Tình hình tiêu dùng nước giải khát trên toàn cầu giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của công ty suntory pepsico cần thơ giai đoạn 2011 – 07 2014 (Trang 25 - 30)

ĐOẠN 2010-2015 VÀ SƠ LƯỢC VỀ PEPSICO QUỐC TẾ

3.1.1 Tình hình tiêu dùng nước giải khát trên toàn cầu giai đoạn 2010-2015 2010-2015

Theo thông tin nghiên cứu thị trường NGK của Marketline (Anh Quốc) giai đoạn 2010-2015 thì hiện nay thị trường nước giải khát toàn cầu do một nhóm gồm 8 quốc gia chi phối là: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Nga, Anh và Hoa Kỳ. Doanh số tiêu thụ của riêng nhóm này trong năm 2010 đã đạt 291 tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu ngành NGK quốc tế. Trên thế giới NGK được phân thành NGK có gas và NGK không gas (nước đóng chai, nước hoa quả, đồ uống chức năng…).

Bảng 3.1: Dự báo thị trường NGK năm 2025

Sản phẩm Doanh thu (tỷ USD) Sản lượng (tỷ lít) Tốc độ tăng trưởng (%) Thị trường/quốc gia chiếm lĩnh

NGK có gas 209 197 10 Hoa kỳ (Coca-Cola)

Đồ uống chức

năng 62 16.135 30 Hoa Kỳ (PepsiCo)

Nước đóng chai 126 183 27 Châu Âu

Nước hoa quả 92 64 Dưới 2 Hoa Kỳ, Anh

Tổng 489 460.135

Nguồn: Marketingline

Trong năm 2025 thị trường NGK trên thế giới có nhiều biến đổi. Các loại đồ uống chức năng như nước tăng lực, nước uống thể thao có tốc tốc độ tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2010, thống lĩnh loại đồ uống này là PepsiCo với 24% thị phần. NGK có gas vẫn là sản phẩm có doanh thu cao nhất với khoảng 209 tỷ USD năm 2025 và sản lượng đạt khoảng 197 tỷ lít, Coca-Cola là sản phẩm bán chạy nhất chiếm gần 42% thị phần. Châu Âu chiếm lĩnh thị trường nước đóng chai (50% thị phần) và nước hoa quả là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng rất thấp, dưới 2%/năm. Tuy nhiên, thị trường nước ép hoa quả (kể cả các loại nước ép từ rau, củ, quả) đến năm 2015 sẽ vượt mốc 64 tỷ lít, phụ thuộc vào nhận thức của người tiêu dùng về sức khoẻ và dinh dưỡng.

Các doanh nghiệp dẫn đầu là ba đại gia khổng lồ trong lĩnh vực NGK toàn cầu: Coca-Cola, PepsiCo và Cadbury Schweppes. Coca-Cola có gần 140.000 nhân công, sở hữu trên 3.500 nhãn hiệu tại hơn 200 quốc gia. PepsiCo

15

sở hữu 19 nhãn hiệu hàng đầu thế giới với doanh thu bán lẻ hàng năm lên tới 1 tỷ USD.

Theo dự báo xu hướng thị trường của Marketline thì ngành NGK thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ, đặc biệt là NGK có gas. Sự xuất hiện của những phong cách sống mới theo hướng thiên về sức khoẻ cùng sự cảnh giác về các bệnh dịch như tiểu đường hay béo phì ngày càng phổ biến sẽ khiến NGK có gas bị ảnh hưởng nhẹ, song lại tạo ra tiềm năng dồi dào cho các loại sản phẩm khác như nước trái cây và nước tăng lực.

3.1.2 PepsiCo quốc tế

3.1.2.1 Lịch sử hình thành

PepsiCo là một trong những công ty sản xuất nước giải khát và thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, công ty có hệ thống phân phối dày đặc gần 200 quốc gia và thuê hơn 185.000 nghìn nhân viên trên toàn thế giới. PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tính vui nhộn, năng động cho đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh cho NTD.

Lịch sử hình thành công ty:

1886: Bradham - một dược sỹ tại Chinquabin, North Carolina đã pha chế một loại thức uống dễ tiêu làm từ Cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad”.

1893 Brad đổi sang một cái tên mới PepsiCola, nghe thú vị, khỏe khoắn và mạnh mẽ hơn.

1898: Caleb Bradham mua quyền sáng chế cho thương hiệu Pepcola và đặt tên lại là PepsiCola.

1902: Thương hiệu PepsiCola được đăng ký.

1941: PepsiCola thâm nhập vào thị trường Châu Âu, đánh dấu bước phát triển mới của công ty.

1965: PepsiCola sáp nhập với tập đoàn Frito-Lay thành lập nên công ty PepsiCo.

1998: PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana trị giá $ 3.3tỷ. Kỷ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thế kỷ mới, hình cầu với 3 màu, xanh, trắng, đỏ, trên nền màu xanh nhạt, biểu tượng thống nhất trên toàn cầu.

16

Biểu tượng logo của PepsiCo qua các thời kỳ

Sứ mệnh PepsiCo đề ra: “Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất mặt hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi đang hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng, chính trực trong mọi hoạt động của mình”.

Tổng giám đốc điều hành của Pesico hiện nay là người Ấn Độ - bà Indra Nooyi, cùng với 12 thành viên hội đồng quản trị cùng nhau vận hành PepsiCo. Hiện nay PepsiCo có đến 4 đơn vị kinh doanh lớn:

PepsiCo Americas Foods: Phụ trách kinh doanh thực phẩm tại Mỹ, đơn vị này bao gồm 3 các chi nhánh nhỏ là Frito Lay North American (FLNA), Quaker Foods North America (QFNA), Latin America Foods (LAF).

PepsiCo Americas Bevargaes (PAB): Phụ trách nhiệm vụ kinh doanh NGK chủ yếu tại Bắc Mỹ và Mỹ Latin.

PepsiCo Europe (Europe): Đảm nhiệm việc kinh doanh cả NGK và thực phẩm tại khu vực Châu Âu.

PepsiCo Asia, Middle East and Africa (AMEA): Đơn vị này mở rộng mạng lưới kinh doanh cho PepsiCo chủ yếu tại khu vực Châu Phi và Châu Á trong đó có Việt Nam.

17

3.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

A: Theo 4 đơn vị kinh doanh

B: Theo dòng sản phẩm

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh của PepsiCo năm 2013

Hình 3.1: Cơ cấu doanh thu của PepsiCo năm 2013

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PepsiCo thì trong năm 2013 doanh thu tại Mỹ đạt 51% và 49% còn lại là của các khu vực ngoài Mỹ. Hai dòng sản phẩm chính của PepsiCo chính là NGK và thức ăn nhanh trong đó thì doanh thu của NGK chiếm 48% và mảng thực phẩm đạt 52%, điều này cho thấy hiện nay tại PepsiCo thì mảng thực phẩm đang có sự phát triển vượt trội. Trong 4 đơn vị kinh doanh của mình thì PepsiCo Americas Food nắm giữ đến 37% và theo sao đó là đơn vị cung cấp mảng NGK chiếm 32% doanh thu. PepsiCo AMEA, phụ trách kinh doanh tại Châu Phi và Châu Á chỉ mang về chi PepsiCo doanh số rất hạn chế, chỉ 10% năm 2013.

37%

32% 21%

10%

Pepsico Americas Foods (FLNA, QFNA, LAF)

Pepsico Americas Bevargaes Pepsico Europe Pepsico AMEA 48% 52% NGK Thực phẩm

18

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PepsiCo giai đoạn 2011-2013 Đvt: Tỷ USD

STT Chỉ tiêu 2013 2012 2011

1 Doanh thu từ hoạt động bán hàng 66.415 65.492 66.504

2 Chi phí bán hàng 31.243 31.291 31.593

3 Chi phí hàng chính 25.357 24.970 25.145

4 Khấu hao tài sản cố định vô hình 110 119 133

5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 9.705 9.112 9.633

6 Chi phí lãi vay 911 899 856

7 Thu nhập từ lãi và khác 97 91 57

8 Lợi nhuận trước thuế 8.891 8.304 8.834

9 Thuế 2.104 2.090 2.372

10 Thu nhập ròng 6.787 6.214 6.462

Nguồn: Báo cáo tài chính của PepsiCo toàn cầu

PepsiCo là doanh nghiệp có quy mô lớn trên toàn cầu nên doanh thu cũng đạt mức khổng lồ, hằng năm đều đạt ngưỡng 65 tỷ USD trở lên. Tuy nhiên, chi phí bán hàng khá lớn, chiếm gần một nữa doanh thu. Thu nhập sau thuế năm 2013 có sự tăng trưởng rõ rệt, đạt 6.787 tỷ USD tăng trưởng 9.2% so với năm 2012. Năm 2012 thu nhập chỉ đạt 6.214, giảm gần 4% so với năm 2011. Nguyên nhân suy giảm doanh thu là việc tiêu thụ sản phẩm tại một số chi nhánh không được thuận lợi.

Bảng 3.3: Doanh thu từ 6 chi nhánh của PepsiCo giai đoạn 2011-2013

Đvt: USD

Năm Khu vực Tổng

FLNA QFNA LAF PAB Europe AMEA

2011 13.322 2.656 7.156 22.418 13.560 7.392 66.504

2012 13.574 2.636 7.780 21.408 13.441 6.653 65.492

2013 14.126 2.612 8.350 21.068 13.752 6.507 66.415

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PepsiCo

Trong giai đoạn 2011-2013, doanh thu tại một số chi nhánh QFNA, PAB, AMEA của PepsiCo có xu hướng suy giảm. Tại QFNA việc suy giảm doanh số này là do chính sách kết hợp sử dụng các sản phẩm (Product-mix) không mang lại kết quả thuận lợi, NTD tại Bắc Mỹ chưa thật sự thích thú, do đó việc ủng hộ các sản phẩm kết hợp của QFNA chưa cao. Còn tại PAB,

19

nguyên nhân một phần là do chính sách ngoại tệ có sự thay đổi nhưng chủ yếu là do tình hình Coca-Cola mở các chiến dịch xúc tiến rầm rộ. Tại AMEA, năm 2013 doanh thu có sự suy giảm khá cao, giảm gần 13.6% so với năm 2011, nguyên nhân tác động chính là do nhu cầu về các sản phẩm và nước trái cây của NTD không những không tăng mà còn suy giảm.

Mặc dù tại PAB có xu hướng sụt giảm, nhưng đây vẫn là chi nhánh kinh doanh mang về PepsiCo doanh thu lớn nhất, hằng năm đều chiếm gần 20%. Các chi nhánh còn lại FLNA, LAF và Europe hằng năm đều có xu hướng tăng trưởng doanh thu.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của công ty suntory pepsico cần thơ giai đoạn 2011 – 07 2014 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)