XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG

Một phần của tài liệu Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh long an (Trang 112)

Kiểm soát tốt các yếu tố này sẽ giúp dự án đạt được nhiều thành công.

5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG MỨC ĐẦU TƯ MỨC ĐẦU TƯ

5.2.1. Đối với Chủ đầu tư/Ban QLDA:

- Năng lực của Chủ đầu tư/Ban QLDA luôn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng mức đầu tư trong các dự án dân dụng và công nghiệp. Điều này có thể thấy qua kết quả phân tích thành phần chính, hầu hết các yếu tố ảnh hưởng đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Chủ đầu tư/Ban QLDA. Vì vậy các kiến nghị đối với Chủ đầu tư/Ban QLDA như sau:

Chủ đầu tư/Ban QLDA cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực của các cán bộ giám sát, quản lý dự án nhằm tránh được những sai sót do việc yếu kém năng lực gây ra như: quản lý dự án chậm trễ, thay đổi kế hoạch thường xuyên, tạo cơ hội cho nhà thầu móc nối với các bên làm thất thoát chi phí dự án…

Chú ý phối hợp chặt chẽ với tư vấn thiết kế trong thời gian đầu hình thành dự án để tránh trường hợp truyền đạt sai, thiếu thông tin dẫn đến thiết kế bị sai sót do thiếu thông tin.

Xây dựng các tiêu chí, quy trình chọn thầu chặt chẽ, xem xét cả các yếu tố tài chính, năng lực, kinh nghiệm và cả lịch sử thi công của nhà thầu. Tránh trường hợp lựa chọn phải tư vấn thiết kế, thẩm tra, giám sát hoặc nhà thầu thi công không đủ năng lực, dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án làm tăng mức đầu tư dự án.

Phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác giải tỏa di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến điện lực, viễn thông, cấp nước … trước và trong khi thực hiện triển khai thi công.

Dùng các điều khoản hợp đồng để ràng buộc hoặc mua bảo hiểm công trình để giảm rủi ro đối với trường hợp công trình thi công ở nơi có địa chất phức tạp, không lường trước hoặc sự biến động bất thường của các điều kiện kinh tế vĩ mô.

Chủ đầu tư/Ban QLDA cũng cần quan tâm đến tình hình kinh tế vĩ mô của quốc gia để có dự báo và hành động trước những thay đổi, biến động về kinh tế làm ảnh hưởng đến mức đầu tư công trình.

5.2.2. Đối với Tư vấn thiết kế/giám sát:

- Năng lực của nhà tư vấn có ảnh hưởng lớn đến sự tăng mức đầu tư của công trình, đặc biệt là với tư vấn thiết kế. Hậu quả của tư vấn thiết kế có năng lực yếu kém sẽ dẫn đến ước lượng mức đầu tư sai, thiết kế thiếu sót, làm chậm tiến độ triển khai thi công, làm phát sinh các chi phí do tạm dừng, làm thêm… Có thể thấy hậu quả do tư vấn thiết kế yếu kém mang lại là vô cùng lớn.

- Ngoài ra, tư vấn giám sát yếu kém cũng có phần nào ảnh hưởng đến sự tăng mức đầu tư của dự án qua việc chậm trễ giải quyết công việc, hoặc không kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý của nhà thầu.

- Do đó, để hạn chế các yếu tố làm tăng mức đầu tư dự án thì nhà tư vấn cần liên tục bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ tư vấn. Ngoài ra, các tổ chức tư vấn cũng cần thiết xây dựng các quy trình nhằm kiểm soát chất lượng thiết kế, chất lượng giám sát dự án.

5.2.3. Đối với Nhà thầu thi công:

- Nhà thầu thi công đóng vai trò không kém quan trọng trong quá trình thực hiện dự án. Để giảm thiểu sự tăng mức đầu tư dự án, nhà thầu cần phối hợp chặt với các bên liên quan để kịp thời thông báo và giải quyết những vướng mắc, phát sinh

tại công trường. Ngoài ra, nhà thầu cũng cần phải đào tạo, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của các kỹ sư thi công.

5.2.4. Chuẩn bị ứng phó kịp thời với thời tiết và thiên tai:

- Có thể nói vấn đề về thiên tai và khắc nghiệt của thời tiết là không tránh khỏi. Nhưng con người với hiểu biết về thiên nhiên, luôn tìm cách khắc phục thiên nhiên nhằm giảm đáng kể thiệt hại do thiên nhiên tác động vào. Việc ứng phó những tình huống khó khăn trong thi công, cần được hoạch định rõ ràng, cụ thể từng trường hợp có như vậy khi xảy ra sự cố mọi người kịp xử lý tình huống. Nói chung, tất cả các bên trong dự án phải cùng nhau đưa ra các biện pháp ứng xử hợp lý với thời tiết, trong những giai đoạn khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên lưu ý không phải lúc nào cũng ứng dụng cứng nhắc một phương pháp mà cần có sự linh hoạt chuyển đổi trong những tình huống khác nhau. Có như vậy góp phần hạn chế phát sinh những chi phí không cần thiết khi gặp khó khăn do thay đổi thời tiết.

5.2.5. Cụ thể hoá các điều khoản trong hợp đồng:

- Cần phải cụ thể hoá các điều khoản về tiến độ, tài chính, yêu cầu kỹ thuật chung và riêng, xử lý tranh chấp giữa các bên, rủi ro trong xây dựng. Hợp đồng thi công xây dựng được ký kết giữa bên A và bên B cần thể hiện rõ các tiêu chí về tài chính, hình thức thanh toán, các điều khoản thưởng phạt rõ ràng, các tiêu chuẩn trong thi công và nghiệm thu theo giai đoạn công trình. Kiểm tra về quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng của các bên như giám sát chủ đầu tư, giám sát tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng… Cần được phân quyền rõ ràng trong hợp đồng thi công, căn cứ vào bản vẽ đấu thầu làm cơ sở tính toán khối lượng, nghiệm thu công tác cũng căn cứ theo bản vẽ đấu thầu, ghi nhận cụ thể các sự việc phát sinh ngoài bản vẽ thiết kế có sự chứng kiến và xác nhận của các bên trong dự án. Trong hợp đồng cần nêu rõ hình thức trao đổi thông tin, cách trình bày văn bản, ngôn ngữ trình bày song ngữ hay đơn ngữ …

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

6.1. KẾT LUẬN:

- Trong bối cảnh đất nước đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới, và dân số của nước ta ngày càng gia tăng mà đất đai thì lại không đổi .Vì vậy vấn đề đầu tư phát triển các dự án dân dụng và công nghiệp đang trở nên cấp thiết đối với đất nước ta hiện nay nói chung và ở tỉnh Long An nói riêng. Có nhiều dự án lớn đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư hoặc triển khai thi công với nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng, song song với việc triển khai các dự án lớn, thì vấn đề vượt mức đầu tư trong giai đoạn thi công xây dựng cũng đang là vấn đề bức xúc, làm đau đầu các nhà quản lý. Đề tài này được thực hiện nhằm xác định, đánh giá những nguyên nhân làm tăng mức đầu tư của công trình dân dụng và công nghiệp trong giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả xác định được 6 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến dự tăng mức đầu tư công trình dân dụng và công nghiệp.

Hình 6.1: Các thành phần chính ảnh hưởng đến sự tăng mức đầu tư công trình dân dụng.

Những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chủ đầu tư

Gia tăng mức đầu tư công

trình dân dụng và công

nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến tư vấn

Những yếu tố ảnh hưởng liên quan

đến hợp đồng

Những yếu tố ảnh hưởng liên quan

đến nhà thầu

Những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến

đặc điểm dự án

Những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến

6.2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

- Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng hiểu biết hơn nữa về các yếu tố chính tác động đến tăng mức đầu tư dự án trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong đó tìm ra được nhóm yếu tố quản lý của “ Chủ đầu tư” là có ảnh hưởng mạnh nhất đến tăng mức đầu tư dự án. Với kết quả đóng góp của nghiên cứu này sẽ góp một phần tạo cơ sở cho việc hoạch định các chương trình hành động cụ thể như: đề ra các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có đạo đức, có trách nhiệm trong nghề nghiệp, tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra và tiến hành áp dụng thêm một vài hệ thống quản lý mới nhằm tiết giảm chi phí và tăng chất lượng quản lý. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò lãnh đạo của chủ đầu tư, cần có những quyết định chính xác trong việc lựa chọn các nhà thầu xây dựng, các đơn vị tư vấn giám sát, các đơn vị tư vấn thiết kế, các nhà cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho dự án.

- Hai là, kết quả nghiên cứu đã giúp cho các công ty xây dựng trong nước Việt Nam mà rất ít doanh nghiệp dành ngân sách cho họat động nghiên cứu về tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công, để giúp họ có cách nhìn khách quan hơn trong việc lựa chọn quyết định đầu tư dự án. Với kết quả này các doanh nghiệp trong ngành có thể thực hiện các dự án nghiên cứu mở rộng tiếp theo ở các tỉnh thành khác để bổ sung và hòan chỉnh dự án nghiên cứu, đồng thời có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để xây dựng các chương trình thực thi nhằm thay đổi phương thức quản lý mới có hiệu quả hơn, công trình đạt chất lượng tốt hơn, có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp.

- Ba là, đây là kết quả quan trọng nhất, nghiên cứu này giúp cho bản thân tác giả hiểu sâu sắc hơn các cơ sở lý luận về quản lý dự án, các chiến lược phát triển mới từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý dự án, hiểu biết thêm về các nguyên nhân chính dẫn đến tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình, tìm hiểu các phương thức quản lý mới trong thời đại mới, cách nhìn nhận sự việc từ các

bên trong dự án, trách nhiệm và quyền hạn từ các bên trong dự án. Hiểu rỏ hơn về vai trò các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tăng mức đầu tư trong thi công công trình. Cụ thể hơn là hiểu sâu sắc các yếu tố về năng lực nhà thầu, vai trò lãnh đạo của chủ đầu tư, vai trò giám sát kỹ thuật của tư vấn giám sát, vai trò giám sát tác giả của tư vấn thiết kế và đặc biệt là vấn đề đặc điểm dự án là khá quan trọng. Mặt khác cũng góp phần giúp tác giả có thêm kiến thức về công tác quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp trong địa bàn tỉnh Long An.

- Bốn là, Nghiên cứu còn đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm hạn chế việc tăng mức đầu tư dự án trong giai đoạn thi công công trình, chủ yếu tập trung vào đào tạo nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật cho các đối tượng tham gia hoạt động xây dựng, nhà thầu cần thực hiện cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng thi công tiến đến áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống quốc tế, có như vậy các doanh nghiệp xây xựng trong nước mới kịp đáp ứng với nhu cầu mới trong thời đại mới ngày nay.

6.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU:

- Cũng như bất kỳ một luận văn hay dự án nghiên cứu nào đều có những mặt hạn chế, đối với luận văn này có một số hạn chế như sau:

+ Một là, các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào các lý thuyết đã có để xây dựng. Tuy nhiên, với trình độ và khả năng có hạn của tác giả, chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độ tin cậy của thang đo.

+ Hai là, nghiên cứu này chỉ thực hiện tại địa bàn tỉnh Long An và tại các công trình dân dụng và công nghiệp, các đơn vị thiết kế trong nước với số lượng mẫu chỉ có 237 mẫu hợp lệ, rất có thể kết quả này sẽ không đại diện được cho toàn bộ lĩnh vực xây dựng trong tỉnh Long An mà cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo tại các đơn vị khác cũng như tại các khu vực khác.

+ Ba là, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng mức đầu tư dự án trong giai đoạn thi công công trình xây dựng,

nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh về chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, hợp đồng, đặc điểm dự án, các vấn đề bên ngoài dự án .Tuy nhiên theo kết quả phân tích với những nhân tố trên chỉ có thể giải thích được 55.8% các nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng mức đầu tư dự án….Chính vì vậy còn rất nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình còn lại chiếm khoảng 44.2%, vấn đề này cần có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu.

6.4. KIẾN NGHỊ:

- Đề tài đã phân tích những nguyên nhân chính cũng như những thành phần chính ảnh hưởng đến sự gia tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở địa bàn tỉnh Long An. Tuy nhiên, do thời gian và nguồn lực hạn hẹp nên đề tài chỉ mới đánh giá các yếu tố ở mức độ tìm ra được các nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng mức đầu tư dự án trong giai đoạn thi công, chưa áp dụng những giải pháp đề xuất áp dụng vào một dự án hay một công ty cụ thể để có số liệu so sánh và phân tích. Từ đó xác định được chính xác mức độ của từng nhân tố và cái gì thật sự là hữu ích. Ngoài ra, cách thức lấy mẫu thuận tiện phi xác suất được sử dụng để thu thập dữ liệu, nên kết quả khảo sát có thể chưa sát thực với ý kiến của quần thể. Do đó, các đề nghị cho nghiên cứu sâu hơn là:

Khắc phục những khiếm khuyết của việc thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng cách thức lấy mẫu ngẫu nhiên và xác suất với số lượng mẫu nhiều hơn. Việc này nhằm mục đích tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng mức đầu tư của công trình dân dụng và công nghiệp trong các giai đoạn khác của dự án.

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ TĂNG MỨC ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG

NGHIỆP Ở TỈNH LONG AN

Kính chào Anh/Chị!

Tôi tên là Nguyễn Văn Tặng, là học viên cao học ngành Kỹ Thuật Công Trình Xây Dựng Dân Dụng & Công Ngiệp,trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài:" NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ TĂNG MỨC ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH LONG AN”.

Để có được cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ nghiên cứu, tôi rất mong được sự giúp đỡ của các Anh/Chị bằng cách trả lời các câu hỏi kèm theo sau. Dữ liệu thu thập được sẽ chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nó không ảnh hưởng tới cá nhân cũng như công ty các Anh/Chị. Tôi cam kết các thông tin này sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Anh/Chị!

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI :

Mức đầu tư hay tổng mức đầu tư là chi phí dự tính của dự án bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản

Một phần của tài liệu Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh long an (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)