Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 27)

3.3.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh bao gồm: a)Ban giám đốc chi nhánh

b)Phòng Khách hàng c)Phòng Quản lí Tín dụng d)Phòng Kế toán – Ngân quỹ e)Phòng Tổng hợp

f)Phòng quản lí các phòng giao dịch bưu điện g)Ban Tín dụng

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của LienVietPostBank Cần Thơ

3.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc

Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình. Gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. • Giám đốc Ban Giám đốc chi nhánh Phòng Khách hàng Phát triển kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Tài trợ thương mại Phòng Quản lí Tín dụng Thẩm định tài sản Quản lí tín dụng Phòng Kế toán Ngân quỹ Quản lí nghiệp vụ Đối soát Tỏng hợp số liệu Phòng Tổng hợp Kế hoạch tổng hợp Hành chính nhân sự Phòng quản lí các phòng giao dịch bưu điện Ban Tín dụng

17

Giám đốc Chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và pháp luật về các công việc được giao.

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc có chức năng giúp Giám đốc điều hành tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, phụ trách bộ phận kế toán - ngân quỹ của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc.

Phòng khách hàng

-Tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. -Phát triển thị trường trên địa bàn được giao

- Thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ Ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng và pháp luật.

- Thực hiện chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh và khách hàng chiến lược.

-Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng quản lý tín dụng

- Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh, cấp tín dụng theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,...

- Theo dõi và báo cáo cho lãnh đạo, thông báo cho phòng khách hàng về tình hình thu vốn, lãi vay.

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình gia hạn nợ, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm nợ quá hạn, nợ không thu được lãi.

- Tiếp nhận và đề xuất các biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ xấu do phòng khách hàng chuyển sang theo quy định của Ngân hàng.

- Thực hiện giải ngân, thu nợ theo hợp đồng tín dụng - Kiểm soát hồ sơ tín dụng đã được Giám đốc phê duyệt

- Kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn, bảo lãnh và các thủ tục để giải ngân.

- Lưu trữ và bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, bảo lãnh, khế ước nhận nợ, giấy gia hạn nợ.

- Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng hạn.

- Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng Kế toán – Ngân quỹ

-Thực hiện quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán tại chi nhánh. -Thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng, công tác thanh toán, huy động thu, chi tiền mặt, quản lý kho quỹ,…

18

- Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Theo dõi đánh giá tình hình thực hiện.

-Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng hành chính Tổng hợp

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán tổng hợp và quản lý hành chính – nhân sự.

- Tham mưu cho Giám đốc để đề xuât với các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng chính sách, chế độ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.

Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.

Phòng quản lý các phòng giao dịch Bưu điện

- Giúp giám đốc chi nhánh trong việc quản lý và điều hành hoạt động Ngân hàng trên hệ thống các phòng giao dịch Bưu điện bao gồm quản lý mối quan hệ với bưu điện tỉnh, huyện trên địa bàn, thực hiện công tác tra soát, đối soát dữ liệu tại các phòng giao dịch Bưu điện, hỗ trợ phát triển mạng lưới, quản lý, đào tạo nhân sự tại các phòng giao dịch Bưu điện.

Ban Tín dụng

-BTD do Giám đốc Chi nhánh quyết định thành lập trên cơ sở các thành phần quy định tại Quy chế ổ chúc và hoạt động của ủy ban Nhân sự, Tín dụng và Quản lí chi phí.

-BTD hoạt động theo quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân sự Tín dụng và Quản lí chi phí do HĐQT ban hành.

3.4. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN

THƠ TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012

3.4.1.1. Tổng thu nhập

Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng tăng dần qua các năm từ 2010 đến 2012. Cụ thể năm 2010 đạt 65.687 triệu đồng, đến năm 2011 tăng vọt lên 154.039 triệu đồng và năm 2012 là 180.378 triệu đồng, tương ứng với các mức tăng 134.50% và 17.10%. Thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh qua các năm ( trên 98%), điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng.

Năm 2010, thu nhập từ lãi đạt 64.438 triệu đồng, đây là năm thứ 2 sau khi Chính phủ thực hiện việc giảm lãi suất cơ bản còn 7% vào năm 2009 và tung ra các gói kích thích nhằm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, kình doanh và tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế. Trong năm 2010, Chính phủ đưa ra nghị quyết 03/NQ-

19

CP với các giải pháp phục hổi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng, Cần Thơ là thành phố trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng không nằm ngoài đà phục hồi ấy. Nắm bắt được tình hình, LienVietPostBank Cần Thơ cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay của mình để các khách hàng cá nhân & doanh nghiệp đến vạy vốn tiếp tục sản xuất, tiêu dùng. Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản 2010 cũng tăng nhẹ lên 8-9% kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng theo dẫn đến thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng rất cao. Thu nhập ngoài lãi chiếm khoảng 2% tổng thu nhập năm 2010, chủ yếu từ các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và kinh doanh ngoại tệ.

Năm 2011, tổng thu nhập đạt 154.039 triệu đồng, tăng vọt so với năm 2010 với mức chênh lệch 88.352 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 134,50%. Chủ yếu vẫn là thu nhập từ lãi, tăng 85.438 triệu đồng tương ứng với mức tăng 132,59%.Theo ông Tô Ngọc Hưng - Giám đốc Học viện Ngân hàng thì năm 2011, ngành ngân hàng đạt mức sinh lời cao, mặc dù NHNN đã áp trần lãi suất huy động ở mức 14% nhưng chênh lệch giữa lãi suất cho vay/lãi suất huy động vẫn ở mức hơn 5% so với năm 2010 là khoảng 2,50% đã khiến cho thu nhập của các ngân hàng tăng cao. Bên cạnh đó bản thân LienVietPostBank cũng có nhiều chương trình nhằm khuyến khích tăng trưởng tín dụng nhắm vào nhóm khách hàng chủ lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ; đó là các chương trình như Phú Tam Nông, cho vay thu mua lúa gạo với hơn 4000 tỷ đồng năm 2011 dành cho khu vực nông nghiệp, chiếm hơn 40% dư nợ tín dụng; giảm 1% lãi suất với khách hàng vay vốn luu động có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và thuộc các lĩnh vực trên. Điều này làm này góp phần mang ngân hàng đến gần với khách hàng của mình hơn, thu hút người gửi tiền và vay vốn. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi cũng tăng 233,50% so với năm 2010, đạt 4.163 triệu đồng là do sau 1 thời gian hoạt động thì LienVietPostBank Cần Thơ đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, các dịch vụ vụ ngân hàng điện tử, thanh toán với sự hỗ trợ của các phòng giao dịch Bưu điện được người dân biết đến và sử dụng, mang đến thu nhập cho Ngân hàng.

Sang năm 2012, tổng thu nhập của ngân hàng tiếp tục tăng, đạt 180.378 triệu đồng, tương ứng tăng 17,10% so với năm 2011. 2012 được đánh giá là một năm khó khăn với hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt mức thấp kỉ lục 7%, bên cạnh đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã yêu cầu từ sau ngày 15/7/2012 các TCTD phải hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm và áp dụng Thông tư 12/2012/TT-NHNN quy định chênh lệch tối đa 3% giữa lãi suất huy động & lãi suất cho vay đối với các khoản vay mới. Điều này khiến cho tăng trưởng thu nhập của các Ngân hàng giảm mạnh, thậm chí có ngân hàng giảm so với năm trước. Tuy nhiên ưu tiên của NHNN trong năm

20

2012 là ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đây vốn là nhóm khách hàng truyền thống của LienVietPostBank với tiêu chí cho vay theo kiểu cho nông dân vay, thu nợ doanh nghiệp. Điều này giúp cho chi nhánh Cần Thơ vẫn đạt mức tăng trưởng khá, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ thanh toán phục vụ người làm nông và doanh nghiệp, góp phần cho thu nhập ngoài lãi tăng 264,26% so với năm 2011 lên mức 15.164 triệu đồng.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 65.687 154.039 180.378 88.352 134,50 26.339 17,10 1. Thu nhập từ lãi 64.438 149.876 165.214 85.438 132,59 15.338 10,23 2. Thu nhập ngoài lãi 1.249 4.163 15.164 2.914 233,31 11.001 264,26 Tổng chi phí 64.646 138.994 146.196 74.348 115,01 7.202 5,18 1. Chi phí từ lãi 48.734 111.609 130.257 62.875 129,02 18.648 16,71 2. Chi phí ngoài lãi 15.912 27.385 15.939 11.473 72,10 -11.446 -41,80 Lợi nhuận 1.041 15.045 34.182 14.004 1345,24 19.137 127,20

Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

3.4.1.2. Tổng chi phí

Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng theo đáp ứng cho hoạt động của Ngân hàng. Chi phí năm 2011 là 138.994 triệu đồng, tăng 115,01% so với năm 2010 là 64.646 triệu đồng. Có sự tăng mạnh như vậy là do sau 2 năm thành lập, LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định nên cần nguồn vốn huy động lớn để đáp ứng nhu cầu cho vay khách hàng, đồng thời mở rộng dịch vụ tín dụng đến các khách hàng tiềm năng khác, bên cạnh đó việc áp trần lãi suất huy động khiến việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi người dân chuyển sang các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán, ngoại tệ. Chi phí ở đây chủ yếu là chi từ lãi chiếm 80,29%, chi phí ngoài lãi cũng tăng 72,10% so với năm 2010 lên 27.385 triệu đồng năm 2011 là do chi phí về tài sản cố định tăng và lương khen thưởng nhân viên trong năm 2011.

Năm 2012, Tổng chi phí của chi nhánh Cần Thơ tiếp tục tăng nhẹ 5,18% lên 146.196 triệu đồng chủ yếu từ sự tăng của chi phí ngoài lãi, nhưng không nhiều ( tăng 16,71% so với năm 2011). 2012 là năm mà sự cạnh tranh lãi suất

21

ở các ngân hàng đã hạ nhiệt, NHNN đã có sự can thiệp để giữ trần lãi suất huy động ở mức thấp, vì vậy để khuyến khách các khách hàng tiếp tục gửi tiền ngân hàng phải có các dịch vụ ưu đãi & tăng cường quảng bá khiến chi phí tăng hơn trước. Chi phí ngoài lãi giai đoạn này cũng giảm xuống còn 15.939 triệu đồng do ngân hàng không mở rộng quy mô trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng còn yếu.

3.4.1.3. Lợi nhuận

Qua ba năm 2010 đến 2012, lợi nhuận của LienVietPostBank Cần Thơ luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Thành lập năm 2009, đến năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng chỉ ở mức khiêm tốn với 1.041 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011, lợi nhuận đã tăng 1.345,24% lên 15.045 triệu đồng do thu nhập của ngân hàng đã tăng nhanh hơn chi phí về số tuyệt đối. Có được kết quả trên là do sau 2 năm hoạt động ở Cần Thơ, ngân hàng đã tạo được uy tín nhất định cho mình cũng như thu hút thêm khách hàng đến giao dịch, cộng với nhiều chính sách hợp lí trong năm 2011, là năm thuận lợi với ngành tài chính nói chung, tạo sức bật trong lợi nhuận của ngân hàng. Tiếp tục phát huy những gì đã đạt, lợi nhuận của LienVietPostBank năm 2012 tiếp tục tăng lên 34.182 triệu đồng (tương ứng 127,20% so với năm 2011) với thu nhập vẫn tăng nhanh hơn chi phí mà trong đó thu nhập tử lãi chiếm tỉ trọng lớn, từ đó ta thấy hoạt động chính sinh lời cho ngân hàng là các hoạt động tín dụng. Kết quả 3 năm cho thấy sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên trong việc đưa chi nhánh Cần Thơ từ chỗ còn non trẻ sang cạnh tranh & hoạt động tốt trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi.

3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013

Tổng thu nhập sáu tháng đầu năm 2013 đạt 71.780 triệu đồng, giảm 18,17% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó thu nhập từ lãi là 64.235 triệu đồng, giảm 21,80% so với cùng kì mà nguyên nhân là do lãi suất cho vay giảm mạnh theo các quy định về trần LS cho vay trong các thông tư 09/2013/TT- NHNN, thông tư 14/2012/TT-NHNN, 33/2012/TT-NHNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể là lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 8%/năm áp dụng từ ngày 24/12/2012 và tiếp tục giảm theo các thông tư tiếp theo trong sáu tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng 35,53% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó chưa đủ so với sự giảm của thu nhập từ lãi, đã làm giảm tốc độ giảm của tổng thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng cần có những kế hoạch cho vay hấp dẫn hơn để cải thiện thu nhập trong thời gian tới.Về chi phí sáu tháng đầu năm 2013 cũng giảm 11,59% so với năm 2012, đạt 63.271 triệu đồng. Đây là điều dễ hiểu do mặt bằng lãi suất huy động do NHNN quy định đã giảm như

22

đã trình bày ở trên nên chi phí từ lãi (chủ yếu là từ chi phí huy động vốn) đã giảm 17,75% so với cùng kỳ. Song có thể thấy tốc độ giảm của tổng chi phí thấp hơn tốc độ giảm của tổng thu nhập (tổng chi phí giảm 11,59% trong khi tổng thu nhập giảm 18,17%) do đó lợi nhuận của ngân hàng sáu tháng đầu năm giảm 47,32% so với cùng kỳ, đạt 7.643 triệu đồng. Sự sụt giảm khá mạnh này là tình trạng chung của các NHTM do thực trạng lãi suất đang giảm liên tục, tỷ lệ lạm phát tăng cao và chỉ mới được kiểm soát tốc độ tăng trong năm 2012. LienVietPostBank nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng cần đề ra hướng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới để duy trì mức lợi nhuận hiện tại và tăng thêm lợi nhuận nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 6T-2013/2012

2012 2013 Số tiền % Tổng thu nhập 87.714 71.780 -15.934 -18,17 1. Thu nhập từ lãi 82.147 64.235 -17.912 -21,80 2. Thu nhập ngoài lãi 5.567 7.545 1.978 35,53 Tổng chi phí 71.562 63.271 -8.291 -11,59 1. Chi phí từ lãi 60.999 50.170 -10.829 -17,75

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)