Phân tích tình hình công nợ

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp (sông đà 4) (Trang 71 - 76)

Phân tích tình hình công nợ hay tình hình thanh toán ta có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính của công ty hay tình hình tài chính của công ty trong kỳ là tốt hay xấu. Nghĩa là, nếu công ty ít công nợ thì tình hình tài chính là tốt và khả năng thanh toán dồi dào, ít phải đi chiếm dụng, chủ động về vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, nếu tài chính công ty nhiều nợ nần thì tình hình tài chính xấu, nợ nần dây dưa kéo dài, mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn đến phá sản. Qua đó cũng cho thấy mức độ chấp hành kỷ luật tài chính và việc tôn trọng pháp luật của công ty.

Vốn đi chiếm dụng bao gồm các khoản phải trả cho người bán, các khoản phải trả cho nhân viên, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác… Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng. Nhìn chung vốn đi chiếm dụng của công ty đều có tính chất là không tốt. Đó là do lượng vốn cần được thu hồi trong năm vẫn còn quá cao, hoặc số vốn cần thu hồi từ các khoản phải thu của các năm trước mà đã quá thời hạn vẫn chưa đòi được nên để tự cân đối được hoạt động thu chi của công ty vẫn diễn ra bình thường, công ty đã đi chiếm dụng vốn để có nguồn tài chính cung cho sản xuất kinh doanh hay mở rộng quy mô sản xuất hoặc phục vụ cho đầu tư tài chính khác.

Còn số vốn bị chiếm dụng bao gồm tất cả các khoản phải thu. Nó thể hiện số vốn mà công ty sẽ thu về khi đến thời hạn hợp đồng và đối tác sẽ thanh toán cho công ty hoặc lượng vốn công ty cần đòi nợ trong thời gian tới đối với các khoản phải thu mà đã quá hạn ghi trong hợp đồng hay thỏa thuận giữa hai bên mà đối tác chưa thanh toán hay thanh toán chưa đầy đủ.

Nhìn chung, công ty nào cũng đều có các khoản phải thu và các khoản phải trả. Điều quan trọng là công ty cần có các biện pháp cân đối giữa lượng vốn đi chiếm dụng và lượng vốn còn nằm trong tay doanh nghiệp khác (bị chiếm dụng). Nếu không, số vốn bị chiếm dụng quá lớn thì công ty sẽ không đủ khả năng về vốn trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, lượng vốn đi chiếm dụng

được nhiều cũng làm tăng mối lo về các khoản phải trả trong tương lai, vì thế mà công ty cũng không nên lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà công ty chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Để thấy rõ hơn tình hình công nợ của Công ty cổ phần Sông đà 4, ta lần lượt đi phân tích riêng các khoản phải thu và các khoản phải trả thông qua các báo cáo tài chính của công ty, nhằm đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính của công ty trong kỳ.

- Phân tích các khoản phải thu

Sử dụng phương pháp phân tích là so sánh giá trị chỉ tiêu giữa hai năm và đánh giá sự biến động của các khoản phải thu, ta có bảng phân tích sau :

Bảng 2.10 : Bảng phân tích các khoản phải thu

Chỉ tiêu

Năm trước Năm nay Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) ± % I. CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN 117.344.944.008 100 200.531.029.610 100 83.186.085.602 70,89 1. Phải thu khách hàng 97.383.675.095 82,99 166.598.299.566 83,08 69.214.624.471 71,07 2. Trả trước cho người bán 3.566.679.699 3,04 23.083.477.602 11,51 19.516.797.903 547,2 3. Phải thu nội bộ

ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng XD 5. Các khoản phải thu khác 16.394.589.214 13,97 10.849.252.442 5,41 -5.545.336.772 -33,82 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi II. CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN

1. Phải thu dài hạn của khách hàng

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ

4. Phải thu dài hạn khác

5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

TỔNG CÁC KHOẢN PHẢI THU

117.344.944.008 200.531.029.610 83.186.085.602 70,89

Bảng phân tích cho thấy tổng các khoản phải thu trong kỳ tăng lên 83.186.085.602 đồng tương đương 70,89% so với năm trước hoàn toàn do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên , trong đó : Phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn, năm nay tăng 71,07% hay tăng 69.214.624.471 đồng so với năm trước; Trả trước cho người bán năm nay cũng tăng 19.516.797.903 đồng ; Các khoản phải thu khác giảm 8,56% (5,41 - 13,97 = -8,56%) tương đương giảm 33,82% so với năm trước.

- Phân tích các khoản phải trả :

Cũng như trên, ta sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá sự biến động của các khoản phải trả. Lập bảng phân tích như sau :

Bảng 2.11 : Bảng phân tích các khoản phải trả

Chỉ tiêu

Năm trước Năm nay Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) ± % I. Nợ ngắn hạn 286.493.869.376 74,95 359.685.574.972 71,36 73.191.705.596 25,55 1.Vay và nợ ngắn hạn 137.698.141.340 36,02 140.517.942.474 27,88 2.819.801.134 2,05 2. Phải trả người bán 60.276.795.071 15,77 76.140.526.787 15,11 15.863.731.716 26,32 3. Người mua trả tiền trước 60.224.266.254 15,76 66.426.169.415 13,18 6.201.903.161 10,3 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 4.620.199.955 1,21 21.991.840.503 4,36 17.371.640.548 375,99

5. Phải trả người lao động 7.618.027.541 1,99 9.397.998.420 1,86 1.779.970.879 23,37 6. Chi phí phải trả 3.519.892.322 0,92 5.879.840.313 1,17 2.359.947.991 67,05 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả,phải nộp ngắn hạn khác 12.536.546.893 3,28 39.331.257.060 7,8 26.794.710.167 213,73 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 95.750.422.893 25,05 144.383.190.008 28,64 48.632.767.115 50,79 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 95.617.654.942 25,01 144.263.605.857 28,62 48.645.950.915 50,88 5. Thuế thu nhập

hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 132.767.951 0,03 119.584.151 0,02 -13.183.800 -9,93 7. Dự phòng phải trả dài hạn TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 382.244.292.269 504.068.764.980 121.824.472.711 31,87

Tổng các khoản phải trả năm nay tăng 121.824.472.711 đồng tương đương 31,87% so với năm trước là do hai thành phần là Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn cùng tăng trong kỳ, cụ thể :

- Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua hai năm trong tổng nợ phải trả, năm nay khoản nợ đã tăng thêm 73.191.705.596 đồng hay 25,55% so với năm trước là do các thành phần nợ ngắn hạn đều tăng trong kỳ, cụ thể Phải trả người bán tăng vọt về giá trị lên 15.863.731.716 đồng hay 26,32% so với năm trước, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng rất cao 17.371.640.548 đồng tương đương 375,99%,

Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác cũng tăng cao tới 26.794.710.167 đồng hay 213,73% so với năm trước, Các khoản còn lại cũng tăng mạnh trong năm nay về giá trị, cụ thể qua bảng phân tích trên.

- Nợ dài hạn tăng đến 50,79% so với năm trước với giá trị 48.632.767.115 đồng chỉ do Vay và nợ dài hạn tăng trong kỳ 48.645.950.915 đồng hay 50,88%; Dự phòng trợ cấp mất việc làm tuy giảm trong kỳ nhưng không đáng kể .

Qua hai bảng phân tích trên ta thấy tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả trong kỳ đều tăng khá cao. Và muốn đánh giá chất lượng hoạt động tài chính của công ty trong kỳ rõ hơn ta xét thêm các chỉ tiêu :

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =

Các khoản phải thu

x 100 % Các khoản phải trả

Năm 2011 :

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =

117.344.944.008

x 100 = 30,7 % 382.244.292.269

Năm 2012 :

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =

200.531.029.610

x 100 = 39,78 % 504.068.764.980

Nhận xét : Năm nay tỷ trọng của Các khoản phải thu tăng 9,08% (39,78 – 30,7 = 9,08%) so với Các khoản phải trả, tuy nhiên vẫn còn rất thấp. Như vậy cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đi vay, dọc theo từng kỳ sản xuất kinh doanh các khoản nợ không ngừng tăng thêm. Do vậy, công ty cần tích cực hơn trong việc trả các khoản nợ và tìm ra các biện pháp khắc phục được những hạn chế trên để nâng cao tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả trong năm tới .

Chúng ta cùng đi xem xét chỉ tiêu sau đây để biết được mức độ thu hồi vốn qua hai năm trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty.

Tỷ trọng của các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn =

Các khoản phải thu

x 100 % Tài sản ngắn hạn

Năm 2011 :

thu so với tài sản ngắn hạn 268.803.928.059 Năm 2012 :

Tỷ trọng của các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn =

200.531.029.610

x 100 = 49,95 % 401.491.237.497

Nhận xét : ta thấy ở cả hai năm tỷ trọng của các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn rất cao, sang năm nay tỷ trọng của các khoản phải thu tăng 6,3% (49,95 – 43,65 = 6,3%) . Như vậy sang năm tới công ty cần quan tâm hơn trong việc đòi nợ.

Tính đến thời điểm hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong thời kỳ khó khăn. Và vẫn chưa có dấu hiệu tốt đẹp nào trong thời gian tới. Doanh nghiệp là những chủ thể hứng chịu nhiều nhất sự khó khăn này. Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nằm ngoài lĩnh vực sản xuất là vấn đề tiếp cận nguồn vốn. Trong thời buổi nguồn vốn bị thắt chặt như hiện nay, bên cạnh các điều kiện cho vay ngặt nghèo là mức lãi suất cao ngất. Do vậy hầu hết các DN chỉ mong cầm cự được trong giai đoạn này. Vay vốn đã quá khó, nhiều DN lại bị chiếm dụng vốn bởi các chủ thể khác, có thể là các cá nhân hay tổ chức có quan hệ kinh doanh, thậm chí đó lại là những đối tác tin cậy của mình. Điều này đẩy nhiều DN đi đến tình cảnh hết sức khó khăn.

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp (sông đà 4) (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w