Định hướng hoạt động trong sáu tháng cuối năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 33)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 6T-2013/2012

2012 2013 Số tiền % Tổng thu nhập 87.714 71.780 -15.934 -18,17 1. Thu nhập từ lãi 82.147 64.235 -17.912 -21,80 2. Thu nhập ngoài lãi 5.567 7.545 1.978 35,53 Tổng chi phí 71.562 63.271 -8.291 -11,59 1. Chi phí từ lãi 60.999 50.170 -10.829 -17,75 2. Chi phí ngoài lãi 10.563 13.101 2.538 24,03 Lợi nhuận 16.152 8.509 -7.643 -47,32

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013

3.5. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2013 2013

- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2013 cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh, phân công giao việc cụ thể cho từng cán bộ, phòng ban để cùng nhau thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra.

- Khai thác tốt các khách hàng tiềm năng, quan tâm chăm sóc khách hàng cũ trước khi nghĩ đến việc mở rộng khách hàng mới. Giữ nguồn vốn ổn định, tăng trưởng tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế, chủ động trong cho vay.

- Đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, tăng trưởng dư nợ an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thu lãi, thu hồi nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro để tăng nguồn thu. Bên cạnh đó, chi nhánh tích cực phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng phát hành thẻ, các dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối nhanh, chính xác.

Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ.

23

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1.1. Khái quát cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

4.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn từ năm 2010 đến năm 2012

Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại. Đặc biệt đối với ngân hàng – là một tổ chức chuyên cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, nên nguồn vốn phải đủ lớn để thực hiện chức năng của nó. Nguồn vốn của một chi nhánh ngân hàng bao gồm vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn huy động tại chỗ. Với mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh đã có nhiều biện pháp linh hoạt điều chỉnh lãi suất đầu vào, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn. Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, tổng nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ có sự gia tăng liên tục qua ba năm với quy mô đủ lớn để có thể gần như đáp ứng được hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 643.765 796.422 1.612.839 152.657 23,71 816.417 102,51 Vốn điều chuyển 160.746 398.538 341.843 237.792 147,93 -56.695 -14,23 Tổng nguồn vốn 804.511 1.194.960 1.954.682 390.449 48,53 759.722 63,58

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tổng nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ tăng liên tục qua ba năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 804.511 triệu đồng; năm 2011, tổng nguồn vốn tăng lên đến 1.194.960 triệu đồng, tăng 48,53% so với năm 2010; sang năm 2012 thì tổng nguồn vốn của ngân hàng gia tăng mạnh, tăng đến 63,58% so với năm 2011, đạt 1.954.682 triệu đồng. Nhìn chung, đối với một ngân hàng mới thành lập thì việc tổng nguồn vốn gia tăng nhanh để tạo lòng tin cho khách hàng và củng cố thêm hệ thống phòng giao

24

dịch trên địa bàn là điều khá dễ thấy. Mặt khác, với tình hình kinh tế năm 2011 có tỷ lệ lạm phát tăng cao do tác động trễ của các chính sách năm 2009, hơn nữa, ngân hàng với sự cạnh tranh huy động vốn trên địa bàn hoạt động, đã đưa ra nhiều chính sách huy động vốn hấp dẫn để thu hút khách hàng; vì vậy, đa phần dân cư chọn cách gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào các lĩnh vực khác. Mặt khác, trong năm 2011, tổng nguồn vốn gia tăng còn do sự gia tăng rất mạnh của vốn điều chuyển từ Hội sở của ngân hàng, nguyên nhân là do sự tiếp vốn phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh Cần Thơ do chỉ mới hoạt động từ năm 2009 và sự gia tăng vốn huy động vẫn còn thấp hơn kế hoạch đề ra.

Nguồn: Bảng 4.1 – LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Năm 2012, trên nền lãi suất huy động vốn biến động khá nhiều do một loạt các thông tư điều chỉnh lãi suất của NHNN, cùng với việc đầu tư nhiều hơn vào công tác huy động vốn với việc giao chỉ tiêu thực tế cho từng cán bộ tín dụng thì nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đã tăng khá mạnh, bù đắp cho sự sụt giảm nhẹ của vốn điều chuyển; do vậy, tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn gia tăng, thậm chí với tốc độ cao hơn so với năm 2011.

Về mặt cơ cấu, tổng nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn huy động tại chỗ. Vốn điều chuyển là nguồn vốn được chuyển từ Hội sở nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Chi nhánh. Trong ba

80,01% 19,98% Năm 2010 66,64% 33,35% Năm 2011 82,51% 17,48% Năm 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển

25

năm 2010 – 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng chiếm tỷ trọng khoảng từ 15-35% trong tổng nguồn vốn. Trong hai năm 2010 và 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng chiếm dưới 20% tổng nguồn vốn, đây là tỷ trọng phù hợp đối với một NHTM. Nhưng trong năm 2011, tỷ trọng này lên tới 33,35% đi kèm với sự gia tăng rất mạnh, tăng đến 147,93% so với năm 2010, đạt giá trị là 398.538 triệu đồng. Điều này cho thấy trong năm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, vốn huy động tuy có tăng nhưng không đủ cung ứng vốn cho hoạt động của ngân hàng, Hội sở ngân hàng Liên Việt đã điều chuyển một khoản vốn khá lớn để hỗ trợ, tuy nhiên, vốn điều chuyển cao không phải là xu hướng khả quan vì chi phí dành cho loại vốn này cao hơn nhiều so với chi phí từ nguồn vốn huy động. Do đó, trong năm 2012, LienVietPostBank Cần Thơ đã tích cực hơn trong công tác huy động vốn nhằm hạ giá trị cũng như tỷ trọng của vốn điều chuyển xuống mức hợp lý hơn. Thành phần nguồn vốn còn lại của ngân hàng cũng là thành phần chủ yếu trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, đó chính là vốn huy động. Nhìn chung qua ba năm, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục, đặc biệt tăng cao vào năm 2012 với tốc độ tăng là 102,51% so với năm 2011. Về mặt tỷ trọng, vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao, trung bình chiếm 76,39% trong giai đoạn này. Điều này cho thấy tuy Chi nhánh vừa mới thành lập và hoạt động từ năm 2009, nhưng công tác huy động vốn cũng đạt kết quả rất tốt trong tình hình chung trên địa bàn đã có rất nhiều NHTM đã và đang hoạt động, do ngân hàng đã ưu tiên đầu tư gia tăng nguồn vốn này bằng nhiều chương trình hấp dẫn, chiến lược marketing để thu hút và giữ chân khách hàng. Trong năm 2011, với sự gia tăng của vốn điều chuyển, có thể thấy nguyên nhân do nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo được doanh số luôn ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời điểm này chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng, lạm phát luôn ở mức 2 con số, giá trị của đồng tiền gửi ngân hàng không được sinh lời cao. Do đó tốc độ tăng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của vốn huy động giảm xuống. Tuy nhiên sang năm 2012, do nhận thấy được tình hình huy động vốn năm trước không đạt hiệu quả cao nên Chi nhánh đầu tư tích cực vào lĩnh vực này, đẩy tốc độ gia tăng của vốn huy động lên rất cao nhằm làm giảm chi phí sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở của ngân hàng.

4.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013

Tổng nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013 tăng 10,27% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 1.672.195 triệu đồng. Trong đó sự gia tăng chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng khi bước sang năm 2013, và ngân hàng vẫn đang tích cực giảm giá trị

26

cũng như tỷ trọng vốn điều chuyển trong giai đoạn này. Có thể thấy, sang năm 2013, NHNN tiếp tục đưa ra các thông tư và nghị định quy định chặt chẽ hơn về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (mới nhất với Thông tư 08/2013/TT-NHNN). Theo thông tư này, lãi suất huy động tiếp tục giảm xuống 7,5%/năm và 8%/năm tuy kỳ hạn. Tuy nhiên, vốn huy động của ngân hàng vẫn gia tăng, nhưng với tốc độ thấp hơn giai đoạn trước, đạt 1.467.237 triệu đồng, tăng 14,69% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy mặc dù thực trạng lãi suất huy động khá thấp nhưng khả năng huy động vốn của ngân hàng vẫn được đánh giá là rất tốt trong bình diện chung của các NHTM trên địa bàn. Về vốn điều chuyển, ngân hàng đã và đang tích cực đầu tư bên huy động vốn để giảm tỷ trọng và giá trị của thành phần nguồn vốn này, điều này tiếp tục được thể hiện trong sáu tháng đầu năm 2013 khi vốn điều chuyển đạt 204.958 triệu đồng, giảm 13,59% so với cùng kỳ năm 2012, tiếp tục ổn định tỷ trọng hợp lý hơn trong tổng nguồn vốn của thành phần nguồn vốn này.

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 2013/2012

2012 2013 Số tiền % Vốn huy động 1.279.279 1.467.237 187.958 14,69 Vốn điều chuyển 237.197 204.958 -32.239 -13,59 Tổng nguồn vốn 1.516.476 1.672.195 155.719 10,27

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013

4.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng

4.1.2.1. Tình hình huy động vốn từ năm 2010 đến năm 2012

Ngân hàng muốn hoạt động thì huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn tiền cung cấp cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời cũng là thước đo sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Nhìn chung nguồn vốn huy động của LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng qua 3 năm 2010-2011- 2012 trong đó chiếm tỉ trọng lớn là nhóm Tiền gửi của tổ chức kinh tế. Nhóm này chiếm hơn 90% trong tổng vốn huy động.

27

Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm dân cư 40.637 94.101 128.632 53.464 131,56 34.531 36,70 1. Không kì hạn 18.502 44.547 63.506 26.045 140,77 18.958 42,56 2. Có kì hạn 22.135 49.554 65.126 27.419 123,87 15.573 31,43 Tiền gửi của TCKT 603.128 702.321 1.484.207 99.193 16,45 781.886 111,34 1. Tiền gửi thanh toán 139.323 169.611 387.823 30.288 21,74 218.212 128,66 2. Có kì hạn 463.805 532.710 1.096.384 68.905 14,86 563.674 105,81 Tổng 643.765 796.422 1.612.839 152.657 23,71 816.417 102,52

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Tiền gửi tiết kiệm:

Là khoảng tiền của cá nhân và hộ gia đình gửi vào tài khoản tiền gửi và hưởngl ãi suất định kì. Tiền gửi tiết kiệm cá nhân chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của LienViet: năm 2010 là 6,31%, tăng lên chiếm 11,81% vào năm 2011 và giảm còn 7,97% năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do ảnh hưởng của trần lãi suất huy động do NHNN quy định. Mức trần lãi suất đạt cao nhất vào năm 2011 khuyến khích người dân gửi tiền vào NH, đến năm 2012 mặt bằng lãi suất giảm xuống nên người dân 1 phần chuyển sang kênh đầu tư khác kéo tỉ trọng vốn Tiền gửi tiết kiệm giảm so với Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Nguồn: Bảng 4.3 – LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012

Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 40.637 94.101 128.632 603.128 702.321 1.484.207 2010 1011 1012 đvt: triệu đồng

28 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đây là khoảng tiền chiếm vị trí quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm tỉ trọng rất cao qua các năm. Qua bảng số liệu ta thấy khoảng mục Tiền gửi của TCKT tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2010 Tiền gửi của TCKT chiếm 93,86% tổng vốn huy động, đến năm 2011 chiếm 88,18% và năm 2012 tăng trở lại chiếm 92,02% tổng nguồn vốn. Đặc biệt năm 2012 ghi nhận tiền gửi của TCKT tăng gấp đôi so với năm 2011 lên 1.484.207 triệu đồng. Điều này cho thấy đối tượng khách hàng LienVietpostBank hướng đến là nhóm khách hàng doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt mà điển hình nhất là dịch vụ trả lương cho nhân viên Bưu điện, thu tiền bảo hiểm liên kết với PTI, các dịch vụ thu tiền điện-nước… mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Tiền gửi thanh toán là khoảng mục tiền gửi do các TCKT lập nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán trong sản xuất kinh doanh. Nguồn tiền này được khách hàng sử dụng liên tục và có số dư không ổn định, tuy vậy ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn. Mặc dù mới thành lập trong thời gian ngắn nhưng với chất lượng và uy tín của mình, LienVietPostBank đã trở thành nơi tin cậy để thanh toán trong các giao dịch của khách hàng, tiền gửi thanh toán không kì hạn luôn đạt năm sau cao hơn năm trước: 2010 đạt 139.323 triệu đông, đến năm 2011 là 169.611 triệu đồng, tăng 21,74% và năm 2012 tăng 128,66% lên 387.823 triệu đồng.

Bên cạnh đó, lượng tiền gửi có kì hạn cũng tăng đều qua các năm. Năm 2010, tiền gửi có kì hạn của TCKT là 463.805 triệu đồng, năm 2011 tăng 14,86% lên 532.710 triệu và năm 2012 tăng gấp đôi lên con số 1.096.384 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng triển khai nhiều gói sản phẩm huy động ưu đãi như:” “Tiền gửi chọn kì lĩnh lãi”, các gói tiền gửi “Rút gốc linh hoạt” để khi khách hàng cần rút vốn ra vẫn có thể hưởng lãi suất hấp dẫn. Do vậy trong tình hình kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư chứng khoáng còn bất ổn hay bất động sản đóng băng như hiện nay, doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng nguồn vốn huy động của mình để sinh lời nhờ vào lãi suất ngân hàng , đồng thời vẫn giữ được lính linh hoạt của nguồn tiền để có thể sử dụng ngay lúc cần thiết.

29

4.1.2.2. Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 2012 2013 Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm 87.428 89.158 1.730 1,98 1. Không kì hạn 27.234 27.158 -76 -0,28 2. Có kì hạn 60.194 62.000 1.806 3,00 Tiền gửi của TCKT 1.191.851 1.378.079 186.228 15,63 1. Không kì hạn 372.453 553.437 180.983 48,59 2. Có kì hạn 819.398 824.642 5.245 0,64 Tổng 1.279.279 1.467.237 187.958 14,69

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013

Bước sang năm 2013, tuy vẫn còn ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)