Yêu cầu đầu tiên là ai cũng đều muốn làm rõ mức độ tác hại của hooc môn môi trường đối với con người. Đây gọi là đánh giá mức nguy hiểm. Dù là loại thuốc nào đi nữa cũng có mức độ rủi ro đi kèm. Trong thế giới này không tồn tại một chất nào an toàn tuyệt đối. Chính vì thế đánh giá mức độ nguy hiểm dựa trên cân bằng giữa lợi và hại là rất quan trọng.
Nhưng nếu chỉ dựa vào những thí nghiệm trên động vật không thôi thì việc đánh giá đối với con người là chưa đủ. Khi sáng chế ra một loại thuốc nào mới, đầu tiên, nhà máy chế thuốc sẽ sử dụng động vật để xác định độ an toàn, dựa vào đó nghiên cứu mức độ rủi ro đối với con người. Nhưng ngoài những chất hóa học dùng làm dược phẩm trong y học thì việc kiểm tra rủi ro trên cơ thể người là không thể cho phép. Hơn nữa, chỉ thí nghiệm phản ứng độc tính trên cơ thể chuột được tiến hành trong khoảng 1 tháng cần phải chi phí 10,000,000 yên.
Cuộc điều tra dịch tễ học sau khi xảy ra sự kiện nhiễm độc dầu Kanemi đáng buồn là một ví dụ tham khảo. Từ kết quả điều tra đó việc gây hại đến con người của các chất đioxin và DES được sáng tỏ nhưng trong cả trường hợp đó vẫn có nhiều ý kiến về việc xác định mức độ rủi ro.Ví dụ ở Nhật mức độ rủi ro gây ung thư của các chất hóa học được quy định là 1/100,000. Điều đó có nghĩa là hàng năm ở Nhật có khoảng 15 người sẽ chết vì ung thư. Mức độ rủi ro không chỉ là do các nhà chuyên môn đánh giá mà phải có cả sự tham gia của nhiều người, có những quan điểm giá trị khác nhau cùng quyết định.
Cách xác định giá trị tiêu chuẩn cho phép của chất như DDT, DES, dựa trên độc tính của các chất thông thường từ trước đến nay. Nhưng đánh giá mức rủi ro có suy nghĩ đến việc rối loạn hệ nội tiết vẫn chưa được thực hiện. Nếu phòng chống bằng cách ngừng sản xuất và sử dụng các chất bị nghi ngờ dù chỉ một chút thì ngành công nghiệp hóa học thế giới sẽ bị rối loạn. Nếu mọi người đều đồng ý từ bỏ cuộc sống thuận tiện và quay trở về cuộc sống thời nguyên thủy thì vấn đề sẽ được giải quyết nhưng điều này cũng rất xa vời thực tế.