Bảng 4.17 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank Cần Thơ Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 804.511 1.194.960 1.954.682 1.516.476 1.672.195 2. Vốn huy động Triệu đồng 643.765 796.422 1.612.839 1.279.279 1.467.237 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 2.366.238 3.646.442 4.733.211 2.035.816 2.822.586 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.926.736 3.332.389 4.008.442 1.722.231 2.999.624 5. Tổng dư nợ Triệu đồng 675.838 989.891 1.714.660 1.303.476 1.537.622 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 456.087 832.865 1.352.276 1.146.684 1.626.141 7. Vòng quay vốn tín dụng = (4)/(6) Vòng 4,22 4,00 2,96 1,50 1,84 8. Hệ số thu nợ = (4)/(3) % 81,43 91,39 84,69 84,60 106,27 9. Tổng dư nợ / Vốn huy động = (5)/(2) Lần 1,05 1,24 1,06 1,02 1,05 10. Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn = (5)/(1) % 84,01 82,84 87,72 85,95 91,95
46
4.2.2.1. Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng trong một năm của ngân hàng, thể hiện tốc độ thu hồi nợ nhanh hay chậm. Tuy nhiên không giống tài chính doanh nghiệp, trong kinh doanh ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện chính sách của ngân hàng thiên về tín dụng ngắn hạn, còn vòng quay thấp thể hiện ngân hàng thiên về tín dụng trung dài hạn. Tuy nhiên nếu vòng quay vốn tín dụng quá cao đồng nghĩa với ngân hàng phải kí nhiều hợp đồng tín dụng trong một thời kì, điều này có thể làm tăng chi phí ngân hàng.
Giai đoạn 2010 - 2012
Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng hai năm 2010 và 2011 luôn ở mức cao, trung bình mỗi năm gần 4 vòng; tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng lại giảm mạnh vào năm 2012 (đạt 2,96 vòng). Cụ thể vào năm 2010, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 4,22 vòng. Điều này có nghĩa trong năm ngân hàng đã thu nợ và phát vay mới cho khách hàng được 4,22 lần. Cho thấy tốc độ quay vòng vốn tín dụng của ngân hàng giảm dần qua ba năm và DSTN có tốc độ tăng thấp hơn so với DNCV và dư nợ bình quân của ngân hàng. Với mức vòng quay giai đoạn vừa qua của ngân hàng được đánh giá là khá cao so với toàn hệ thống, thể hiện khả năng quay vòng vốn của các khoản vay tại ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên vào năm 2012, vòng quay giảm xuống thể hiện tốc độ quay vòng vốn chậm lại trong tình hình kinh tế vừa mới hồi phục, các doanh nghiệp vay vốn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu ổn định sản xuất và kinh doanh. Nếu tốc độ này quá lớn sẽ không tốt cho ngân hàng khi mức thu hồi nợ quá nhanh, khách hàng trả nợ trước thời hạn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng. Đồng thời lãi phạt trả nợ trước hạn ảnh hưởng đến mong muốn đi vay của khách hàng sau này. Vì vậy ngân hàng cần kiềm chế tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng bằng cách tăng cường thẩm định mục đích và thời hạn vay của khách hàng có hợp lí không, đồng thời vẫn phải duy trì mức DSCV ổn định và không làm phát sinh nợ quá hạn hay nợ xấu cho ngân hàng.
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012 và 2013
Trong giai đoạn này, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng ở mức thấp, đạt 1,84 vòng trong sáu tháng đầu năm 2013. Tình hình quay vòng vốn vào đầu năm nói chung là khá chậm, thời điểm đầu năm là lúc các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được triển khai nên việc trả nợ chậm hơn các thời điểm khác tỏng năm. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng giai đoạn này cũng ở mức chấp nhận được, ngân hàng vẫn nên tăng cường công tác thu nợ để đạt mức giá trị cao hơn.
47
4.2.2.2. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng, phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện tốt. Tuy nhiên tỉ lệ này cao không phải lúc nào cũng có lợi.
Giai đoạn 2010 - 2012
Hệ số thu nợ của ngân hàng luôn đạt mức cao tren 80% trong suốt giai đoạn 3 năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, hệ số thu nợ đạt 81,43%, điều này có nghĩa trong năm ngân hàng cho vay 100 đồng thì thu về được 81,43 đồng. Đến năm 2011, hệ sô thu nợ tiếp tục tăng lên 91,39% và sang năm 2012 hệ số thu nợ đạt 84,69%. Điều này cho thấy ngân hàng đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ và chăm sóc khách hàng , tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Tuy nhiên trong năm 2012 tốc độ tăng của DSCV cao hơn DSTN đồng thời tình hình kinh tế có khó khăn hơn so với năm 2011 nên việc thu hồi nợ của ngân hàng giảm sút.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013
Hệ số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt rất cao 106,27% so với 84,60% cùng kì năm trước. Như đã thấy do có khó khăn phía khách hàng nên thu nợ của năm 2012 giảm so với năm trước. Đến năm 2013 tình hình có thuận lợi hơn nên nguồn tiền được thu hồi các khách hàng có nợ tồn đọng từ năm trước, dẫn đến hệ số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao. Trong suốt thời gian hoạt động LienVietPostBank Cần Thơ đã làm tốt công tác thu nợ, cử cán bộ đến thăm hỏi, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng tạo động lực cho khách hàng trả nợ.
4.2.2.3. Tổng dư nợ/Vốn huy động
Chỉ số Dư nợ/Vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng không tốt, còn quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng tận dụng nguồn vốn để cho vay chưa hiệu quả. Cụ thể nếu chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy ngân hàng đã sử dụng hết nguồn vốn huy động và phải sử dụng thêm các nguồn khác như vốn điều chuyển. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì vốn huy động của ngân hàng vẫn còn thừa sau các hoạt động cho vay, làm tăng chi phí.
Giai đoạn 2010 - 2012
Trong suốt 3 năm 2010, 2011, 2012 nhìn chung chỉ số Tổng dư nợ/Vốn huy động luôn lớn hơn 1. Cụ thể năm 2010 chỉ số này là 1,05 điều này có nghĩa trong 105 đồng cho vay thì trong đó 100 đồng là vốn huy động của chi nhánh, còn lại 5 đồng là điều chuyển từ hội sở. Sang năm 2011 tăng lên 1,24%
48
và năm 2012 là 1,06%. Qua 3 năm, DNCV của ngân hàng tăng trưởng cao trong khi là một ngân hàng còn mới trên địa bàn Cần Thơ nên công tác huy động vốn vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng, dẫn đến chi nhánh phải sử dụng một số vốn điều chuyển từ hội sở (đặc biệt năm 2011 có tỉ lệ Dư nợ/Vốn huy động cao nhất). Tuy vậy đến năm 2012 tình hình huy động vốn của ngân hàng đã phát triển tốt, tăng 103% so với năm trước, nên đã phần nào giảm bớt lệ thuộc vào vốn điều chuyển. Việc cải thiện hiểu quả huy động vốn giúp chi nhánh chủ động hơn trong sử dụng nguồn vốn của mình, giảm bớt chi phí và nâng cao lợi nhuận.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013
So với 6 tháng đầu năm 2012, việc huy động vốn của chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay. Tỉ lệ dư nợ/vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 là 1,05 tăng nhẹ so với 1,02 của cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Nhìn chung qua các năm tình hình huy đọng vốn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng, dẫn đến ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, đây là điều cần lưu ý về các chương trình thu hút nguồn vốn tiền gửi trong các năm tiếp theo để việc kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn.
4.2.2.4. Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn.
Chỉ số Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn cho biết mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được quy mô tín dụng của ngân hàng.
Giai đoạn 2010 - 2012
Nhìn chung chỉ số này biến động tăng giảm khác nhau qua từng năm nhưng bình quân đều cao hơn 80% cho thấy nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh Cần Thơ là cho vay. Cụ thể năm 2010 tỉ số Dư nợ/Tổng nguồn vốn đạt 84,01%, sang năm 2011 giảm còn 82,84% nguyên nhân là do trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của dư nợ thấp hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn. Trong năm 2011, ngân hàng đã đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho chi nhánh dẫn đến tăng chi phí ngoài lãi, số tiền trên không sử dụng vào việc cho vay nên phần tăng của nguồn vốn không tương ứng với dư nợ. Năm 2012, tỉ lệ tăng lên 87,72% mặc dù đây là năm tương đối khó khăn với ngành ngân hàng bởi lãi suất huy động và cho vay đều thấp, NHNN có thông tư giới hạn chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay. Tuy vậy LienVietPostBank vẫn đẩy mạnh công tác cho vay vào các đối tượng ngành nghề chủ đạo của ngân hàng như nông nghiệp và các ngành nghề khác, đây là các nhóm khách hàng ít bị
49
ảnh hưởng trong điều kiện doanh nghiệp các ngành khác gặp khó khăn vì kinh tế bất ổn.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Tỉ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn thời kì 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng mạnh 6,98% với cùng kì năm trước, đạt mức rất cao là 91,95% so với năm trước là 85,95%. Điều này cho thấy hoạt động chủ yếu của LienViet Cần Thơ trong giai đoạn đầu năm 2013 chủ yếu là cho vay, khi mà DNCV có giá trị gần bằng Tổng nguồn vốn. Trong đó tập trong phần lớn ở dư nợ cho vay ngắn hạn, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu cũng do tình hình kinh tế năm 2013 vẫn đang phục hồi nhờ hàng loạt các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhưng tốc độ phục hồi không nhanh và mạnh. Vì vậy đối với ngân hàng các khoản vay ngắn hạn sẽ đem lại ít rủi ro hơn. Tuy nhiên việc quá chú trọng vào hoạt động tín dụng sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng so với việc đẩy mạnh các dịch vụ hoặc thanh toán các dịch vụ phi tín dụng khác.
4.3. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng
Tình hình nợ xấu
a) Nợ xấu phân theo nhóm
Giai đoạn 2010 đến 2012
Bảng 4.18 Nợ xấu phân theo nhóm nợ của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 8.854 9.124 7.234 270 3,05 (1.890) (20,71) Nhóm 4 0 0 2.999 - - 2.999 - Nhóm 5 0 0 0 0 - 0 - Tổng 8.854 9.124 10.233 270 3,05 1.109 12,15
Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012
Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, thành phần nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 3 (toàn bộ nợ xấu năm 2010 và 2011 của ngân hàng đều là nợ nhóm 3) và nợ nhóm 4 (nợ xấu năm 2012 của ngân hàng chủ yếu là nợ nhóm 3, và có 29,31% trong tổng nợ xấu là nợ nhóm 4). Điều này thể hiện tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn ở mức khá tốt do tuy vẫn có nợ xấu là tình hình chung của các NHTM trên địa bàn
50
giai đoạn này, nhưng nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát tốt ở các nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp. Cụ thể, nợ nhóm 3 năm 2011 của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 3,05% so với năm 2011, và đặc biệt sụt giảm vào năm 2012 (giảm 20,71% so với năm 2011). Nhận định đầu tiên với xu hướng thay đổi của giá trị nợ nhóm 3 (nhóm nợ chủ yếu trong thành phần nợ xấu của ngân hàng) thể hiện khả năng kiểm soát nợ xấu của ngân hàng khá tốt, công tác thẩm định và kiểm soát các khoản vay của các CBTD được đào tạo và thực hiện hiệu quả, cho thấy trước tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2011, công tác thu nợ của ngân hàng cũng đã thể hiện rất tốt với DSTN tăng liên tục qua ba năm, do vậy nợ nhóm 3 trong năm cũng tăng nhẹ. Sang năm 2012, nợ nhóm 3 của ngân hàng lại sụt giảm khá nhiều, trong khi đó lại xuất hiện nợ nhóm 4 (nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn). Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, tổng nợ xấu của ngân hàng năm 2012 tăng 12,15% so với năm 2011, từ đó có thể kết luận, nguyên nhân nợ nhóm 3 giảm đi và xuất hiện nợ nhóm 4 tại ngân hàng là do các khoản nợ từ nhóm 3 chuyển sang. Hơn nữa, hoạt động của các doanh nghiệp trong năm 2012 vẫn chưa thật sự hiệu quả khi lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều do cầu nội địa thấp, hơn nữa một số doanh nghiệp lại bị giải thể. Do đó làm tăng mức độ rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng, dẫn đến nhiều khoản vay bị chuyển nhóm nợ.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Bảng 4.19 Nợ xấu theo nhóm của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 Số tiền % Nhóm 3 4.688 10.067 5.379 114,74 Nhóm 4 2.134 2.633 499 23,38
Nhóm 5 0 344 344 -
Tổng 6.822 13.044 5.809 85,15
Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2013
Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy, tổng nợ xấu của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể tăng 85,15% tương ứng 5.809 triệu đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất (77,18%), kế đến là nợ nhóm 4 (20,19%) và cuối cùng là sự xuất hiện của nợ nhóm 5 với tỷ trọng 2,64% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Vào sáu tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng chuyển biến không tốt do tổng nợ tăng quá cao và xuất hiện thêm nợ nhóm 5 (là nhóm nợ có khả năng mất vốn, mang mức độ rủi ro cao nhất về khả năng không thu hồi được cả gốc lẫn
51
lãi của các khoản vay) so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy tình hình kinh tế vẫn chưa ổn định hơn năm 2012 với các nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu tương tự những năm trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2012, sự xuất hiện của nợ nhóm 5 và sự gia tăng đột biến các khoản nợ nhóm 3 cho thấy vào nửa cuối năm 2012, khả năng thẩm định và kiểm soát các khoản vay của ngân hàng suy giảm. Hơn nữa, với sự xuất hiện thành phần nợ nhóm 3 thuộc các khoản vay trung và dài hạn làm tổng nợ tăng nhanh. Có thể thấy, các khoản vay trung và dài hạn vẫn chưa là sở trường của một ngân hàng trẻ như LienVietPostBank Cần Thơ khi làm gia tăng nhanh chóng nợ nhóm 3. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngoài còn gặp nhiều khó khăn, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do một phần vì ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo Công văn số 2056/NHNN-CSTT và thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 780/QĐ- NHNN.
b) Nợ xấu theo ngành kinh tế
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 Xây dựng
Nhìn chung, nợ xấu nhóm ngành Xây dựng có xu hướng giảm liên tục