3.2.1 Giới thiệu chung về NHNo&PTNT huyện Lai Vung
- NHNo&PTNT huyện Lai Vung là chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo quy chế hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và chịu sự quản lý, chi phối trực tiếp của NHNo&PTNT Đồng Tháp.
- Trụ sở giao dịch: số 55, khóm 1, thị trấn Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tel: 067(3)848223, Fax: 077(3)849066
- Phòng giao dịch: số 687, ấp Tân Lợi, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Thành lập tháng 10/1975 với tên gọi ban đầu là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện Lấp Vò.
- Năm 1979 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông thôn huyện Lấp Vò.
- Năm 1989 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung.
22
- Ngày 23/5/1990, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ra đời, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lai Vung đƣợc xem là NHTM ngoài quốc doanh và đƣợc đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Lai Vung.
- NHNo&PTNT huyện Lai Vung luôn đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu phát triển cả về quy mô lẫn chất lƣợng tín dụng trên cơ sở bám sát những định hƣớng phát triển của ngành và địa phƣơng với phƣơng châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”, xác định mục tiêu “Nông thôn là thị trƣờng cho vay, nông dân là khách hàng và nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ”. Ngoài vị thế là một tổ chức tài chính kinh doanh vì lợi nhuận, NH No&PTNT huyện Lai Vung còn đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện nhà, luôn là một tổ chức hỗ trợ mạnh về vốn cho nhiều hộ trong huyện sản xuất nông nghiệp. Từ khi hình thành đến nay, NH đã góp phần không nhỏ trong sự tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và theo kịp xu thế phát triển chung của cả nƣớc.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
Việc thành lập một bộ máy quản lý chặt chẽ, thống nhất cũng nhƣ việc đảm bảo đủ nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lai Vung.
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Lai Vung
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Hành Chính – Nhân Sự Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Phòng Giao Dịch Phòng Huy Động Vốn
23 Trong đó:
- Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Ban giám đốc có trách nhiệm quyết định toàn bộ mọi hoạt động của NH theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Trực tiếp điều hành các hoạt động, tiếp nhận công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ nhân viên thực hiện. Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, lập hội đồng khen thƣởng, kỷ luật, xét nâng lƣơng cho cán bộ, công nhân viên. Báo cáo cấp trên về tình hình hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ, xin ý kiến cấp trên về những vấn đề vƣợt khả năng, phạm vi quyền hạn quy định.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh: Có chức năng tham mƣu cho Ban Giám đốc trong triển khai thực hiện chính sách, chế độ, thể lệ nhà nƣớc của ngành, của địa phƣơng vào thực tiễn kinh doanh tại Chi nhánh; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hƣớng dẫn khách hàng làm hồ sơ, thủ tục vay vốn; tiến hành công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả; thống kê, lập báo cáo về công tác tín dụng; phân tích thông tin số liệu đề xuất chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ mang tính khả thi hiệu quả thực hiện việc huy động vốn; thực hiện công tác kiểm tra tín dụng trƣớc, trong và sau khi cho vay; tổ chức, chỉ đạo phòng ngừa rủi ro về tín dụng, đầu tƣ vốn theo dự án sản xuất kinh doanh, chú ý vùng trọng điểm.
- Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán hạch toán thống kê và hoạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định; làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, các chứng từ có giá, quản lý kho tiền, bảo quản kho tài sản thế chấp, giải ngân và thu nợ; thu thập tổng hợp và lƣu trữ thông tin, hồ sơ về hạch toán, chấp hành chế độ báo cáo theo quy định và bảo vệ kế hoạch quyết toán tài chính; trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh tại Chi nhánh; chỉ đạo hạch toán kế toán tại đơn vị thành viên, Phòng giao dịch; cung cấp các dịch vụ thẻ cho khách hàng (ATM, thẻ ghi nợ,…) và thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong, ngoài nƣớc.
- Phòng huy động vốn: Tổ chức thực hiện huy động vốn của mọi tổ chức và dân cƣ thuộc các thành phần kinh tế bao gồm các loại tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu NH có mục đích do lãnh đạo, NH cấp trên giao.
- Phòng hành chính – nhân sự: Xây dựng các quy chế nội quy; nghiên cứu đề xuất thực hiện định mức lao động, quản lý tiền lƣơng, sắp xếp bố trí nhân sự; lƣu trữ các văn bản có liên quan đến NH và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam; trực tiếp quản lý con dấu và hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh; thực hiện các công tác hành chính văn thƣ, phƣơng tiện giao thông, bảo
24
vệ, y tế; xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn Chi nhánh trực thuộc địa bàn.
- Phòng giao dịch: thực hiện một số nghiệp vụ theo điều lệ quy định của NH, các văn bản hƣớng dẫn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung bao gồm: các nghiệp vụ giao dịch, chuyển tiền, phát hành thẻ, huy động vốn, cấp tín dụng ở khu vực Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Phong Hòa, Định Hòa và các khu vực lân cận. Tổng kết, báo cáo số liệu về Chi nhánh theo quy định.
3.2.3 Các hoạt động chính của ngân hàng
3.2.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn từ cá nhân, tổ chức trong địa bàn thông qua các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm (tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm linh hoạt)… bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
3.2.3.2 Hoạt động cho vay
- Cung cấp vốn cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Đây là khu vực đƣợc NH đặc biệt quan tâm và dành nhiều chính sách ƣu đãi trong quá trình hoạt động.
- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
- Cho vay cán bộ, công nhân viên: trƣờng học, cơ quan Nhà nƣớc, trung tâm y tế…có đảm bảo trả nợ bằng lƣơng.
- Thực hiện cho vay theo Nghị định, Quyết định của Nhà nƣớc.
3.2.3.3 Các dịch vụ kế toán và ngân quỹ
- Dịch vụ kiều hối.
- Dịch vụ thẻ, phục vụ việc mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp. - Mua bán, trao đổi ngoại tệ.
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền qua hệ thống Wester Union.
- Thực hiện cung cấp các nhóm sản phẩm liên kết NH – bảo hiểm phi nhân thọ.
25
3.2.4 Các quy định về chính sách tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lai Vung Lai Vung
3.2.4.1 Đối tượng cho vay
Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ (trừ những trƣờng hợp không đƣợc cho vay).
3.2.4.2 Điều kiện cho vay
Theo Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ngày 22/01/2014, ban hành kèm theo Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN của Hội đồng thành viên Agribank thì khách hàng vay phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Sản xuất kinh doanh có hiệu quả (năm trƣớc liền kề có lãi). Trƣờng hợp lỗ hoặc có lỗ luỹ kế thì phải có phƣơng án khả thi khắc phục lỗ và có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay đáp ứng nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ.
+ Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại Agribank và các TCTD khác; nợ ngoại bảng của Agribank ở thời điểm xem xét, quyết định cho vay (trừ các khoản: nợ khoanh; nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng; nợ ngoại bảng do xử lý rủi ro của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp do nguyên nhân khách quan; các khoản nợ khác theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN). Đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ thì Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định có thể không phải thu nhập thông tin về nợ xấu tại các TCTD khác.
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
+ Khách hàng đang còn dƣ nợ tại Agribank không đáp ứng đủ các điều kiện trên không đƣợc tăng dƣ nợ và có phƣơng án giảm dần dƣ nợ.
+ Khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng số dƣ tiền gửi bằng 100% giá trị khoản cho vay (cả gốc và lãi) tại Agribank nơi cho vay không phải thực hiện các điều kiện trên.
26
- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và của Agribank.
- Trong trƣờng hợp Chính phủ, NHNN có chủ trƣơng tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thì quy định đƣợc điều chỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, hƣớng dẫn của NHNN.
3.2.4.3 Mức cho vay
- Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NH để quyết định mức cho vay.
- Khách hàng có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Đối với vay ngắn hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. Đối với vay trung và dài hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% tổng nhu cầu vốn.
3.2.4.4 Thời hạn cho vay
Khách hàng và Agribank thoả thuận về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
- Thời hạn thu hồi vốn của phƣơng án, dự án đầu tƣ. - Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nguồn vốn cho vay của Agribank.
- Thời hạn còn lại sẽ phụ thuộc vào quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam, thời hạn đƣợc phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3.2.4.5 Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tƣ. - Cho vay hợp vốn.
- Cho vay trả góp.
27 - Cho vay theo hạn mức thấu chi.
- Cho vay lƣu vụ: là hoạt động cho vay chỉ có tại NHNo&PTNT Việt Nam. Với phƣơng thức vay lƣu vụ, khách hàng chỉ đóng lãi và đƣợc giữ vốn gốc lại tiếp tục sản xuất cho vụ sau. Vay lƣu vụ chỉ áp dụng một lần đối với cá nhân, hộ nông dân vay vốn để trồng, chăm sóc các loại cây ngắn ngày có 02 vụ liền kề nhƣ: lúa, đậu nành, ớt,...; chi phí chăm sóc trong thời kỳ đã thu hoạch các loại cây lƣu gốc nhƣ xoài, nhãn, cam, quýt…Cho vay lƣu vụ nhằm đơn giản thủ tục vay tại NH, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại cũng nhƣ tạo điều kiện cho ngƣời dân chủ động để lại sản phẩm, chờ giá, không bị ép giá khi vào vụ thu hoạch.
3.2.4.6 Quy trình xét duyệt cho vay
(1) (3)
(2)
(6) (5a) (4)
(5b)
Nguồn: Phòng KH-KD NHNo&PTNT huyện Lai Vung
Hình 3.2: Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT huyện Lai Vung (1) Khách hàng gặp cán bộ tín dụng để trình bày nhu cầu vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng loại hồ sơ; tiến hành thẩm định những điều kiện vay vốn theo quy định.
(3) Trƣởng phòng kiểm tra hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định và trình Giám Đốc duyệt.
(4) Giám Đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng Kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay hay là không cho vay.
(5a) Nếu không cho vay thì Ngân hàng thông báo từ chối cho khách hàng biết và nêu rõ lý do không cho vay.
(5b) Nếu đồng ý cho vay thì Ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trƣờng hợp cho vay có đảm bảo tài sản).
Khách hàng Cán bộ tín dụng Trƣởng phòng KHKD Giám Đốc Phòng KTNQ
28
Hồ sơ khoản vay đƣợc Giám Đốc ký duyệt cho vay đƣợc chuyển cho phòng Kế toán ngân quỹ.
(6) Phòng kế toán ngân quỹ giải ngân cho khách hàng.
3.2.5 Các chính sách tín dụng đối với hộ nông dân
- Thực hiện theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNo&PTNT Việt Nam đã có những chỉ đạo xuống các Chi nhánh nhƣ Quyết định 529/Quyết định–NHNo-HSX ngày 06/6/2014,...phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tƣợng khách hàng trên từng địa bàn cụ thể. Ở Agribank Lai Vung, khách hàng đƣợc vay vốn theo Nghị định này chủ yếu là hộ gia đình, nông dân, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn với các mục đích nhƣ: chi trả các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống,… NH xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có đảm bảo hoặc không có đảm bảo bằng tài sản. Theo đó, khách hàng là các cá nhân, hộ nông dân sản suất nông, ngƣ nghiệp vay tối đa đến 50 triệu đồng có thể vay không có đảm bảo bằng tài sản và phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc đƣợc Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp) cho NH.
- NHNo&PTNT Việt Nam luôn là NH đi đầu trong công tác thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của NHNN, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Quyết định 63 ngày 15/10/2010. Quyết định 65 ngày 2/12/2011. Gần đây nhất là Quyết định 68/2013/Quyết định-TTg ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Nằm trong địa bàn huyện mà ngƣời dân hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc, cây ăn quả là chính, NHNo&PTNT huyện Lai Vung thực hiện cho vay mua các loại máy kéo; động cơ Diezen sử dụng trong canh tác; các loại máy làm đất (cày, bừa…); máy tuốt đập lúa; máy sấy lúa,… với mức cho vay tối đa 100% giá trị hàng hoá. Lãi suất áp dụng là mức lãi suất thấp nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cùng kỳ hạn trong cùng thời kỳ. Theo đó, mức lãi suất thấp nhất cho vay ngắn hạn là 8%/năm, cho vay trung và dài hạn là 12%/năm. Đầu tháng 11 năm 2014, thực hiện giảm lãi suất cho vay theo điều chỉnh của NHNN, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND tại Agribank với ngành nông nghiệp chỉ còn 7%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn là 10%/năm.
29
3.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Lai Vung giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014