PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 28)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp là số liệu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thu thập từ NH No&PTNT huyện Lai Vung. Ngoài ra còn thu thập thêm từ các nguồn nhƣ: internet, sách báo có liên quan để hỗ trợ và bổ sung thêm nguồn số liệu cho quá trình phân tích.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối và tuyệt đối, phƣơng pháp tỷ trọng phân tích các số liệu để đánh giá kết quả hoạt động, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng.

Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối: y y1 -y0 Trong đó: : Chỉ tiêu năm trƣớc

: Chỉ tiêu năm nay

y : Chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để so sánh số liệu giữa các năm, xem xét sự biến động và mức độ của sự biến động đó.

Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối: y y1 -y0

y0 x 100% Trong đó: : Chỉ tiêu năm trƣớc

: Chỉ tiêu năm nay

y : Tỷ lệ phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để làm rõ tình hình biến động của chỉ tiêu theo tỷ lệ tƣơng đối, xác định xu hƣớng của biến động trong số liệu.

- Phƣơng pháp sử dụng các tỷ số tài chính đánh giá hoạt động cho vay hộ nông dân.

- Dựa trên các kết quả phân tích để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay hộ nông dân của NH.

17

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT HUYỆN LAI VUNG

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN LAI VUNG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh Đồng Tháp, huyện Lai Vung có vị trí địa lý hết sức quan trọng: phía Đông giáp với thành phố Sa Đéc, huyện Châu Thành; phía Tây giáp với sông Hậu, đối diện là khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ); phía Nam giáp huyện Bình Tân (Vĩnh Long); phía Bắc giáp huyện Lấp Vò. Là khu vực kẹp giữa sông hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, Lai Vung có điều kiện giao lƣu với các trung tâm kinh tế trọng điểm trong vùng nhƣ thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang), thuận lợi trong việc thu hút đầu tƣ phát triển.

Huyện Lai Vung có diện tích 238 km2 (chiếm 6,79% diện tích toàn tỉnh), trong đó có đến 18.180 ha đất nông nghiệp. Huyện có 11 xã và 1 thị trấn với hơn 172.484 ngƣời, mật độ dân số trung bình 725 ngƣời/km2

(năm 2013).

3.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội

Với nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, chịu khó, biết ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và khí hậu, thổ nhƣỡng thuận lợi, nền kinh tế lúa nƣớc của huyện đạt nhiều thành tựu. Bên cạnh sản xuất lúa, ngƣời dân còn phát triển một số làng nghề truyền thống nhƣ “nem Lai Vung”, đóng xuồng ghe Bà Đài, đan lờ lợp cùng với 2 mặt hàng đặc trƣng là nấm rơm và quýt hồng từ lâu đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu vững chắc. Ngoài ra, quýt đƣờng, cam xoàn, huệ…cũng là những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao đƣợc ngƣời dân nơi đây canh tác nhiều.

Huyện cũng chú trọng đầu tƣ cho công nghiệp, đƣa vào vận hành khu công nghiệp sông Hậu và cụm công nghiệp Tân Dƣơng năm 2006. Là một trong 3 khu công nghiệp tập trung của tỉnh, khu công nghiệp Sông Hậu có quy mô lớn, vị trí địa lý thuận lợi trong việc ƣu tiên phát triển các ngành mũi nhọn nhƣ chế biến nông, thuỷ sản, thức ăn gia súc, cơ khí, vật liệu xây dựng, công nghệ vật liệu mới,…Cụm công nghiệp Tân Dƣơng tập trung sản xuất gạch ngói và đồ gốm sứ xuất khẩu. Bên cạnh đó, khu công nghiệp Phong Hoà nằm ven sông Hậu đang lập dự án và kêu gọi đầu tƣ; cụm công nghiệp Cái Đôi (Tân Thành) trong giai đoạn quy hoạch. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất thức ăn và chế biến thủy sản xuất khẩu hiện nay phát triển chậm còn gặp khó khăn do ảnh hƣởng tình hình kinh tế chung. Hoạt động thƣơng mại dịch vụ phát triển tốt và có xu hƣớng hồi phục. Hiện tại, toàn huyện có trên 3.800 hộ kinh doanh cá thể và 225 doanh nghiệp đang hoạt động.

18

Các chính sách an sinh xã hội đƣợc thực hiện tốt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân đƣợc đẩy mạnh; giáo dục đƣợc nâng cao từ bậc nhà trẻ đến phổ thông. Tính đến năm 2013, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 8,86%, giảm 2,23%; số hộ cận nghèo chiếm 8,04%, giảm 0,26%. Huyện đang đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới; rà soát hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn và đê bao liên kết sản xuất để thực hiện tốt Đề án Tái cấu trúc nền nông nghiệp theo chủ trƣơng của UBND tỉnh. Nhiều công trình mở rộng đƣờng; thắp sáng đƣờng quê tại các xã Long Thắng, Hoà Long, Vĩnh Thới đang trong giai đoạn thi công sắp hoàn thành trong năm nay. Toàn huyện có 54 trạm cấp nƣớc, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 93,8%. Mạng lƣới điện, giao thông, cơ sở hạ tầng trong huyện đƣợc phát triển và nâng cấp giúp cho bộ mặt Lai Vung ngày càng đổi mới và xứng tầm với vai trò một huyện trọng điểm của tỉnh.

3.1.3 Tình hình sản xuất của hộ nông dân

Hoạt động sản xuất của ngƣời nông dân trong huyện chủ yếu là trồng lúa. Toàn huyện có trên 10.000 ha đất chuyên canh lúa, chia làm 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Vụ Đông Xuân có diện tích gieo sạ lớn nhất và năng suất lúa bình quân cao nhất trong năm vì điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi. Vụ lúa Đông Xuân năm 2012 – 2013 ở huyện có 13.835 ha gieo sạ xuống giống, sau khi thu hoạch dứt điểm năng suất bình quân đạt trên 7 tấn/ha. Hiện tại, giống lúa IR50404 vẫn đƣợc bà con nông dân sử dụng rộng rãi với trên 90% diện tích đất trồng lúa. Tuy nhiên, theo các ngành chuyên môn ở huyện, giống lúa này cho năng suất cao nhƣng khả năng chống chịu sâu bệnh rất kém so với các giống khác, chất lƣợng hạt gạo không cao, giá trị xuất khẩu thấp. Trạm Khuyến nông huyện đã và đang vận động bà con nông dân sử dụng loại giống chất lƣợng cao khác là OM 4218 trên cánh đồng mẫu lớn tại ấp Long Phú, xã Hoà Long, tạo cơ sở bƣớc đầu chuyển đổi giống lúa trong toàn huyện. Lai Vung là vùng đất trồng đƣợc nhiều loại cây ăn trái ngon nổi tiếng nhƣ quýt hồng, quýt đƣờng, cam xoàn, bƣởi,… Diện tích cây ăn trái toàn huyện đến giữa năm 2013 là 4.157 ha. Trong đó, có khoản trên 1.100 ha trồng quýt hồng, tập trung ở các xã Long Hậu, Tân Phƣớc, Tân Thành và Vĩnh Thới, cung cấp cho thị trƣờng hơn 40.000 tấn hàng năm, đem đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Quýt hồng có mặt tại vùng đất Lai Vung này từ lâu, nhƣng phát triển mạnh nhất từ năm 1990. Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nƣớc ngọt dồi dào cùng loại đất mỡ gà thích hợp, quýt hồng cho năng suất bình quân từ 30 - 40 tấn trái/ha với giá bán dao động từ 25.000 – 30.000 đồng 1 kg, quýt đẹp có giá cao hơn từ 34.000 – 35.000 đồng 1 kg. Năm 2003,

19

trái quýt hồng Lai Vung đã xuất sắc đoạt Huy chƣơng Vàng tại hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm đấu xảo lần thứ 9 tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Trong những năm gần đây, ngƣời nông dân đã áp dụng phƣơng pháp IPM, theo dõi thời tiết, điều tiết phân bón và sử dụng màng phủ nông nghiệp trên toàn bộ gốc quýt để cho cây quýt hồng ra trái nghịch mùa quanh năm. Nhiều hộ dân còn trồng quýt kiểng trong chậu để cung cấp vào dịp Tết Nguyên Đán. Tuy phải bỏ công chăm sóc cực nhọc gấp nhiều lần quýt thƣờng nhƣng mặt hàng này mang lại lợi nhuận cao và hiện đang là sản phẩm đƣợc ƣa chuộng rộng rãi. Để tiến tới sản xuất quýt hồng “sạch” cung cấp cho thị trƣờng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung tổ chức nhiều lớp tập huấn xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ quýt hồng Lai Vung theo hƣớng VietGap. Huyện còn xây dựng nhà sơ chế quýt, phục vụ khâu vệ sinh quýt sau khi thu hoạch trƣớc khi đƣợc đóng gói đƣa đi tiêu thụ, đồng thời đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đến các thị trƣờng khó tính nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc. Trƣớc đó, tháng 1/2012, qua nhiều giai đoạn kiểm tra, phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa, lý của sản phẩm quýt hồng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) đã công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho quýt hồng Lai Vung. Và đầu năm 2014 này, huyện Lai Vung đã nâng tầm thƣơng hiệu bằng việc thành lập Hợp tác xã Quýt hồng.

Về cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu, giữa năm 2013 toàn huyện đã có hơn 2.000 ha đƣợc gieo trồng bao gồm các loại nhƣ huệ, nấm rơm, ớt... Diện tích trồng nấm rơm vào khoảng 400 ha, cho sản lƣợng gần 9.783 tấn tập trung ở các xã ven sông Hậu nhƣ Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hoà, Định Hoà… Trong đó, Tân Hoà là nơi có diện tích trồng nhiều nhất, nông dân ở đây trồng nấm rơm quanh năm. Đầu năm 2014, để hỗ trợ ngƣời dân trồng nấm rơm, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ tỉnh phối hợp với trạm Khuyến nông huyện Lai Vung tổ chức Hội thảo “Các giải pháp nâng cao năng suất và tiêu thụ nấm rơm” với gần 50 nông dân trong tỉnh tham dự. Qua đó, ngoài các biện pháp tăng năng suất và chất lƣợng nhƣ cải thiện nguồn meo giống, chuyển đổi trồng nấm rơm ngoài trời sang trồng nấm trong nhà đƣợc bao che cẩn thận, sử dụng các biện pháp xử lý rơm cho phù hợp trƣớc khi đem ủ… thì ngƣời trồng nấm còn liên kết với khâu tiêu thụ, gắn liền giữa sản xuất nấm với bao tiêu sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu…thì nghề trồng nấm rơm mới thật sự phát huy đƣợc hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chăn nuôi, ngƣời dân trong huyện có điều kiện phát triển gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Giai đoạn gần đây, ngƣời dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Trong đó phải

20

kể đến là việc áp dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi trên lợn, gà, vịt từ năm 2010. Mô hình này mang đến hiệu quả môi trƣờng tích cực, giảm mùi hôi, thối, ít ruồi muỗi, vật nuôi ít bị các bệnh về đƣờng tiêu hoá và hô hấp do đó cũng làm giảm chi phí trị bệnh và công chăm sóc. Ngoài ra, sủ dụng đệm lót sinh học còn giúp giữ ấm cho vật nuôi, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế và môi trƣờng cao, đang đƣợc triển khai trên diện rộng. Chăn nuôi gia cầm cũng có bƣớc tiến mới bằng việc triển khai mô hình nuôi gà thịt an toàn sinh học vào quý 3 năm 2012 ở 6 xã trong huyện. Mô hình bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần hạn chế bệnh trên vật nuôi, ít gây ô nhiễm môi trƣờng và đang đƣợc nhân rộng trong toàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2013, đàn lợn trong huyện đạt 23.267 con, đàn bò đạt 2.825 con, đàn trâu 78 con, gia cầm (gà, vịt) đạt trên 18.000 con. Ngành thuỷ sản của huyện phát triển mạnh với các loại nhƣ cá rô đầu vuông, cá trạch bùn, tôm,…và đặc biệt là cá tra vì huyện là một trong những vùng nuôi cá tra thƣơng phẩm chủ lực của tỉnh. Về tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích thả nuôi 219,63 ha, sản lƣợng nuôi ƣớc đạt 12.953 tấn.

Ngoài các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ trên, ngƣời dân Lai Vung còn phát triển nhiều làng nghề truyền thống.

- Nghề làm nem ở đây đƣợc hình thành hơn 60 năm nay là một trong những làm nghề lâu đời nhất ở địa phƣơng, nằm trong số gần 30 làng nghề đƣợc tỉnh Đồng Tháp công nhận. Là một món ăn chơi bình dân nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Nam Bộ, nem không chỉ mang đến cho ngƣời dân nguồn thu nhập ổ định mà còn đem lại việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, do làm nem mà nghề nuôi lợn của bà con trong huyện phát triển theo, vì mỗi năm các cơ sở sản xuất nem tiêu thụ hơn 3.000 tấn thịt lợn. Đến nay, huyện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho làng nghề và đƣợc Cục Sở hữu Công nghiệp cấp giấy chứng nhận cho nhiều cơ sở sản xuất nem nhƣ cơ sở Giáo Thơ ở xã Tân Thành; Cô Hiệp, Út Thẳng ở xã Long Hậu; Thuý Ngoan ở thị trấn Lai Vung… Năm 2013, nem Lai Vung và bánh phồng tôm Sa Giang là hai đặc sản của tỉnh lọt vào Tốp 50 đặc sản Quà tặng Việt Nam lần thứ nhất. Thƣơng hiệu Nem Lai Vung giờ đây đã vƣơn xa và có đƣợc chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng.

- Làng nghề đan cần xé của huyện tập trung chủ yếu ở 2 ấp Tân Khánh và Tân An thuộc xã Tân Thành đã đƣợc công nhận làng nghề truyền thống vào năm 2005. Các hộ làng nghề làm sản phẩm theo thời vụ và đơn đặt hàng của khách gồm các loại chủ yếu nhƣ: cần xé các loại, vĩ bánh tráng, bội… Làng nghề đã giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phƣơng, đáp ứng đƣợc nhu cầu tại chỗ (cần xé quýt) và những khu vực lân cận.

21

- Nghề đan lờ, lọp ở xã Hoà Long huyện Lai Vung đặc biệt sôi động vào mùa nƣớc nổi tràn về. Vì đây là nghề đan đát thủ công nên không có yêu cầu cao về tay nghề, ngƣời già, trẻ nhỏ đều làm đƣợc. Nhằm tạo thêm động lực cho ngƣời dân phát triển nghề truyền thống, huyện đã có chính sách hỗ trợ vay vốn cho ngƣời dân với tổng kinh phí 350 triệu đồng. Ngoài ra, chính quyền còn mở rộng tuyến đƣờng Cái Chanh, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mua bán, trao đổi sản phẩm. Tuy nhiên, gần đây làng nghề gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng và sản phẩm tiêu thụ kém. Ngƣời dân làng nghề đang dần chuyển sang làm sản phẩm lƣu niệm phục vụ du lịch và trang trí nội thất làm từ tre, trúc đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng.

- Hình thành và phát trển gần 100 năm nay, làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài ở xã Long Hậu huyện Lai Vung là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất của huyện và đƣợc chính thức công nhận vào năm 2005. Các sản phẩm của làng nghề không chỉ cung cấp trong địa phƣơng mà đã vƣơn ra khắp các tỉnh miền Tây. Tuy hệ thống giao thông đƣờng bộ hiện nay đã rất phát triển và dần thay thế giao thông vận tải thuỷ, nhƣng xuồng, ghe vẫn là phƣơng tiện đi lại, đánh bắt, chuyên chở không thể thiếu của ngƣời dân miền sông nƣớc. Làng nghề phát triển không những mang lại thu nhập, giải quyết việc làm cho ngƣời dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc vùng miền truyền thống của địa phƣơng.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN LAI VUNG 3.2.1 Giới thiệu chung về NHNo&PTNT huyện Lai Vung 3.2.1 Giới thiệu chung về NHNo&PTNT huyện Lai Vung

- NHNo&PTNT huyện Lai Vung là chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo quy chế hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và chịu sự quản lý, chi phối trực tiếp của NHNo&PTNT Đồng Tháp.

- Trụ sở giao dịch: số 55, khóm 1, thị trấn Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tel: 067(3)848223, Fax: 077(3)849066

- Phòng giao dịch: số 687, ấp Tân Lợi, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 28)