năm nay Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) ± % I. Các khoản phải thu dài hạn

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 220.983.547.080 95,05 204.086.544.076 92,99 -16.897.003.004 -7,65 1. Tài sản cố định hữu hình 213.257.140.647 91,73 203.560.691.078 92,75 -9.696.449.569 -4,55 - Nguyên giá 398.280.569.229 171,31 407.704.816.860 185,77 9.424.247.631 2,37 - Giá trị hao mòn lũy kế (185.023.428.582) -79,58 (204.144.125.782) -93,02 -19.120.697.200 10,33 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 7.726.406.433 3,32 525.852.998 0,24 -7.200.553.435 -93,19 III. Bất động sản đầu tư - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

7.573.280.704 3,26 -7.573.280.704 -100 3. Đầu tư dài

hạn khác 10.323.280.000 4,7 10.323.280.000 4. Dự phòng

giảm giá đầu tư TC dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 3.931.674.796 1,69 5.053.749.427 2,3 1.122.074.631 28,54 1. Chi phí trả trước dài hạn 3.908.474.796 1,68 5.030.549.427 2,29 1.122.074.631 28,71 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác 23.200.000 23.200.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN DÀI HẠN 232.488.502.580 219.463.573.503 -13.024.929.077 -5,6

Tổng tài sản dài hạn giảm 13.024.929.077 đồng hay 5,6% so với năm trước do các nguyên nhân :

+ Tỷ trọng của Tài sản cố định cả hai năm tương đối cao so với tổng tài sản dài hạn, tuy nhiên năm nay giá trị đã giảm 9.696.449.569 đồng hay 4,55% so với năm trước, đó là do phần khấu hao lũy kế máy móc thiết bị tăng lên, thành phần nguyên giá tuy tăng nhưng không đáng kể; Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đã giảm xuống được 7.200.553.435 đồng hay 93,19% do việc bàn giao, được thanh toán vốn đầu tư của khách hàng .

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 36,31% so với năm trước do hai hoạt động Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh của năm trước giá trị 7.573.280.704 đồng và năm nay Đầu tư dài hạn khác với giá trị 10.323.280.000 đồng .

+ Tỷ trọng của Tài sản dài hạn khác năm nay tăng 28,54% với số tiền 1.122.074.631 đồng so với năm trước chỉ do thành phần Chi phí trả trước dài hạn

tăng gần gấp đôi của tỷ trọng năm nay (1,68%) so với năm trước (2,29%) ; thành phần Tài sản dài hạn khác vẫn giữ nguyên giá trị 23.200.000 đồng không đổi .

Thông qua đánh giá và so sánh các thành phần của tài sản dài hạn trên qua hai năm, sự biến động đều ổn định chỉ riêng thành phần Tài sản cố định nên được trang bị thêm và tăng tỷ trọng hơn nữa trong tài sản dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tài sản cố định chính là điểm năng lực khi tham gia xét chọn nhà thầu trong xây dựng. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, xác suất trúng thầu khi tham gia đấu thầu, doanh nghiệp xây dựng cần quan tâm, trang bị máy móc thiết bị cần thiết để có thể hoàn thành công trình xây dựng hay gói thầu đã trúng thầu. Để xem xét mức độ đầu tư, mức quan tâm của công ty cho trang bị tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh, ta phân tích thêm chỉ tiêu sau :

Chỉ tiêu Tỷ suất đầu tư cho tài sản cố định : Tỷ suất đầu tư cho

Tài sản cố định =

Tài sản cố định .100% Tổng Tài sản

Năm 2011 :

Tỷ suất đầu tư cho

Tài sản cố định =

220.983.547.080

x 100 = 44,08 % 501.292.430.639

Năm 2012 :

Tỷ suất đầu tư cho

Tài sản cố định =

204.086.544.076

x 100 = 32,87 % 620.954.811.000

Qua số liệu phân tích ta thấy, năm nay Tỷ suất đầu tư cho tài sản cố định của công ty thấp hơn năm trước 11,21% (32,87% - 44,08 = -11,21%) . Như vậy để năm tới có thể xây dựng được nhiều công trình, cung cấp được dịch vụ nhiều hơn trên thị trường, Công ty cổ phần Sông đà 4 nên chú trọng trang bị tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường .

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp (sông đà 4) (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w