3.3.1. Giới thiệu chung:
Mục giới thiệu chung nằm ở phần đầu bảng câu hỏi khảo sát nhằm giới thiệu cho người trả lời biết nguồn gốc, lý do của cuộc khảo sát.
3.3.2. Hướng dẫn trả lời:
Mục hướng dẫn trả lời được chia thành 2 phần:
Phần giải thích các từ ngữ, mục tiêu khảo sát nhằm giúp người đọc nắm được mục tiêu xuyên suốt của cuộc khảo sát, tránh trường hợp người trả lời hiểu sai ý nghĩa nội dung khảo sát làm cho kết quả trả lời bị sai lệch.
Phần thang đo mức độ và cách thức trả lời cho các câu hỏi. Thang đo mức độ là thang đo Likert 5 khoảng đo nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên sự tăng mức đầu tư.
Điểm Mức độ ảnh hưởng (1) Không ảnh hưởng (2) Ít ảnh hưởng (3) Có ảnh hưởng (4) Ảnh hưởng mạnh (5) Ảnh hưởng rất mạnh 3.3.3. Các yếu tố khảo sát:
- Về nguyên tắc, để khảo sát nguyên nhân làm tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công thì cần phải khảo sát nguyên nhân làm gia tăng 2 thành phần chi phí tác động đến mức đầu tư trong giai đoạn thi công gồm: chi phí xây dựng và chi phí thiết bị. Tuy nhiên, đặc điểm của công trình dân dụng và công nghiệp là chi phí thiết bị chỉ gồm thiết bị chiếu sáng, các đường dây chờ đấu nối vào thiết bị gia dụng nên tính lắp đặt đơn giản và thường được lắp đặt bởi chính nhà thầu xây dựng. Do đó, các nguyên nhân làm gia tăng chi phí thiết bị trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp thì không đáng kể và tương tự với các nguyên nhân làm gia tăng chi phí xây dựng. Như vậy, đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, có thể khảo sát các nguyên nhân làm gia tăng chi phí xây dựng để đánh giá chung cho các nguyên nhân làm tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công.
- Tương tự một số các nghiên cứu trước đây như Abdul Rahman (2010), Tín (2009), Jacob Murali Sambarivan, Yau wen soon: các nguyên nhân làm gia tăng mức đầu tư được phân thành 2 nhóm nguyên nhân chính: nhóm nguyên nhân bên ngoài & nhóm nguyên nhân bên trong. Trong mỗi nhóm chính lại chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn theo sơ đồ như sau:
Hình 3.3: Phân nhóm yêu tố ảnh hưởng làm tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công.
- Sau khi tiến hành phân tích và tham khảo chuyên gia, xác định được 41 yếu tố trong 10 nhóm nguyên nhân có tác động làm tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp. Cụ thể như sau:
TĂNG MỨC ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG TĂNG CHI PHÍ XÂY DỰNG Kinh tế vĩ mô TĂNG CHI PHÍ THIẾT BỊ Pháp luật, chính quyền Xã hội Môi trường Công nghệ, kỹ thuật Đặc điểm dự án
Do chủ đầu tư/Ban QLDA Do tư vấn thiết kế/thẩm tra
Do nhà thầu thi công Do tư vấn giám sát
Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài
3.3.3.1. Các yếu tố bên ngoài:
- Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố liên quan trực tiếp đến các chính sách vĩ mô và môi trường nơi thực hiện dự án. Nhóm các yếu tố bên ngoài được chia làm 5 yếu tố gồm: kinh tế, xã hội, pháp luật, môi trường và công nghệ.
1. Yếu tố kinh tế vĩ mô:
a. Ảnh hưởng lạm phát và trượt giá: yếu tố lạm phát luôn được tính toán khi lập tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, khi dự án được thực hiện trong khoảng thời gian diễn ra lạm phát cao thì việc gia tăng mức đầu tư là điều không thể tránh khỏi.
b. Sự thay đổi giá nguyên vật liệu: giá nguyên vật liệu thô như cát, đá, sỏi, xi măng, bê tông tươi, thép tròn, thép xây dựng, ván copha…có thể thay đổi lên xuống vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngoài ra, có những thời điểm thay đổi chính sách hoặc nhu cầu thị trường làm giá nguyên vật liệu thô tăng cao đột biến. Điều này có thể làm thay đổi kế hoạch thực hiện dự án, làm tăng mức đầu tư cho dự án.
c. Nguồn nguyên vật liệu không ổn định: nguồn nguyên vật liệu không ổn định khối lượng cung cấp có thể là nguyên nhân làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, thay đổi kế hoạch dự án và gây gia tăng tổng mức đầu tư.
d. Sự biến động giá ca máy thiết bị: sự thay đổi các chính sách tỷ giá, xuất nhập khẩu có thể gây biến động về giá cả xăng dầu, máy thi công, việc vận hành ca máy trong những thời điểm khác nhau cũng có những tác động nhất định đến chi phí vận hành ca máy. Điều này làm tăng giá ca máy thi công, ảnh hưởng đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công xây dựng.
2. Yếu tố pháp luật, chính quyền địa phương:
a. Sự thay đổi chính sách pháp luật thường xuyên: chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, đầu tư, xây dựng có tác động mạnh đến mức đầu tư của dự án nói chung và các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng. Do
đó, sự thay đổi các chính sách pháp luật hàng năm có thể gây ra sự gia tăng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn thi công công trình.
b. Các tiêu chuẩn xây dựng thiếu sót: tiêu chuẩn xây dựng thiếu sót có thể làm phát sinh những chi phí để giải quyết các vấn đề mà tiêu chuẩn xây dựng chưa ban hành.
c. Định mức xây dựng được ban hành chưa phù hợp: định mức xây dựng thiếu sót hoặc không phù hợp dẫn đến việc ước lượng tổng mức đầu tư trong giai đoạn thiết kế, đấu thầu bị thiếu sót. Do đó sẽ dẫn đến những phát sinh làm tăng tổng mức đầu tư trong giai đoạn thi công.
d. Chi phí lót tay cho các quan chức địa phương: sự quan liêu của các quan chức chính quyền trong việc phê duyệt phát sinh tổng mức đầu tư nhằm thu lợi cá nhân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự tăng mức đầu tư dự án.
e. Chính sách địa phương không phù hợp: chính sách địa phương không phù hợp có thể gây cản trở quá trình thực hiện dự án, làm kéo dài thời gian thi công và tăng chi phí “lót tay” cho các cán bộ địa phương. Vì vậy sẽ làm tăng mức đầu tư cho dự án.
3. Yếu tố môi trường:
a. Thời tiết thay đổi bất thường: mưa kéo dài, mưa trái mùa, rét đậm kéo dài… có thể là những nguyên nhân làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm hư hại công trình trong giai đoạn thi công. Điều này khiến cho dự án cần phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư nhằm khắc phục những thiệt hại do thời tiết.
b. Xảy ra thiên tai: các yếu tố thiên tai như sóng thần, động đất, bão lũ …luôn luôn gây ra những thiệt hại nặng nề đối với dự án. Vì vậy việc tăng mức đầu tư thực hiện dự án là điều không tránh khỏi khi xuất hiện các yếu tố thiên tai.
c. Điều kiện địa chất phức tạp: địa chất phức tạp làm phát sinh các chi phí khi thực hiện, gây ra tăng mức đầu tư dự án.
a. Quá trình thi công làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân: quá trình thi công làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực vì bụi bặm, tiếng ồn… Cho nên có trường hợp người dân thưa kiện hoặc không hợp tác với đội thi công, làm cho dự án bị kéo dài và vượt mức đầu tư.
b. Sự phản đối của người dân do bồi thường không thỏa đáng: việc bồi thường không thỏa đáng thường dẫn đến việc người dân phản đối, quấy nhiễu, cản trở trong quá trình thi công dự án. Điều này dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện dự án và gia tăng mức đầu tư cho dự án.
c. Dễ xảy ra trộm cắp trong khu vực xây dựng: do dự án đường giao thông mang đặc điểm kéo dài theo tuyến cho nên việc bảo vệ công trình gặp nhiều khó khăn. Nếu dự án được thực hiện trong khu vực có tình hình trộm cắp liên tục có thể làm kéo dài thời gian thực hiện, gia tăng chi phí thực hiện lại công việc, tăng chi phí bảo vệ làm tăng mức đầu tư cho dự án.
5. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật:
a. Biện pháp kỹ thuật thi công mới: trong giai đoạn ban đầu hình thành dự án, các bên có thể xác định biện pháp kỹ thuật thi công mới cho mục tiêu chất lượng, tiến độ, tài chính … mà chưa lường hết những khó khăn khi thi công. Vậy nên khi thi công sẽ rất dễ xảy ra những phát sinh chưa lường trước làm tăng mức đầu tư cho dự án.
b. Biện pháp quản lý bằng công nghệ mới: Trong giai đoạn ban đầu hình thành dự án, các bên có thể xác định các biện pháp quản lý dự án bằng các công nghệ mới, áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý từng khâu, từng hạng mục của dự án….mà không lường hết những khó khăn nhất định khi áp dụng ngoài thực địa. Vậy nên khi thi công sẽ rất dễ xảy ra những phát sinh làm tăng mức đầu tư cho dự án.
- Các yếu tố bên trong dự án xuất phát từ các nguyên nhân đặc điểm của dự án và các bên trực tiếp tham gia dự án. Các yếu tố bên trong được phân loại thành 5 nhóm yếu tố tạm xếp hạng như sau: yếu tố liên quan đến đặc điểm dự án, yếu tố liên quan đến tư vấn thiết kế, yếu tố liên quan đến chủ đầu tư, nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công và cuối cùng là yếu tố tư vấn giám sát.
1. Các nguyên nhân liên quan đến đặc điểm của dự án:
a. Biện pháp kỹ thuật thi công phức tạp: sự phức tạp về mặt kỹ thuật, công nghệ cũng như biện pháp thi công của dự án có thể là một nguyên nhân làm chậm tiến độ, phát sinh chi phí gây tăng mức đầu tư dự án.
b. Thời gian thực hiện dự án kéo dài: thời gian thực hiện dự án càng dài thì rủi ro về lạm phát, tình hình kinh tế xã hội biến động … càng cao. Do đó, nếu thời gian thực hiện dự án kéo dài thì khả năng dự án tăng mức đầu tư càng cao.
c. Hình thức hợp đồng thực hiện dự án là hợp đồng theo đơn giá: hiện nay các hình thức hợp đồng là hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo đơn giá điều chỉnh (hợp đồng theo đơn giá). Tính chất cho phép điều chỉnh giá, khối lượng công việc của loại hợp đồng theo đơn giá có thể là nguyên nhân dễ dẫn đến việc tăng mức đầu tư dự án.
d. Mâu thuẫn ngẫu nhiên giữa các bên tham gia dự án: mâu thuẫn ngẫu nhiên giữa các bên tham gia dự án nếu không được giải quyết nhanh chóng và triệt để thì thường dẫn đến việc tạm ngừng thi công, kéo dài thời gian thực hiện gây tăng mức đầu tư.
e. Nhọc nhằng các điều kiện trong hợp đồng: có thể nói, sự nhọc nhằng trong các điều kiện hợp đồng thi công ở nước ta rất thường hay xuất hiện. Khi xảy ra tranh chấp, sự nhọc nhằng trong các điều kiện hợp đồng sẽ là nguyên nhân khiến cho tranh chấp kéo dài, thời gian tạm dừng thi công cũng sẽ kéo dài, khiến cho dự án bị tăng mức đầu tư.
f. Thời gian từ khi thiết kế đến khi đấu thầu kéo dài: thời gian từ khi thiết kế đến lúc đấu thầu kéo dài làm thay đổi giá nguyên vật liệu, giá ca máy, tăng rủi ro về lạm phát và trượt giá. Cho nên lý do này cũng có thể làm dự án bị tăng mức đầu tư.
g. Thiếu sự truyền đạt thông tin giữa các bên tham gia dự án: việc thiếu sự truyền đạt giữa các bên tham gia dự án có thể làm chậm trễ trong việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công xây dựng, khiến cho việc giải quyết vướng mắc có thể khó khăn hơn, bị kéo dài và gia tăng chi phí xử lý. Điều này là nguyên nhân làm tăng mức đầu tư xây dựng cho dự án.
h. Vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: việc vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (cấp nước, viễn thông …) vẫn thường thấy đối với các công trình ở khu vực đô thị đông dân. Nguyên nhân này sẽ dẫn đến sự chậm tiến độ dự án, làm tăng mức đầu tư.
2. Yếu tố liên quan đến tư vấn thiết kế (TVTK):
a. TVTK thiếu kinh nghiệm, sai sót trong thiết kế: việc thiết kế thiếu kinh nghiệm thường dẫn đến việc thiết kế không phù hợp với điều kiện công trường, gây phát sinh các biện pháp xử lý kỹ thuật … Do đó sẽ làm gia tăng mức đầu tư cho dự án.
b. TVTK ước lượng tổng mức đầu tư sai sót: ước lượng tổng mức đầu tư thiếu sót là một trong những nguyên nhân thường gặp khi thiết kế thiếu kinh nghiệm. Nguyên nhân này hầu hết đều dẫn đến việc trình duyệt phát sinh tổng mức đầu tư cho dự án.
c. TVTK chậm trễ giải quyết các vấn đề thiết kế: việc tư vấn thiết kế chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề vướng mắc về thiết kế cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự chậm tiến độ thực hiện dự án, làm tăng mức đầu tư cho dự án.
a. CĐT/BQLDA cung cấp thông tin trong giai đoạn thiết kế không đầy đủ:
thông tin không đầy đủ trong giai đoạn thiết kế dẫn đến những phát sinh bổ sung trong giai đoạn thi công.
b. CĐT/BQLDA yêu cầu thay đổi, làm thêm: việc thay đổi hoặc làm thêm do yêu cầu chủ quan hoặc khách quan sẽ làm tăng mức đầu tư cho dự án.
c. CĐT/BQLDA thay đổi kế hoạch dự án: kế hoạch dự án bao gồm kế hoạch về tiến độ, giải ngân, nhân sự … Kế hoạch dự án thay đổi có thể làm cho dự án bị kéo dài thời gian thực hiện, làm phát sinh chi phí.
d. CĐT/BQLDA thiếu năng lực quản lý: CĐT/BQLDA thiếu năng lực trong việc quản lý dự án có thể dẫn đến những sai sót trong việc điều hành làm kéo dài thời gian thực hiện, phát sinh các chi phí trong quá trình thực hiện… làm tăng mức đầu tư cho dự án.
e. CĐT/BQLDA lựa chọn nhà thầu không phù hợp: việc lựa chọn nhà thầu thi công, tư vấn giám sát không phù hợp có thể là nguyên nhân làm giảm chất lượng, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí thực hiện nên làm gia tăng mức đầu tư cho dự án.
f. CĐT/BQLDA chậm trễ ra quyết định: việc chậm trễ ra quyết định của CĐT thường dẫn đến tiến độ dự án bị trì trệ, thời gian kéo dài làm gia tăng mức đầu tư xây dựng.
g. CĐT/BQLDA chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng: việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng chắc chắn sẽ làm kéo dài thời gian thi công, tăng nguy cơ ảnh hưởng của lạm phát, dẫn đến việc gia tăng mức đầu tư.
h. Khó khăn tài chính của CĐT: CĐT có thể gặp khó khăn về mặt tài chính gây chậm thanh toán cho các bên tham gia, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, phát sinh chi phí cho các công việc bắt đầu lại. Do đó sẽ làm tăng mức đầu tư cho dự án.
i. Việc tư lợi của cán bộ CĐT/BQLDA: cán bộ của CĐT/BQLDA có thể tìm cách bòn rút tiền dự án nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Điều này có thể làm phát sinh những chi phí bất hợp lý cho dự án, làm tăng mức đầu tư của dự án.
4. Yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công:
a. Nhà thầu luôn tìm cách phát sinh công việc: công việc phát sinh đôi khi có thể giúp cho nhà thầu nâng cao thêm lợi nhuận trong dự án, đồng thời giúp cho nhà thầu kéo dài thêm tiến độ để có thể bù đắp những thời gian thi công chậm do thiếu