Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp (sông đà 4) (Trang 76 - 79)

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource).

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh. Như vậy, phân tích khả năng thanh toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.

Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ nần dây dưa, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả

không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng.

Mục đích của việc phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp là nhằm đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thông qua các hệ số khả năng thanh toán. Ta cùng xét lần lượt từng hệ số :

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành thấp, kéo dài thường xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.

Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ. Ta có:

KHH = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Năm 2011 : KHH = 268.803.928.059 = 0,94 286.493.869.376 Năm 2012 : KHH = 401.491.237.497 = 1,12 359.685.574.972

Ta thấy KHH của năm nay cao hơn năm trước vì vậy sang năm nay khả năng thanh toán cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã gom toàn bộ tài sản ngắn hạn lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho.

Knhanh = Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn Năm 2011 : Knhanh = 13.065.640.730 + 0 = 0,05 286.493.869.376 Năm 2012 : Knhanh = 66.305.270.994 + 0 = 0,18 359.685.574.972

Từ kết quả phân tích cho ta thấy được khả năng thanh toán nhanh của năm nay cao hơn năm trước, nghĩa là việc huy động vốn để trả nợ trong thời gian ngắn năm nay tốt hơn năm trước .

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời :

Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tếthị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa được phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là hệ số khả năng thanh toán tức thời. Chỉ tiêu này đo lường

mức độ đáp ứng nhanh của tài sản ngắn hạn trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các khoản tương đương tiền.

Hệ sốnày có công thức như sau:

Ktt = Tiền+Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn+Các khoản phải thu ngắn hạn Nợ ngắn hạn Năm 2011 : Ktt = 13.065.640.730 + 0 + 117.344.944.008 = 130.410.584.738 = 0,46 286.493.869.376 286.493.869.376 Năm 2012 : Ktt = 66.305.270.994 + 0 + 200.531.029.610 = 266.836.300.604 = 0,74 359.685.574.972 359.685.574.972

Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm nay cao hơn so với năm trước, có nghĩa là tại bất cứ một thời điểm trong năm, khả năng huy động vốn để trả nợ khi có tình huống đột xuất xảy ra là dễ dàng hơn .

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp (sông đà 4) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w