4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
4.2.3. xuất các biện pháp ứng phó sứ cố
Với những dự báo về các sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn thi công dự án, Chủ đầu tư cần có phương án dự phòng để kịp thời ứng phó với trường sự cố có thể xảy ra.
- Với sự cố tai nạn lao động xảy ra trên công trường thi công. Việc đầu tiên là
TÀI LI U C CUNG C P T I DI N ÀN MÔI TR NG XANH WWW.MTX.VN TÀI LI U CH MANG TÍNH CH T THAM KH O
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 117
tiến hành sơ cứu người bị tai nạn. Sau đó tiến hành phân tích sự cố tìm ra nguyên nhân để tiếp tục giải quyết.
- Với Sự cố do thiên tai, hạn hán đặc biệt là lũ lụt. Chủđầu tư cần có phương án dự phòng trong mùa mưa lũ. Khi có lũ về cần có phương án che đậy các bãi vật liệu, máy móc, cho công nhân nghỉ chờ thời tiết ổn định mới tiếp tục công việc.
- Đối với sự cố rò rỉ và tràn đổ ngẫu nhiên phải thực hiện các biện pháp cách ly và thu hồi như sau:
+ Phương pháp thu hồi chất gây ô nhiễm đã được thu gom bằng chất hút, bơm, muối hút, xẻng. Trên mặt nước, các chất hút dạng hạt có thể thu nhặt bằng lưới hay sàng.
+ Vật liệu hút thu hồi phải được mang huỷ tại nơi quy định của địa phương, quy chế của chính quyền địa phương và có sự giám sát của Tư vấn giám sát.
+ Đất bị ô nhiễm có nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm phải được bóc đi. Đất bị
nhiễm dầu mỡ phải được lấy đi để vào nơi quy định của Chính quyền địa phương. Nếu không có chỗ an toàn thì đất ô nhiễm cũng như những vật liệu hút dùng khi tràn đổ do sự cố phải được che bạt hay để trong nhà kho, đặt trên nền bê tông để tránh mưa, nước chảy tràn. Kho này là tạm thời và phải kiểm soát đất cho đến khi có giải pháp xử lý lâu dài.
- Với Sự cố do giá cả đầu vào của dự án tăng quá cao do đồng tiền mất giá, Chủ đầu tư cần làm hồ sơ xin điều chỉnh nguồn vốn cấp cho dự án, không được làm chậm tiến độ thi công.