Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để nâng cao chất

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 53)

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CHO NÔNG HỘ

6.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Đến cuối mùa vụ khi người dân bán nông sản thì ngân hàng tiến hành thu nợ gốc và lãi. Sau đó khi bắt đầu mùa vụ mới thì người dân lại làm thủ tục xin vay lại. Việc vay vốn trong 1 thời gian ngắn như vậy thì người nông dân không thể tạo ra lượng thu nhập đủ lớn để bù cho lượng vốn vay. Do đó, ở mùa vụ sau thì nông hộ lại phải tiếp tục làm hồ sơ vay vốn và phải tiếp tục chờ đợi phát vay từ phía ngân hàng. Bên cạnh đó là áp lực phải trả nợ ngân hàng cuối vụ làm cho người nông dân phải bán nông sản với mọi giá để có nguồn tiền kịp trả nợ ngân hàng – đây là điều kiện để vụ sau xin vay tiếp.

Khi gặp dịch hại trên cây trồng vật nuôi thì nông hộ thường lúng túng trong việc ứng phó và chỉ áp dụng những kinh nghiệm trước đây để ứng phó nên hiệu quả không cao, gây thiệt hại lớn cho sản xuất dẫn đến kém hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn vay.

Lượng vốn vay tín dụng chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông hộ, cụ thể là việc người dân phải mua chịu vật tư phân bón với lãi suất cao để sản xuất hay người nuôi cá phải mua chịu thức ăn, thuốc cho cá cũng với mức lãi cao.

45

Vẫn còn nhiều hộ dân chưa biết cách lập phương án sản xuất kinh doanh nên chưa thể xác định đúng lượng vốn mà họ cần và việc sử dụng vốn theo đó cũng chưa đúng với phương án sản xuất.

6.2.2 Các nhóm giải pháp

Mặc dù việc thu hồi nợ của ngân hàng vào cuối mùa vụ là hợp lý với lý do là nông dân đã có thu nhập thì phải tiến hành trả tiền lại cho ngân hàng và nếu để 1 số tiền lớn nhàn rỗi rơi vào trong tay người dân thì có nguy cơ bị tiêu xài hết. Nhưng điều này đã vô tình tạo ra áp lực phải bán nông sản với giá thấp và tốn nhiều thời gian, chi phí đi lại, hồ sơ, thủ tục. Do đó ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình cho vay: áp dụng hình thức cho vay lưu vụ đối với nông hộ. Đây là hình thức cho vay sau 1 chu kỳ sản xuất sử dụng vốn vay thì nông hộ chỉ cần trả hết lãi là có thể xin vay lưu vụ để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ sau mà không cần phải làm lại thủ tục từ đầu. Điều này giúp cho các hộ sản xuất chủ động về vốn, giảm bớt phiền hà và gắn bó nông hộ với cá tổ chức tín dụng hơn. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này thì rủi ro sẽ cao hơn hình thức cho vay từng lần vì khoảng thời gian người dân nắm tiền lâu hơn nên khả năng sử dụng vốn sai mục đích sẽ cao hơn. Do đó ngân hàng nên dựa trên đánh giá xếp hạng tín nhiệm khách hàng để mạnh dạn áp dụng cho vay lưu vụ đối với các hộ có mức tín nhiệm cao trước. Sau đó tiến hành mở rộng cho vay lưu vụ cho nhiều nông hộ hơn. Một giải pháp khác là phát triển áp dụng loại hình tín dụng cho thuê tài chính bằng việc mua máy móc nông nghiệp để cho nông hộ thuê lại sản xuất trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Điều này sẽ giúp nông hộ tiếp cận với thiết bị, công nghệ mới cũng như khắc phục được hạn chế về tài sản đảm bảo khi đi vay vì cho thuê tài chính thì không cần tài sản thế chấp. Thực hiện được hình thức này thì sẽ giúp đáp ứng nhu cầu vốn cho nông hộ và từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để kịp thời nắm bắt những biến động trong sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả giúp 2 bên cùng có lợi.

Tăng hạn mức cho vay: không nên chỉ dựa vào giá trị tài sản thế chấp để quyết định lượng tiền cho vay mà cần phảo dựa vào phương án sản xuất kinh doanh để cung lượng vốn phù hợp hơn. Vì khi vay không đủ vốn thì nông hộ sẽ vay thêm bên ngoài với lãi cao làm giảm thu nhập trong tương lai. Bên cạnh đó là việc ngân hàng mở rộng điều kiện cho vay: không chỉ đầu tư cho sản phẩm cây trồng, con giống mà còn đầu tư cho các khâu dịch vụ nông nghiệp, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nông thôn đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Làm tốt những nội dung trên sẽ giúp nông hộ thúc đẩy phát triển sản xuất có hiệu quả và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nhiều nơi.

Khi vay vốn nông hộ được cán bộ tín dụng và tổ chức đoàn thể xã hội tư vấn, vạch rõ kế hoạch bắt đầu từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và được thường xuyên theo dõi tình hình chi tiêu để giúp họ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Từ đó, nông hộ sẽ có lợi nhuận nhiều hơn và trả nợ đúng hạn. Do đó, nông hộ cần phải tích cựa tham gia vào các tổ chức đoàn thể địa

46

phương để hỗ trợ nhau kinh nghiệm sản xuất, cây giống, con giống,... Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả thì cần phải chia sẽ kinh nghiệm với các thành viên khác để tăng thu nhập và cải thiện mức sống.

Chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông hộ trong việc tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cũng như có những chương trình cầu nối giúp nông hộ giao lưu với nhau tìm ra những mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với đất đai, khí hậu ở địa phương để cùng nhau thoát nghèo và làm giàu.

47

CHƢƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN

Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ dựa trên kết quả thu thập thông tin ở 4 xã trong huyện Châu Thành để suy luận tình hình chung cho những hộ vay vốn sản xuất trong huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến lượng vốn vay chính thức: tài sản có giấy chứng nhận, chi tiêu cho sản xuất, số người trong hộ tham gia lao động, khoảng cách đến tổ chức tín dụng, chi phí đi vay vốn, tâm lý sợ mang nợ.

Lượng vốn vay tín dụng chính thức vẫn còn một số hạn chế như phụ thuộc vào tài sản có giấy chứng nhận nên một bộ phận nông hộ vẫn chưa thể vay đủ lượng vốn để sản xuất mặc dù họ có khả năng sản xuất, phương án sản xuất khả thi. Lượng vốn vay còn phụ thuộc vào khoảng cách đến tổ chức tín dụng, chi phí đi vay vốn. Đây là do thiếu sót của ngân hàng trong việc phổ biến thông tin về các gói tín dụng, thủ tục vay vốn để người dân tiếp cận và sự thiếu trách nhiệm của nhân viên tín dụng khi giải quyết những khoản vay lớn theo nhu cầu cấp thiết của người dân. Bên cạnh đó là do tác động tâm lý sợ mang nợ của người dân làm cho họ vay vốn rất ít do lo sợ không có khả năng trả nợ. Điều đó gây khó khăn cho sản xuất vì vay không đủ vốn.

Lượng vốn vay tín dụng được xác định theo giá trị diện tích đất mà nông hộ thế chấp. Tuy nhiên, việc định giá đất đai khi thế chấp của ngân hàng là rất thấp so với giá trị thực. Do đó lượng vốn mà nông hộ vay là rất ít trong khi nhu cầu của họ lại lớn. Thiếu vốn làm cho nông hộ phải vay mượn thêm từ bên ngoài với lãi suất cao làm tăng chi phí sản xuất, giảm nguồn thu nhập tạo ra. Điều đó gây tác động xấu đến khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng như khiến đời sống người dân càng gặp nhiều khó khăn hơn do phải dùng thu nhập ít ỏi để trả tiền vay lãi cao.

Hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ là chưa tốt do yếu tố chủ quan và cả khách quan là dịch bệnh chổi rồng xuất hiện trên cây trồng truyền thống chủ lực của huyện. Người dân chưa có biện pháp đối phó bệnh hữu hiệu nên gây thua lỗ rất nhiều trong sản xuất.

7.2 KIẾN NGHỊ

7.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng

Có chính sách can thiệp, hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để người dân giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh và tìm ra hướng tháo gỡ khó khăn cho việc sản xuất của người dân. Thành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra các cơ sở bán phân bón, tránh hiện tượng bán phân bón giả, phân bón kém chất lượng làm tăng chi phí sản xuất gây thiệt hại đến năng suất cây trồng của nông hộ.

48

Gặp gỡ nông hộ và tổ chức cho các nông hộ gặp gỡ nhau thông qua các hội đoàn thể địa phương để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn, nhu cầu cấp thiết của nông dân để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Đa dạng hóa thu nhập vì thu nhập của nông hộ phụ thuộc chủ yếu vào trồng lúa và chăn nuôi, thủy sản. Vì thế khi gặp thiên tai, dịch bệnh thì người dân bị tổn thất rất lớn và do chỉ có 1 nguồn thu nhập nên không có nguồn vốn nào khác để tái đầu tư. Chính quyền địa phương cần kết hợp với các ban ngành đoàn thể tạo ra các loại hình kinh doanh, dịch vụ hoặc thu hút đầu tư của doanh nghiệp tạo ra thêm nguồn thu nhập cho nông hộ.

7.2.2 Đối với các tổ chức tín dụng

Cần nghiên cứu kỹ thị trường để xác định nhu cầu vốn tín dụng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược cho vay khách hàng, giúp đầu tư vốn cho nông hộ phù hợp hơn với nhu cầu của họ. Tổ chức đổi mới hoạt động đồng loạt: từ việc hợp lý hóa quy trình, thủ tục cho vay, đa dạng hóa hình thức tín dụng, phương thức cho vay, tuyển chọn cán bộ giỏi có đủ năng lực, phẩm chất, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho những cán bộ làm tốt công tác cũng như xử lý nghiêm đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng, tổ chức hội thảo giúp ngân hàng am hiểu hơn về thuận lợi và khó khăn của nông hộ để kịp thời xử lý thỏa đáng.

Ngân hàng cần phải đóng vai trò là người bạn đồng hành cùng người nông dân, chia sẽ thiệt hại với người nông dân qua việc khoanh nợ, cơ cấu lại nguồn nợ để giảm bớt thiệt hại cho người nông dân khi rủi ro dịch bệnh xảy ra cũng như cho vay thêm vốn để sản xuất. Khi đó người dân mấy thực sự an tâm vay vốn ngân hàng để sản xuất và quan tâm sử dụng vốn hiệu quả để trả nợ cho ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân viên ngân hàng phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn nông hộ từ khâu lập phương án sản xuất đến sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích, hiệu quả. Thông qua các phương tiện truyền thông, ngân hàng có thể cung cấp thông tin về các sản phẩm, quy trình cho vay giúp nông hộ am hiểu hơn về sản phẩm cũng như nắm rõ quy trình cho vay và các chính sách cho vay đối với nông hộ.

Mạnh dạn áp dụng Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn để cấp vốn cho những hộ gặp khó khăn về tài sản thế chấp có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Thực hiện cho vay vốn tín chấp đối với khách hàng có mức tín nhiệm cao, phương án sản xuất cố tính khả thi, dần dần tiến tới mở rộng áp dụng cho tất cả nông hộ của huyện có nhu cầu vay vốn chính đáng để sản xuất. Mặt khác, phát triển loại hình cho thuê tài chính giúp nông hộ mua sắm trang thiết bị hiện đại giúp khắc phục phần nào hạn chế về tài sản đảm bảo khi đi vay vốn của khách hàng.7

7

Trần Bá Duy, 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

49

Xóa bỏ suy nghĩ người nghèo không có khả năng trả nợ nên ngân hàng chỉ phục vụ cho người giàu. Vì điều đó sẽ làm cho vốn vay không thể đến đúng đối tượng cần phục vụ mà rơi vào tay những người có thế lực, quan hệ tốt. Sau đó những người này sẽ tiến hành cho vay lại với mức lãi cao làm vô hiệu hóa nguồn tín dụng giá rẻ cho người dân thực sự cần vốn sản xuất.

Thay đổi điều kiện thế chấp trong vay vốn theo hướng giản đơn và tính toán giá trị tài sản thế chấp theo giá trị thực của tài sản để nông hộ có thể vay lượng vốn nhiều hơn nhằm đảm bảo cho định hướng phát triển nền sản xuất lớn.

Phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể địa phương trong việc đánh giá nông hộ giúp giảm chi phí của ngân hàng và giảm thời gian trong quy trình cho vay để họ tiếp cận vốn nhanh hơn.

Đào tạo cán bộ tín dụng có năng lực tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn nông hộ cách thức sử dụng vốn đạt hiệu quả, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của nông hộ, phát hện những hộ sử dụng vốn không đúng mục đích và kịp thời điều chỉnh giúp hộ vay thực hiện có hiệu quả nguồn vốn vay.

7.2.3 Đối với nông hộ

Thường xuyên nắm bắt thông tin về các gói tín dụng của ngân hàng cũng như những thay đổi trong thủ tục vay vốn, tham gia tích cực các các hội đoàn thể, chương trình khuyến nông, các buổi hội thảo với ngân hàng ở địa bàn.

Xóa bỏ tâm lý sợ mang nợ để mạnh dạn vay vốn nhiều hơn để khôi phục sản xuất giúp hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Tuân thủ các thủ tục, điều kiện vay vốn trong hợp đồng tín dụng. Sử dụng vốn đúng mục đích, không dùng để đá gà, đánh bài, cho vay lại lãi suất cao rồi bị giật nợ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Xây dựng hình ảnh nông hộ tốt có khả năng trả nợ, có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể, chứng minh được hiệu quả và sẵn sàng chủ động vay vốn khi cần thiết. Tạo uy tín đối với ngân hàng bằng cách trả nợ đúng hạn. Mặt khác, phải chú trọng đến việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất – tránh tâm lý khi hộ vay tín chấp không thể trả được nợ quá lâu thì ngân hàng sẽ cho “xù nợ” nên ỷ lại không chí thú sản xuất.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ánh Tuyết, 2013. Để nông nghiệp phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

[online]<http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/ item/796502.html> [22/11/2013].

2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hà Nội: ngày

12 tháng 4 năm 2010.

3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2011. Quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. Hà Nội: ngày 30 tháng 1 năm 2011.

4. Hồng Hoàng Anh, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận

tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

5. Lê Khương Ninh, Phạm Văn Hùng, 2011. Các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang. Tạp chí Ngân hàng, số 9,

trang 42 – 48.

6. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, Tổ kế hoạch- nghiệp vụ. Doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách

xã hội năm 2011, 2012. Đồng Tháp: tháng 10 năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 53)