Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Tâm lí khách hàng muốn chiếm dụng vốn, chần chừ không trả nợ là một nguyên nhân khiến phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần thông tin từ nhiều phía như những người lân cận khách hàng, chính quyền địa phương, khách hàng của đối tượng vay vốn… để có thể nắm bắt nguy cơ chuyển sang nợ xấu cao cũng như khả năng thu hồi nợ của khách hàng, từ đó có những biện pháp kịp thời, hiệu quả.

Ngân hàng cần nhanh chóng thông báo đến khách hàng khi nợ đến hạn, tránh tâm lí từ từ trả nợ của khách hàng, về lâu dài sẽ tạo được cho khách hàng thói quen, ý thức trả nợ đúng hạn.

Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, qua đó kịp thời phát hiện ra những khó khăn và vướng mắc của khách hàng để có hướng giải quyết thích hợp, giúp ngân hàng nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng hiện tại. Ngân hàng nên cử cán bộ tín dụng đến để tìm hiểu và cùng tháo gỡ khó khăn với khách hàng, như vậy không những có thể thu hồi được nợ mà còn tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng.

64

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Đề tài phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cần Thơ nhằm mục tiêu phân tích tình hình hoạt động cũng như tình hình rủi ro tín dụng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Mặc dù mới thành lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ vào cuối năm 2009 nhưng đến nay LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp tích cực vào doanh thu của hệ thống tại ĐB sông Cửu Long, mặt khác đã góp phần đưa LienViet đến gần với khách hàng vùng này hơn, tạo đà để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tại thành phố trung tâm của vùng đồng bằng. Những kết quả đạt được cho thấy sự phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh Cần Thơ. Từ đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của NHTM là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

Hoạt động của ngân hàng luôn ẩn chưa rủi ro, nhất là trong giai đoạn kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay thì việc phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng là một trong những công việc quan trọng nhất của tất cả các ngân hàng không riêng gì Liên Việt nói riêng. Với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định sẵn là phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng; từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại LienVietPostBank – Chi nhánh Cần Thơ, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản như sau:

-Về nguồn vốn: nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm theo sự tăng trưởng doanh số cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên một phần vốn còn phụ thuộc vào hội sở cho thấy công tác huy động vốn trong những năm vừa qua vẫn còn khó khăn, nhất là trên địa bàn thành phố có nhiều tên tuổi ngân hàng lớn hoạt động.

-Về hoạt động tín dụng: Doanh số cho vay cũng như Dư nợ các năm liên tục tăng cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng rất khả quan. Việc ngân hàng chú trọng mảng cho vay nông nghiệp cũng cho thấy sự chuyên môn hóa về đối tượng khách hàng của mình. Đồng thời chú trọng vào mảng cho vay ngắn hạn cũng giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro trong bối cảnh hiện nay, hoàn vốn nhanh và mở rộng được quy mô cho vay trong năm.

-Về rủi ro tín dụng: công tác quản lí nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm tương đối tốt, chiếm tỉ trọng thấp trong dư nợ, tuy nhiên việc nợ xấu tăng nhanh

65

trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng là điều cần lưu ý trong tương lai dài hạn để đảm bảo hoạt động ổn định của ngân hàng.

Nhìn chung hoạt động tín dụng và việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cần Thơ các năm vừa qua đạt kết quả tốt. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong địa bàn thành phố như hiện nay thì ngân hàng cần nâng cao năng lực quản lí rủi ro tín dụng của mình để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu cho tương lai.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Nhà nước, các bộ, các ngành chức năng

Có biện pháp hiệu quả quản lí kinh tế vĩ mô, tạo môi trường pháp lí thông thoáng và ổn định nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, từ đó ngân hàng có điều kiện hoạt động thuận lợi.

Thường xuyên thanh tra, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng đảm bảo việc tuân thủ các quy định của NHNN, phát hiện những hành vi tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng

6.2.2. Đối với chính quyền địa phương.

Phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền địa phương trong việc thu đòi nợ đối với những khách hàng không có ý định trả nợ ngân hàng. Nếu khách hàng thật sự không có ý định trả nợ thì ngân hàng phải nhờ đến chính quyền địa phương trong việc phát mãi tài sản. Đối với các đối tượng vượt khả năng xử lý của cán bộ ngân hàng cần có sự can thiệp của các cơ quan pháp luật ở địa phương nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngân hàng.

Tăng cường cung cấp thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của những hộ gia đình để xác định hạn mức tín dụng thích hợp.

Xây dựng đường xá thuận tiện, lưu thông tốt , tạo sự đi lại dễ dàng giữa các quận, huyện nhằm tạo điều kiện cho CBTD thực hiện tốt nhiệm vụ.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2003. Tín dụng – Ngân hàng (Tiền tệ Ngân hàng II). TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Cần Thơ: Nhà xuất bản giáo dục.

Danh mục tài liệu PDF (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2012. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 và khuyến nghị chính sách năm 2013. [pdf] <

http://nfsc.gov.vn/bao-cao-giam-sat/tinh-hinh-kinh-te-viet-nam-nam-2012-va-

khuyen-nghi-chinh-sach-nam-2013>.

Các thông tin khác đăng tải trên Internet

1. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) tại Cần Thơ – Phần 1. <http://www.vietrade.gov.vn/vung- kinh-te-trong-diem-dbscl/2925-k-hoch-phat-trin-kinh-t-xa-hi-5-nm-2011-

2015-ti-cn-th-pjm-1.html>

2. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ – Phần 1. <http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-

dbscl/2917-tinh-hinh-phat-trin-kinh-t-ti-cn-th-phn-1.html>

3. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ – Phần 2. <http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-

dbscl/2917-tinh-hinh-phat-trin-kinh-t-ti-cn-th-phn-2.html>

4. Website Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, 2011. Khơi nguồn tín dụng nông nghiệp – nông thôn. <http://www.lienvietpostbank.com.vn/tin-tuc-su-

kien/tin-lienvietbank/content/khoi-nguon-tin-dung-nong-nghiep-nong-thon>

5. Thùy Trang, 2013. Doanh nghiệp Việt ngại đổi mới sáng tạo.

<http://www.petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/doanh-nghiep-viet-ngai-doi-moi-

sang-tao.html>

6. Tiến Phương, 2013. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91%.

<http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nam-2012-tang-truong-tin-dung-dat-891-

20130109102249ca34.chn>

Văn bản do Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ ban hành

1. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. 2. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. 3. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Thông tư 14/2012/TT-NHNN. 4. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Thông tư 33/2012/TT-NHNN. 5. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư 09/2013/TT-NHNN. 6. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư 10/2013/TT-NHNN.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 74)