Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh long an (Trang 53 - 57)

- Các yếu tố bên trong dự án xuất phát từ các nguyên nhân đặc điểm của dự án và các bên trực tiếp tham gia dự án. Các yếu tố bên trong được phân loại thành 5 nhóm yếu tố tạm xếp hạng như sau: yếu tố liên quan đến đặc điểm dự án, yếu tố liên quan đến tư vấn thiết kế, yếu tố liên quan đến chủ đầu tư, nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công và cuối cùng là yếu tố tư vấn giám sát.

1. Các nguyên nhân liên quan đến đặc điểm của dự án:

a. Biện pháp kỹ thuật thi công phức tạp: sự phức tạp về mặt kỹ thuật, công nghệ cũng như biện pháp thi công của dự án có thể là một nguyên nhân làm chậm tiến độ, phát sinh chi phí gây tăng mức đầu tư dự án.

b. Thời gian thực hiện dự án kéo dài: thời gian thực hiện dự án càng dài thì rủi ro về lạm phát, tình hình kinh tế xã hội biến động … càng cao. Do đó, nếu thời gian thực hiện dự án kéo dài thì khả năng dự án tăng mức đầu tư càng cao.

c. Hình thức hợp đồng thực hiện dự án là hợp đồng theo đơn giá: hiện nay các hình thức hợp đồng là hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo đơn giá điều chỉnh (hợp đồng theo đơn giá). Tính chất cho phép điều chỉnh giá, khối lượng công việc của loại hợp đồng theo đơn giá có thể là nguyên nhân dễ dẫn đến việc tăng mức đầu tư dự án.

d. Mâu thuẫn ngẫu nhiên giữa các bên tham gia dự án: mâu thuẫn ngẫu nhiên giữa các bên tham gia dự án nếu không được giải quyết nhanh chóng và triệt để thì thường dẫn đến việc tạm ngừng thi công, kéo dài thời gian thực hiện gây tăng mức đầu tư.

e. Nhọc nhằng các điều kiện trong hợp đồng: có thể nói, sự nhọc nhằng trong các điều kiện hợp đồng thi công ở nước ta rất thường hay xuất hiện. Khi xảy ra tranh chấp, sự nhọc nhằng trong các điều kiện hợp đồng sẽ là nguyên nhân khiến cho tranh chấp kéo dài, thời gian tạm dừng thi công cũng sẽ kéo dài, khiến cho dự án bị tăng mức đầu tư.

f. Thời gian từ khi thiết kế đến khi đấu thầu kéo dài: thời gian từ khi thiết kế đến lúc đấu thầu kéo dài làm thay đổi giá nguyên vật liệu, giá ca máy, tăng rủi ro về lạm phát và trượt giá. Cho nên lý do này cũng có thể làm dự án bị tăng mức đầu tư.

g. Thiếu sự truyền đạt thông tin giữa các bên tham gia dự án: việc thiếu sự truyền đạt giữa các bên tham gia dự án có thể làm chậm trễ trong việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công xây dựng, khiến cho việc giải quyết vướng mắc có thể khó khăn hơn, bị kéo dài và gia tăng chi phí xử lý. Điều này là nguyên nhân làm tăng mức đầu tư xây dựng cho dự án.

h. Vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: việc vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (cấp nước, viễn thông …) vẫn thường thấy đối với các công trình ở khu vực đô thị đông dân. Nguyên nhân này sẽ dẫn đến sự chậm tiến độ dự án, làm tăng mức đầu tư.

2. Yếu tố liên quan đến tư vấn thiết kế (TVTK):

a. TVTK thiếu kinh nghiệm, sai sót trong thiết kế: việc thiết kế thiếu kinh nghiệm thường dẫn đến việc thiết kế không phù hợp với điều kiện công trường, gây phát sinh các biện pháp xử lý kỹ thuật … Do đó sẽ làm gia tăng mức đầu tư cho dự án.

b. TVTK ước lượng tổng mức đầu tư sai sót: ước lượng tổng mức đầu tư thiếu sót là một trong những nguyên nhân thường gặp khi thiết kế thiếu kinh nghiệm. Nguyên nhân này hầu hết đều dẫn đến việc trình duyệt phát sinh tổng mức đầu tư cho dự án.

c. TVTK chậm trễ giải quyết các vấn đề thiết kế: việc tư vấn thiết kế chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề vướng mắc về thiết kế cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự chậm tiến độ thực hiện dự án, làm tăng mức đầu tư cho dự án.

a. CĐT/BQLDA cung cấp thông tin trong giai đoạn thiết kế không đầy đủ:

thông tin không đầy đủ trong giai đoạn thiết kế dẫn đến những phát sinh bổ sung trong giai đoạn thi công.

b. CĐT/BQLDA yêu cầu thay đổi, làm thêm: việc thay đổi hoặc làm thêm do yêu cầu chủ quan hoặc khách quan sẽ làm tăng mức đầu tư cho dự án.

c. CĐT/BQLDA thay đổi kế hoạch dự án: kế hoạch dự án bao gồm kế hoạch về tiến độ, giải ngân, nhân sự … Kế hoạch dự án thay đổi có thể làm cho dự án bị kéo dài thời gian thực hiện, làm phát sinh chi phí.

d. CĐT/BQLDA thiếu năng lực quản lý: CĐT/BQLDA thiếu năng lực trong việc quản lý dự án có thể dẫn đến những sai sót trong việc điều hành làm kéo dài thời gian thực hiện, phát sinh các chi phí trong quá trình thực hiện… làm tăng mức đầu tư cho dự án.

e. CĐT/BQLDA lựa chọn nhà thầu không phù hợp: việc lựa chọn nhà thầu thi công, tư vấn giám sát không phù hợp có thể là nguyên nhân làm giảm chất lượng, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí thực hiện nên làm gia tăng mức đầu tư cho dự án.

f. CĐT/BQLDA chậm trễ ra quyết định: việc chậm trễ ra quyết định của CĐT thường dẫn đến tiến độ dự án bị trì trệ, thời gian kéo dài làm gia tăng mức đầu tư xây dựng.

g. CĐT/BQLDA chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng: việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng chắc chắn sẽ làm kéo dài thời gian thi công, tăng nguy cơ ảnh hưởng của lạm phát, dẫn đến việc gia tăng mức đầu tư.

h. Khó khăn tài chính của CĐT: CĐT có thể gặp khó khăn về mặt tài chính gây chậm thanh toán cho các bên tham gia, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, phát sinh chi phí cho các công việc bắt đầu lại. Do đó sẽ làm tăng mức đầu tư cho dự án.

i. Việc tư lợi của cán bộ CĐT/BQLDA: cán bộ của CĐT/BQLDA có thể tìm cách bòn rút tiền dự án nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Điều này có thể làm phát sinh những chi phí bất hợp lý cho dự án, làm tăng mức đầu tư của dự án.

4. Yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công:

a. Nhà thầu luôn tìm cách phát sinh công việc: công việc phát sinh đôi khi có thể giúp cho nhà thầu nâng cao thêm lợi nhuận trong dự án, đồng thời giúp cho nhà thầu kéo dài thêm tiến độ để có thể bù đắp những thời gian thi công chậm do thiếu vật tư hay nhân lực. Vì vậy, việc nhà thầu luôn tìm cách làm phát sinh cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng mức đầu tư.

b. Nhà thầu móc nối với các bên để làm phát sinh cho dự án: việc móc nối giữa cán bộ của nhà thầu với cán bộ của CĐT, TVTK hoặc TVGS nhằm phát sinh những khoản mục bất hợp lý trong dự án nhằm trục lợi. Điều đó có thể sẽ làm tăng mức đầu tư của dự án.

5. Yếu tố liên quan đến tư vấn giám sát (TVGS):

a. TVGS thiếu năng lực: TVGS thiếu năng lực có thể làm chậm tiến độ dự án hoặc dễ bị nhà thầu qua mặt trong việc trình duyệt các phát sinh bất hợp lý. Do đó có thể làm tăng mức đầu tư dự án.

b. TVGS chưa làm hết khả năng của mình: TVGS làm việc không công tư phân minh nên gây ra những tranh cải giữa nhà thầu và phía TVGS, TVGS gây khó dễ trong quá trình nghiệm thu các hạng mục làm tiến độ xây dựng chậm lại, ảnh hưởng đến các khâu phía sau. Do đó có thể làm tăng mức đầu tư dự án.

Một phần của tài liệu Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh long an (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)