Tình hình nợ xấu
a) Nợ xấu phân theo nhóm
Giai đoạn 2010 đến 2012
Bảng 4.18 Nợ xấu phân theo nhóm nợ của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 8.854 9.124 7.234 270 3,05 (1.890) (20,71) Nhóm 4 0 0 2.999 - - 2.999 - Nhóm 5 0 0 0 0 - 0 - Tổng 8.854 9.124 10.233 270 3,05 1.109 12,15
Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012
Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, thành phần nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 3 (toàn bộ nợ xấu năm 2010 và 2011 của ngân hàng đều là nợ nhóm 3) và nợ nhóm 4 (nợ xấu năm 2012 của ngân hàng chủ yếu là nợ nhóm 3, và có 29,31% trong tổng nợ xấu là nợ nhóm 4). Điều này thể hiện tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn ở mức khá tốt do tuy vẫn có nợ xấu là tình hình chung của các NHTM trên địa bàn
50
giai đoạn này, nhưng nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát tốt ở các nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp. Cụ thể, nợ nhóm 3 năm 2011 của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 3,05% so với năm 2011, và đặc biệt sụt giảm vào năm 2012 (giảm 20,71% so với năm 2011). Nhận định đầu tiên với xu hướng thay đổi của giá trị nợ nhóm 3 (nhóm nợ chủ yếu trong thành phần nợ xấu của ngân hàng) thể hiện khả năng kiểm soát nợ xấu của ngân hàng khá tốt, công tác thẩm định và kiểm soát các khoản vay của các CBTD được đào tạo và thực hiện hiệu quả, cho thấy trước tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2011, công tác thu nợ của ngân hàng cũng đã thể hiện rất tốt với DSTN tăng liên tục qua ba năm, do vậy nợ nhóm 3 trong năm cũng tăng nhẹ. Sang năm 2012, nợ nhóm 3 của ngân hàng lại sụt giảm khá nhiều, trong khi đó lại xuất hiện nợ nhóm 4 (nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn). Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, tổng nợ xấu của ngân hàng năm 2012 tăng 12,15% so với năm 2011, từ đó có thể kết luận, nguyên nhân nợ nhóm 3 giảm đi và xuất hiện nợ nhóm 4 tại ngân hàng là do các khoản nợ từ nhóm 3 chuyển sang. Hơn nữa, hoạt động của các doanh nghiệp trong năm 2012 vẫn chưa thật sự hiệu quả khi lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều do cầu nội địa thấp, hơn nữa một số doanh nghiệp lại bị giải thể. Do đó làm tăng mức độ rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng, dẫn đến nhiều khoản vay bị chuyển nhóm nợ.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Bảng 4.19 Nợ xấu theo nhóm của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 Số tiền % Nhóm 3 4.688 10.067 5.379 114,74 Nhóm 4 2.134 2.633 499 23,38
Nhóm 5 0 344 344 -
Tổng 6.822 13.044 5.809 85,15
Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2013
Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy, tổng nợ xấu của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể tăng 85,15% tương ứng 5.809 triệu đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất (77,18%), kế đến là nợ nhóm 4 (20,19%) và cuối cùng là sự xuất hiện của nợ nhóm 5 với tỷ trọng 2,64% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Vào sáu tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng chuyển biến không tốt do tổng nợ tăng quá cao và xuất hiện thêm nợ nhóm 5 (là nhóm nợ có khả năng mất vốn, mang mức độ rủi ro cao nhất về khả năng không thu hồi được cả gốc lẫn
51
lãi của các khoản vay) so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy tình hình kinh tế vẫn chưa ổn định hơn năm 2012 với các nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu tương tự những năm trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2012, sự xuất hiện của nợ nhóm 5 và sự gia tăng đột biến các khoản nợ nhóm 3 cho thấy vào nửa cuối năm 2012, khả năng thẩm định và kiểm soát các khoản vay của ngân hàng suy giảm. Hơn nữa, với sự xuất hiện thành phần nợ nhóm 3 thuộc các khoản vay trung và dài hạn làm tổng nợ tăng nhanh. Có thể thấy, các khoản vay trung và dài hạn vẫn chưa là sở trường của một ngân hàng trẻ như LienVietPostBank Cần Thơ khi làm gia tăng nhanh chóng nợ nhóm 3. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngoài còn gặp nhiều khó khăn, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do một phần vì ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo Công văn số 2056/NHNN-CSTT và thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 780/QĐ- NHNN.
b) Nợ xấu theo ngành kinh tế
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 Xây dựng
Nhìn chung, nợ xấu nhóm ngành Xây dựng có xu hướng giảm liên tục qua ba năm với tốc độ giảm ngày càng gia tăng. Hơn nữa, tỷ trọng nợ xấu nhóm ngành này tại ngân hàng là thấp nhất trong các ngành kinh tế được xét. Điều này được giải thích bởi sự sụt giảm của DSCV và tỷ trọng dư nợ của nhóm ngành này cũng thấp nhất trong tổng DNCV của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Nguyên nhân chủ yếu do lĩnh vực này giai đoạn nhiều năm gần đây đang trong tình trạng đóng băng, đặc biệt về nhóm ngành nhỏ là Bất động sản. Do đó các doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc vay vốn để tiếp tục phát triển trong lĩnh vực này mà chuyển một phần sang các lĩnh vực đầu tư khác. Mặt khác, do đây là nhóm ngành đang hoạt động không hiệu quả của nền kinh tế nên ngân hàng đã thận trọng hơn trong công tác thẩm định và thu nợ, từ đó làm giảm giá trị nợ xấu trong ba năm.
Nông nghiệp
Trái ngược với nhóm ngành Xây dựng, nợ xấu thuộc nhóm ngành Nông nghiệp lại gia tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012 và tốc độ tăng ngày càng cao. Trong tình hình chung lĩnh vực Nông nghiệp là lĩnh vực cho vay chủ yếu và đầy tiềm năng của LienVietPostBank Cần Thơ nói riêng, các NHTM khác trên địa bàn nói chung mà còn của cả khu vực ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước. Tuy vậy, nhóm ngành này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thiên tai như lũ lụt, hạn hán, các loại dịch bệnh liên tục trong quá trình thâm canh tăng vụ. Những nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của CBTD cũng như khách
52
hàng đi vay tại ngân hàng (chủ yếu là nông dân). Mặt khác, tình hình các doanh nghiệp tiêu thụ trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, từ đó cản trở nguồn thu nhập khi các hộ nông dân cung cấp lúa gạo để bán ra thị trường, do vậy làm phát sinh nợ xấu nhiều hơn tại ngân hàng.
Bảng 4.20 Nợ xấu theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 1.075 1.016 761 (59) (5,52) (254) (25,03) Nông nghiệp 3.043 3.297 3.800 254 8,36 502 15,23 TM – SX - CB 3.113 3.388 3.901 275 8,82 513 15,15 Ngành nghề khác 1.623 1.423 1.771 (200) (12,30) 348 24,45 Tổng 8.854 9.124 10.233 270 3,05 1.109 12,15
Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012
TM – SX – CB
Có cùng xu hướng thay đổi với nhóm ngành Nông nghiệp, nợ xấu của nhóm ngành Thương mại – Sản xuất – Chế biến cũng tăng liên tục qua ba năm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cả ba nhóm ngành này. Về ngành Chế biến làm phát sinh nợ xấu khá cao trong tổng nợ xấu của nhóm ngành là do lĩnh vực Chế biến thủy sản là lĩnh vực đầu tư kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp tại TP. Cần Thơ; mặt khác, nhóm ngành này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng do các loại dịch bệnh trên thủy sản như cá, tôm, các chính sách từ các quốc gia nhập khẩu thủy sản Việt Nam gây khó khăn trong việc nhập khẩu vào nước bạn, các loại thuế và tình trạng ép giá do chưa được xác nhận đăng ký thương hiệu rõ ràng đã làm cho doanh số nuôi trồng thủy sản tuy tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng doanh thu của các doanh nghiệp lại không cao. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đủ và đúng hạn, làm phát sinh nợ xấu tại ngân hàng. Bên cạnh đó, do lạm phát tăng cao và chỉ vừa được kiềm chế vào giữa năm 2012, người dân địa phương thắt chặt chi tiêu, do đó làm cầu tiêu dùng yếu, gây ảnh hưởng đến nhóm ngành Thương mại và Sản xuất trên địa bàn, từ đó cũng làm phát sinh thêm nợ xấu cho ngân hàng trong giai đoạn này.
Ngành nghề khác
Nợ xấu thuộc các ngành nghề còn lại tại ngân hàng lại có xu hướng thay đổi khác nhau qua ba năm và đặc biệt có tốc độ tăng cao nhất vào năm 2012
53
(tăng đến 24,45% so với năm 2011) so với tốc độ tăng của các ngành nghề đã nêu ở phần trên. Trước tình hình dư nợ và DSCV của ngân hàng thuộc nhóm ngành còn lại này tăng liên tục qua các năm, thể hiện sự đa dạng hóa hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng nhưng lại thể hiện một sự lơi lỏng trong công tác thẩm định các khoản vay thuộc nhóm này, đặc biệt thuộc lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tuy tình hình kinh tế năm 2012 có phần biến đổi tích cực hơn so với năm 2011, nhưng thiện chí trả nợ của khách hàng thuộc nhóm này lại không cao. Mặt khác, các khoản vay này chủ yếu dựa trên uy tín của khách hàng tại ngân hàng, hơn nữa có thể phát sinh các tiêu cực về thông tin khách hàng cung cấp do đó làm tốc độ tăng của nợ xấu cao nhất trong các ngành nghề. Ngân hàng cần kiểm tra rà soát lại nhóm khách hàng này để có biện pháp xử lý nhằm quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng trong tương lai.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Bảng 4.21 Nợ xấu theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 Số tiền % Xây dựng 499 1.031 532 106,74 Nông nghiệp 2.397 5.864 3.466 144,60 TM – SX – CB 2.516 4.118 1.602 63,69 Ngành nghề khác 1.410 2.031 621 44,04 Tổng 6.822 13.044 6.222 91,20
Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2013
Sang năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng có chuyển biến tiêu cực khi các khoản nợ xấu không còn nằm chủ yếu ở khoản vay ngắn hạn mà các khoản vay trung và dài hạn cũng đã làm phát sinh thêm nợ xấu tại ngân hàng. Khi xét theo ngành kinh tế, có thể thấy tất cả các ngành kinh tế vay vốn tại ngân hàng đều có mức nợ xấu tăng cao trong sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt là các lĩnh vực Xây dựng, Nông nghiệp và Chế biến thủy sản. Thị trường bất động sản tuy có sự chuyển mình nhưng vẫn đang trong tình trạng đóng băng với nhiều nhà ở chưa được tiêu thụ tại các khu dân cư, chung cư xây sẵn. Các khoản vốn vay của doanh nghiệp thuộc ngành này đến hạn từ lâu và làm phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng. Về lĩnh vực Chế biến thủy sản cũng gặp rủi ro tương tự về doanh số nuôi trồng và chế biến thủy sản sáu tháng đầu năm chỉ tăng trung bình 1,8% trong khi cùng kỳ năm trước lại tăng đến 7,2%. Các khó khăn trong vấn đề xuất khẩu ra thị trường nước ngoài vẫn chưa được giải quyết triệt để gây nên thất thoát ngày càng nhiều
54
trong doanh thu của nhóm doanh nghiệp này, tạo khó khăn trong vấn đề sản xuất tiếp theo của họ. Nhìn chung, tình hình nợ xấu của ngân hàng sáu tháng đầu năm tăng rất cao, với tốc độ gia tăng cao nhất trong các giai đoạn trước đó. Điều này làm phát sinh rủi ro tín dụng rất nhiều cho ngân hàng, đặc biệt là các vụ bê bối của các Chi nhánh khác trong vấn đề thẩm định tín dụng đã ảnh hưởng phần nào đến khả năng kiểm soát thông tin do khách hàng cung cấp dẫn đến nguyên nhân mặt khác là từ đánh giá sai khách hàng. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ để chỉnh đốn lượng nợ xấu tăng cao đột biến trong giai đoạn này.
55
4.3.2. Đánh giá rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu tài chính
Bảng 4.22 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank Cần Thơ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 1. Nợ xấu Triệu đồng 8.854 9.124 10.233 6.822 13.044 2. Tổng dư nợ Triệu đồng 675.838 989.891 1.714.660 1.303.476 1.537.622 3. Dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 2.936 5.436 13.990 5.721 7.345 4. Hệ số rủi ro tín dụng = (1)/(2) % 1,31 0,92 0,60 0,52 0,85 5. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = (3)/(2) % 0,43 0,55 0,82 0,44 0,48 6. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = (3)/(1) % 33,16 59,58 136,71 83,87 56,31
56
4.3.2.1. Hệ số rủi ro tín dụng (Nợ xấu/ Tổng dư nợ)
Chỉ tiêu này dùng để dánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, trong quá trình hoạt động của bất kì ngân hàng nào thì nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Mục tiêu của ngân hàng là làm sao quản lí tốt các khoảng cho vay của mình để giữ tỉ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ ở mức thấp (dưới 3%), tỉ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng sẽ càng cao và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Nợ xấu là các khoản nợ xếp vào nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/NHNN. Chỉ số Nợ xấu/Tổng dư nợ phản ánh rõ nét nhất rủi ro tín dụng nên nó có vai trò quan trọng, quyết định tổng thể chất lượng tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu, LienVietPostbank Cần Thơ luôn chú ý giữ hệ số này ở mức thấp. Cụ thể năm 2010, hệ số rủi ro tín dụng là 1,31% và giảm xuống 0,92% vào năm 2011. Sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 0,60%, nguyên nhân là qua 3 năm tình hình kinh doanh của ngân hàng có nhiều khả quan, dư nợ các năm tăng liên tục với tốc độ cao, bên cạnh đó nhóm đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là các cá nhân công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gặp thuận lợi có khả năng trả nợ đúng hạn. Nợ xấu có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với dư nợ cho vay. Qua đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện khá tốt những yêu cầu về quản lí rủi ro tín dụng mà NHNN đưa ra đồng thời cho thấy công tác quản lí nợ xấu của chi nhánh trong ba năm 2010 - 2012 đạt hiệu quả tốt. Sang đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu có tăng nhanh so với cùng kì năm 2012, hệ số Nợ xấu/Dư nợ 6 tháng 2013 là 0,85%, cao hơn 62,08% so với con số 0,52% cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do nợ xấu tăng mạnh 91,20% so với cùng kì trong bối cảnh tình hình kinh tế năm 2013 chuyển biến không thuận lợi cho doanh nghiệp khiến nhiều khách hàng không có điều kiện trả nợ. Tốc độ gia tăng của dư nợ chậm hơn so với nợ xấu làm chỉ số này tăng đáng kể. Với tình hình trên nếu không chủ động hơn với các khoản nợ quá hạn thì dự đoán mức rủi ro của ngân hàng sẽ tiếp tục tăng, tuy vậy với tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây vẫn chưa ổn định cho doanh nghiệp làm ăn thì việc giữ nợ xấu dưới mức 3% là một lực của ngân hàng, đây là điều rất cần thiết nhất là với những ngân hàng mới thành lập như LienVietPostBank Cần Thơ.
4.3.2.2. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Dự phòng/Tổng dư nợ)
Để xử lí nợ xấu có nhiều biện pháp như khoanh nợ, xóa nợ, phát mãi tài sản đảm bảo,...nhưng trích lập dự phòng là một giải pháp nhanh và tiết kiệm