Đặc điểm địa hình, địa chất, địa mạo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên (Trang 40 - 41)

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ

2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, địa mạo

2.1.1.1. Đặc đim địa hình toàn vùng

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, địa hình được đặc trưng bởi các dạng sau:

- Địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bốở phía Nam tỉnh, chủ yếu thuộc 2 huyện Phú Bình và Phổ yên với cao độ bình quân 10 ÷ 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp có diện tích lớn hơn, độ cao trung bình từ 20 ÷ 30m phân bố dọc theo 2 con sông là Sông Công và Sông Cầu.

- Địa hình gò đồi: được chia làm 3 kiểu: Kiểu gò đồi thấp, trung bình dạng bát úp với độ cao 50 ÷ 70m phân bố ở Phú Bình và Phổ Yên; Kiểu đồi cao, đỉnh hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100 ÷ 125m, chủ yếu phân bốở phía Bắc tỉnh, kéo dài từ Đại Từ tới Định Hoá; Kiểu địa hình đồi cao, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100 ÷ 150m, phân bố phía Bắc tỉnh từ Đồng Hỷ sang Phú Lương, Định Hoá.

- Địa hình núi thấp: Chiếm diện tích lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Địa hình này phân bố dọc theo ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

- Địa hình nhân tác: Ở tỉnh Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ nhân tạo, các hồ lớn như: Hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Gềnh Chè... Hiện Thái Nguyên có khoảng 500 hồ chứa các loại.

2.1.1.2. Đặc đim địa hình, địa mo tuyến d án đi qua

- Địa hình khu vực là vùng đồng bằng, hơi cao dần về phía Bắc. Đoạn tuyến phần lớn đi qua cánh đồng lúa, một số đoạn bám theo đường cũ và khu dân cư. Địa hình tương đối bằng phẳng, thực vật bao phủ chủ yếu là lúa và hoa màu của dân địa phương.

- Khu vực dự án đi qua là bãi bồi của sông Cầu, được thành tạo chủ yếu bởi các lớp trầm tích, phù sa của thống sông Cầu, nên có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, tập trung đông dân cư.

2.1.1.3. Đặc đim địa cht

Đoạn tuyến chủ yếu có các lớp đất đá phân bố từ trên xuống dưới như sau: - Lớp hữu cơ: Bùn sét pha lẫn hữu cơ màu xám nâu, xám đen.

TÀI LI U C CUNG C P T I DI N ÀN MÔI TR NG XANH WWW.MTX.VN TÀI LI U CH MANG TÍNH CH T THAM KH O

S Giao thông Vn ti tnh Thái Nguyên 33 - Lớp 1a: Sét pha, dăm sạn, gạch vỡ, bê tông màu xám nâu, xám vàng.

- Lớp 1b: Sét pha dẻo mềm màu xám nâu. Chiều dày lớp khoảng 3,2m.

- Lớp 2a: Cuội sỏi lẫn cát màu xám vàng phân bố trên bề mặt địa hình và dưới lớp 1. Chiều dày lớp theo kết quả khoan thay đổi từ 4,2m đến 9,4m.

- Lớp 2b: Cuội sỏi lẫn sét màu xám vàng phân bố dưới lớp 2a. Chiều dày lớp là 6,4m.

- Lớp 3a: Cát pha dẻo hạt mịn xen kẹp sạn màu xám nâu, nguồn gốc phong hoá từđá cát kết, phân bố dưới lớp 2a. Chiều dày lớp là 14,7m.

- Lớp 3b: Cát pha dẻo hạt mịn xen kẹp mảnh dăm màu xám nâu, nguồn gốc phong hoá từđá cát kết, phân bố dưới lớp 3a.

- Lớp 4a: Đá vôi màu xám nâu phong hoá nứt nẻ mạnh, khi khoan vỡ vụn, phân bố dưới lớp 2b.

- Lớp 4b: Đá vôi màu xám trắng, xám xanh nguyên khối, cứng chắc, phân bố dưới lớp 2a và lớp 4a .

- Lớp 4c: Cát pha dẻo lẫn nhiều mảnh dăm màu xám nâu, khi khoan hao nước 30%, nguồn gốc phong hoá từđá cát kết, phân bố dưới lớp 3b.

2.1.1.4. Các hin tượng địa cht động lc công trình

- Không có các hiện tượng địa chất động lực lớn gây bất lợi cho tuyén đường. Tuy nhiên các đoạn đường đào qua các đồi đất sẽ có hiện tượng xói trôi. Cần chú ý thiết kế rãnh dọc chống xói.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)