Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 41)

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng

4.2.1.1. Phân tích Doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế vừa mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Doanh số cho vay (DSCV) được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau để ngân hàng có thể nắm bắt rõ các xu hướng, quy mô, tỷ trọng của từng tiêu chí nhỏ hơn một cách cụ thể, từ đó có nhận xét chính xác và đề ra giải pháp phù hợp nâng cao DSCV.

a) Doanh số cho vay theo thời hạn

 Giai đoạn 2010 – 2012

Nhìn chung, DSCV của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể DSCV năm 2011 đạt 3.646.442 triệu đồng, tăng 54,10% so với năm 2010; năm 2012 DSCV tăng đến 4.733.211 triệu đồng, tăng 29,80% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh vào năm 2011 là do trong năm, Chính phủ đã cho áp dụng Nghị quyết 03/NQ-CP và Nghị quyết 18/NQ-CP với các giải pháp kích thích kinh tế theo hướng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng đã làm nhu cầu vốn của người dân tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, trong năm ngân hàng cũng tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi ưu đãi cho vay hỗ trợ khách hàng và các chương trình vay vốn hiện tại đã khuyến khích người dân đi vay để đầu tư. Sang năm 2012, DSCV của ngân hàng cũng có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm lại đáng kể so với năm 2011do NHNN đã ban hàng Chỉ thị 01/CT-NHNN và Công văn 674/NHNN-CSTT nhằm thắt chặt tiền tệ, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Chính phủ, LienVietPostBank đã rà soát lại khách hàng cũ và thẩm định kỹ lưỡng các khoản vay mới nhằm hạn chế cấp vốn tràn lan ra nền kinh tế, do đó DSCV trong năm tăng chậm lại. Tuy nhiên, đối với ngân hàng trẻ như LienVietPostBank và nhiều chương trình ưu đãi lãi suất, DSCV vẫn gia tăng với tốc độ hợp lý so với tình hình chung của các NHTM trên địa bàn.

31

Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.359.338 3.640.382 4.137.089 1.281.044 54,30 496.707 13,64 Trung và dài hạn 6.900 6.060 596.122 (840) (12,17) 590.062 9737,00 Tổng 2.366.238 3.646.442 4.733.211 1.280.204 54,10 1.086.769 29,80

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Doanh số cho vay ngắn hạn: Có cùng xu hướng thay đổi với tổng DSCV của ngân hàng – tăng liên tục qua các năm (tăng 54,30% vào năm 2011 và tăng 13,64% vào năm 2012). Về mặt cơ cấu, DSCV ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm trên 85% tổng DSCV. Điều này cho thấy về mặt thời hạn, LienVietPostBank cũng tập trung vốn vào việc cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro và dễ dàng kiểm soát các khoản vay của khách hàng. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn là do trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh thường đi vay để phục vụ nhu cầu vốn lưu động, chu kỳ vốn thường chỉ là 1 năm; hơn nữa, cho vay ngắn hạn sẽ hạn chế phần nào rủi ro về kỳ hạn cho ngân hàng với tình hình kinh tế giai đoạn vừa qua có nhiều biến động bất ổn. Bên cạnh đó, do Chính phủ đã ban hành các chính sách tài chính và thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và địa bàn TP. Cần Thơ nói riêng như Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg hay Nghị quyết 22/NQ-CP.

Doanh số cho vay trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn của ngân hàng có sự biến động tăng giảm khác nhau theo từng năm. Cụ thể năm 2011, DSCV trung và dài hạn đạt 6.060 triệu đồng, giảm 12,17% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay và tỷ lệ lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản ảm đạm, cắt giảm đầu tư công và đặc biệt là sức mua từ thị trường trong nước và nước ngoài đều sụt giảm đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng vay vốn. Sang năm 2012, DSCV trung và dài hạn lại tăng mạnh 9.737% so với năm 2011. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, LienVietPostBank đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi với các ưu đãi về lãi suất dành riêng cho mảng tín dụng trung và dài hạn như “SEMFP III – nguồn tín dụng lãi suất thấp”, hay “Gói sản phẩm SEM 6 ưu đãi” dành cho hầu hết các ngành nghề trên địa bàn khu vực được tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất thấp nhằm cân đối hơn tỷ trọng DSCV theo thời hạn của ngân hàng. Tuy trong tình hình nền kinh tế còn nhiều khó

32

khăn, nhưng ngân hàng vẫn mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực trung và dài hạn với chiến lược cho vay đúng đắn vẫn có thể đem lại lợi nhuận và kiểm soát được rủi ro.

 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013

Doanh số cho vay của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2013 tăng 38,65% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 2.822.586 triệu đồng. Trong đó, cả DSCV ngắn hạn và DSCV trung, dài hạn đều tăng. Về mặt cơ cấu, ngân hàng đã từng bước điều chỉnh hợp lý cơ cấu DSCV khi tỷ trọng DSCV ngắn hạn giảm xuống còn 85,83% và tỷ trọng DSCV trung, dài hạn tăng lên (so với cùng kỳ năm 2012). Giai đoạn này, DSCV tăng khá nhanh là do doanh nghiệp vay thêm vốn ngân hàng để sản xuất hàng hóa, cung ứng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người dân trong dịp đầu năm. Bên cạnh đó, trong năm 2013, NHNN tiếp tục điều chỉnh trần lãi suất giảm xuống dẫn đến lãi suất cho vay của các NHTM cũng giảm theo, vì vậy DSCV tăng lên. Hơn nữa, DSCV trung và dài hạn có sự gia tăng rất mạnh (tăng 2.154,38% so với cùng kỳ năm trước), tương tự xu hướng năm 2012 so với năm 2011. Nguyên nhân là do các gói khuyến mãi ưu đãi vẫn tiếp tục được ngân hàng triển khai từ năm 2012, hơn nữa, các Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg vẫn tiếp tục còn hiệu lực nên thành phần doanh nghiệp nông thôn, nông dân vẫn tiếp tục đến vay vốn. Mặc dù mặt bằng lãi suất cạnh tranh vẫn khá khó khăn cho việc cấp tín dụng, tuy nhiên đối với những ngân hàng trẻ có nhiều chương trình khuyến mãi vẫn là điểm cấp vốn lý tưởng cho các đối tượng chưa hài lòng lãi suất cho vay tại các ngân hàng lớn khác.

Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2012 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012

2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 2.018.069 2.422.501 404.432 20,04 Trung hạn 17.747 400.085 382.338 2154,38 Dài hạn 2.035.816 2.822.586 786.770 38,65

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013

a) Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

 Giai đoạn 2010 – 2012

Cần Thơ là thành phố nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vào ngày 28/09/2009, Cần Thơ được công nhận là đô thị loại I trực

33

thuộc Trung ương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố: tăng cường đầu tư các ngành Xây dựng, Thương mại dịch vụ, phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến thực phẩm, du lịch & các ngành công nghiệp phụ trợ, mở rộng mạng lưới địa điểm tập kết mua bán trao đổi giữa Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Nắm bắt được tình hình, LienVietPostBank đã triển khai nhiều khoản cho vay đối với hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu của TP Cần Thơ.

Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 57.736 92.984 173.922 35.248 61,05 80.938 87,04 Nông nghiệp 1.588.456 2.375.414 3.134.806 786.958 49,54 759.392 31,97 Thương mại - Sản xuất - Chế biến 465.202 736.460 848.892 271.258 58,31 112.432 15,27 Ngành nghề khác 254.844 441.584 575.591 186.740 73,28 134.007 30,35 Tổng 2.366.238 3.646.442 4.733.211 1.280.204 54,10 1.086.769 29,80

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Cho vay xây dựng: Doanh số cho vay Xây dựng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay theo ngành của LienVietPostBank Cần Thơ. Năm 2010, doanh số cho vay Xây dựng là 57.736 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 2,44% tổng doanh số cho vay. Năm 2011 tăng 61,05% lên 92.984 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 2,55%. Đến năm 2012, doanh số cho vay Xây dựng là 173.922 triệu đồng, tăng 87,04% so với năm 2011, tương ứng với tỉ trọng 3,67%. Nhìn chung doanh số cho vay nhằm mục đích xây dựng tăng đều qua các năm, tuy vậy tỉ trọng ngành xây dựng vẫn rất thấp là do các nguyên nhân sau: TP Cần Thơ là trọng điểm kinh tế của vùng nên có nhiều công trình được đầu tư xây dựng, tuy nhiên đây chủ yếu là các công trình công cộng cần vốn đầu tư rất lớn từ các khoản vay trung dài hạn hoặc được ngân sách nhà nước cấp. Các khoản vay trung dài hạn này có khả năng thu hồi vốn chậm. Bên cạnh, tình hình bất động sản các năm gần đây vẫn còn trầm lắng, tỉ suất sinh lời của các Doanh nghiệp ngành xây dựng thấp và rủi ro cao khiến cho ngân hàng đều xem xét rất cẩn thận các dự án xây dựng trước khi cho vay dẫn đến doanh số cho vay thấp. Thay vào đó, các khoản vay xây dựng chủ yếu được ngân hàng giải ngân cho đối tượng là Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả

34

có nhu cầu mở rộng cơ sở, xây dựng nhà xưởng, Cá nhân có nhu cầu sửa chữa, xây mới hoặc tu bổ nhà cửa. Đây là nhóm khách hàng có thu nhập tương đối ổn định được LienVietPostBank Cần Thơ chủ yếu cho vay.

Cho vay ngành Nông nghiệp: là đối tượng cho vay chủ yếu của LienVietPostBank, Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng: trung bình chiếm hơn 65% tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2010, doanh số cho vay lĩnh vực Nông nhiệp chiếm tỉ trọng 67,13%, đến năm 2011 tăng 49,54%, và năm 2012 tăng thêm 31,97%. Nguyên nhân là do trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, lĩnh vực tín dụng phi sản xuất gặp khó khăn thì nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, kèm theo đó NHNN cũng có nhiều thông điệp khuyến khích cho vay nông nghiệp. Theo đó, LienVietpostBank định hướng tập trung vào cho vay nhóm ngành nông nghiệp. Cụ thể, ngân hàng Liên Việt vẫn duy trì lãi suất cho vay ở mức ổn định. Đặc biệt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Liên Việt vẫn giữ mức lãi suất hỗ trợ giảm 1%/năm so với lãi suất thị trường theo Đề án Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn nhằm giúp người dân vùng ĐBSCL sản xuất kinh doanh. Do đó doanh số cho vay lĩnh vực nông nghiệp của Liên Việt Cần Thơ có sự gia tăng liên tục.

Nguồn: Bảng 4.7 – LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012

Hình 4.3 Doanh số cho vay theo ngành của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Cho vay ngành Thương mại: là ngành không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa nhưng có chức năng luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng, không có hoạt động thương mại thì sản xuất hàng hóa cũng khó phát triển được. Trong 3 năm gần đây, tỉ trọng hoạt động cho vay ngành

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 5.000.000 Xây dựng Nông

nghiệp Thương mại - Sản xuất - Chế biến Ngành nghề khác Tổng 2010 2011 2012

35

thương mại chỉ đứng sau khối ngành nông nghiệp. Năm 2010 doanh số cho vay ngành Thương mại đạt 465.202 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 58,31% và năm 2012 tăng 15,27%. Nhìn chung doanh số tăng qua các năm, trung bình chiếm tỉ trọng dưới 20% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Đối tượng chủ yếu của ngành này là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu vay vốn mua hàng hóa kinh doanh, các doanh nghiệp đầu tư vốn lưu động hoặc mua sắm thiết bị, ô tô tải cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa của đơn vị. Đây là các khoảng vay với số tiền không quá lớn, rủi ro thấp góp phần nâng cao thu nhập cho ngân hàng.

Cho vay các ngành khác: ngoài những ngành nghề chính như trên thì để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, LienVietPostBank Cần Thơ đã cho vay nhiều đối tượng khác như cho vay xây dựng nhà ở, khu nhà trọ, cho vay mua ô tô, cho vay du học…Đây là các lĩnh vực cho vay có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu DSCV của ngân hàng. Năm 2010, DSCV các ngành khác là 254.844 triệu đồng, năm 2011 tăng 73.28%, đến năm 2012 tăng 30,35% lên 575.591 triệu đồng. Nhìn chung tăng liên tục qua 3 năm, nguyên nhân là do nền kinh tế đang trên đà hồi phục, bên cạnh đó là nhiều gói kích cầu của chính phủ, cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy luu thông hàng hóa nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng trở lại. Đây là nhóm khách hàng tuy vay vốn nhỏ lẻ nhưng có thu nhập ổn định tránh rủi ro xấu cho ngân hàng.

 Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012

2012 2013 Số tiền % Xây dựng 64.128 103.307 39.178 61,09 Nông nghiệp 1.393.312 1.978.915 585.603 42,03 Thương mại - Sản xuất -

Chế biến 312.701 344.073 31.372 10,03 Ngành nghề khác 265.674 396.291 130.617 49,16 Tổng 2.035.816 2.822.586 786.770 38,65

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013

Doanh số cho vay của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tăng trưởng rất tốt so với cùng kì năm 2012, đạt mức tăng trưởng 38,65% tương ứng với DSCV 6 tháng đầu năm 2013 là 2.822.586 triệu đồng.

36

Nhìn chung mặc dù kinh tế đầu năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tình hình đã diễn biến khả quan hơn năm 2012, giá cả được giữ ổn định, lãi suất giảm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như người dân vay vốn đầu tư cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm hàng hóa tiêu dùng nên DSCV tất cả các ngành đều tăng trưởng trong thời kì này.

4.2.1.2. Phân tích Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ (DSTN) sẽ cho thấy lượng tiền thu về của chi nhánh trong một kỳ xác định. Quá trình này giúp ngân hàng thu lại khoản gốc và lãi mà khách hàng đã cam kết trả đầy đủ khi đến hạn. Đây là chỉ tiêu được ngân hàng quan tâm vì lượng tiền thu về sẽ là nguồn vốn được sử dụng tái đầu tư tín dụng, đảm bảo nguồn vốn hiện tại và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông.

a) Doanh số thu nợ theo thời hạn

 Giai đoạn 2010 – 2012

Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy DSTN của ngân hàng tăng liên tục qua ba năm. Cụ thể, DSTN tăng mạnh vào năm 2011 (tăng 72,96% so với năm 2010) và tăng nhẹ hơn vào năm 2012. Đặc biệt vào năm 2011, DSTN của ngân hàng có giá trị cao hơn DSCV tương ứng, cho thấy trong năm không những ngân hàng thu về các khoản nợ mới mà còn thu hồi được các khoản vay cũ của những năm trước. Bên cạnh đó, sự gia tăng liên tục của DSTN còn thể hiện nỗ lực và hiệu quả hoạt động của các cán bộ tín dụng tại ngân hàng trong công tác thu nợ.

Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo thời hạn của LienVietPostBank từ năm

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)