Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh long an (Trang 51 - 53)

- Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố liên quan trực tiếp đến các chính sách vĩ mô và môi trường nơi thực hiện dự án. Nhóm các yếu tố bên ngoài được chia làm 5 yếu tố gồm: kinh tế, xã hội, pháp luật, môi trường và công nghệ.

1. Yếu tố kinh tế vĩ mô:

a. Ảnh hưởng lạm phát và trượt giá: yếu tố lạm phát luôn được tính toán khi lập tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, khi dự án được thực hiện trong khoảng thời gian diễn ra lạm phát cao thì việc gia tăng mức đầu tư là điều không thể tránh khỏi.

b. Sự thay đổi giá nguyên vật liệu: giá nguyên vật liệu thô như cát, đá, sỏi, xi măng, bê tông tươi, thép tròn, thép xây dựng, ván copha…có thể thay đổi lên xuống vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngoài ra, có những thời điểm thay đổi chính sách hoặc nhu cầu thị trường làm giá nguyên vật liệu thô tăng cao đột biến. Điều này có thể làm thay đổi kế hoạch thực hiện dự án, làm tăng mức đầu tư cho dự án.

c. Nguồn nguyên vật liệu không ổn định: nguồn nguyên vật liệu không ổn định khối lượng cung cấp có thể là nguyên nhân làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, thay đổi kế hoạch dự án và gây gia tăng tổng mức đầu tư.

d. Sự biến động giá ca máy thiết bị: sự thay đổi các chính sách tỷ giá, xuất nhập khẩu có thể gây biến động về giá cả xăng dầu, máy thi công, việc vận hành ca máy trong những thời điểm khác nhau cũng có những tác động nhất định đến chi phí vận hành ca máy. Điều này làm tăng giá ca máy thi công, ảnh hưởng đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công xây dựng.

2. Yếu tố pháp luật, chính quyền địa phương:

a. Sự thay đổi chính sách pháp luật thường xuyên: chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, đầu tư, xây dựng có tác động mạnh đến mức đầu tư của dự án nói chung và các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng. Do

đó, sự thay đổi các chính sách pháp luật hàng năm có thể gây ra sự gia tăng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn thi công công trình.

b. Các tiêu chuẩn xây dựng thiếu sót: tiêu chuẩn xây dựng thiếu sót có thể làm phát sinh những chi phí để giải quyết các vấn đề mà tiêu chuẩn xây dựng chưa ban hành.

c. Định mức xây dựng được ban hành chưa phù hợp: định mức xây dựng thiếu sót hoặc không phù hợp dẫn đến việc ước lượng tổng mức đầu tư trong giai đoạn thiết kế, đấu thầu bị thiếu sót. Do đó sẽ dẫn đến những phát sinh làm tăng tổng mức đầu tư trong giai đoạn thi công.

d. Chi phí lót tay cho các quan chức địa phương: sự quan liêu của các quan chức chính quyền trong việc phê duyệt phát sinh tổng mức đầu tư nhằm thu lợi cá nhân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự tăng mức đầu tư dự án.

e. Chính sách địa phương không phù hợp: chính sách địa phương không phù hợp có thể gây cản trở quá trình thực hiện dự án, làm kéo dài thời gian thi công và tăng chi phí “lót tay” cho các cán bộ địa phương. Vì vậy sẽ làm tăng mức đầu tư cho dự án.

3. Yếu tố môi trường:

a. Thời tiết thay đổi bất thường: mưa kéo dài, mưa trái mùa, rét đậm kéo dài… có thể là những nguyên nhân làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm hư hại công trình trong giai đoạn thi công. Điều này khiến cho dự án cần phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư nhằm khắc phục những thiệt hại do thời tiết.

b. Xảy ra thiên tai: các yếu tố thiên tai như sóng thần, động đất, bão lũ …luôn luôn gây ra những thiệt hại nặng nề đối với dự án. Vì vậy việc tăng mức đầu tư thực hiện dự án là điều không tránh khỏi khi xuất hiện các yếu tố thiên tai.

c. Điều kiện địa chất phức tạp: địa chất phức tạp làm phát sinh các chi phí khi thực hiện, gây ra tăng mức đầu tư dự án.

a. Quá trình thi công làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân: quá trình thi công làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực vì bụi bặm, tiếng ồn… Cho nên có trường hợp người dân thưa kiện hoặc không hợp tác với đội thi công, làm cho dự án bị kéo dài và vượt mức đầu tư.

b. Sự phản đối của người dân do bồi thường không thỏa đáng: việc bồi thường không thỏa đáng thường dẫn đến việc người dân phản đối, quấy nhiễu, cản trở trong quá trình thi công dự án. Điều này dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện dự án và gia tăng mức đầu tư cho dự án.

c. Dễ xảy ra trộm cắp trong khu vực xây dựng: do dự án đường giao thông mang đặc điểm kéo dài theo tuyến cho nên việc bảo vệ công trình gặp nhiều khó khăn. Nếu dự án được thực hiện trong khu vực có tình hình trộm cắp liên tục có thể làm kéo dài thời gian thực hiện, gia tăng chi phí thực hiện lại công việc, tăng chi phí bảo vệ làm tăng mức đầu tư cho dự án.

5. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật:

a. Biện pháp kỹ thuật thi công mới: trong giai đoạn ban đầu hình thành dự án, các bên có thể xác định biện pháp kỹ thuật thi công mới cho mục tiêu chất lượng, tiến độ, tài chính … mà chưa lường hết những khó khăn khi thi công. Vậy nên khi thi công sẽ rất dễ xảy ra những phát sinh chưa lường trước làm tăng mức đầu tư cho dự án.

b. Biện pháp quản lý bằng công nghệ mới: Trong giai đoạn ban đầu hình thành dự án, các bên có thể xác định các biện pháp quản lý dự án bằng các công nghệ mới, áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý từng khâu, từng hạng mục của dự án….mà không lường hết những khó khăn nhất định khi áp dụng ngoài thực địa. Vậy nên khi thi công sẽ rất dễ xảy ra những phát sinh làm tăng mức đầu tư cho dự án.

Một phần của tài liệu Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh long an (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)