Cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 64)

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Thời hạn cho vay là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng món vay và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Thời hạn cho vay phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, dự án đầu tƣ của hộ vay. Doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 của NH đƣợc thể hiện qua 2 bảng sau:

44

Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ nông dân theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Lai Vung, 2011, 2012, 2013

Bảng 4.6: Doanh số cho vay hộ nông dân theo thời hạn của NH No&PTNT huyện Lai Vung 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Chênh lệch Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 669.725 93,7 681.139 93,5 11.414 1,7 Trung, dài hạn 45.030 6,3 47.352 6,5 2.322 5,2 Tổng 714.755 100,0 728.491 100,0 13.736 1,9

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Lai Vung, 6T2013, 6T2014

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 723.996 89,8 946.086 92,2 1.033.091 91,8 222.090 30,7 87.005 9,2 Trung, dài hạn 82.122 10,2 80.180 7,8 91.85 8,2 (1.942) (2,4) 20.686 14,6 Tổng 806.118 100,0 1.026.266 100,0 1.124.946 100,0 220.148 27,3 98.680 9,6

45

Doanh số cho vay ngắn hạn của khách hàng hộ nông dân tăng liên tục ở giai đoạn 2011 -2013, trong khi cho vay trung và dài hạn có sự biến động.

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn cho vay hộ nông dân của NH. Đặc thù sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ (thƣờng là 3 – 4 tháng), phụ thuộc vào từng loại cây trồng, vật nuôi nên nhu cầu về vốn cũng phụ thuộc nhiều vào thời gian sinh trƣởng của đối tƣợng nuôi trồng theo mùa vụ trong năm. Vì vậy, các món vay ngắn hạn với thời gian trung bình từ 6 đến 8 tháng rất phù hợp với bà con sản xuất nông nghiệp. Năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn hộ nông dân của NH đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng: vừa làm nông nghiệp vừa kết hợp với dịch vụ kinh doanh lò sấy lúa, đầu tƣ xen canh lúa và màu… Thời hạn vay vốn gắn liền với mùa vụ sản xuất, bên cạnh đó, lãi suất cho vay ngắn hạn cũng thấp hơn so với trung và dài hạn nên khách hàng thƣờng chọn hình thức vay này. Năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của NH đã đạt giá trị trên 1.000 tỷ đồng. Tuy tốc độ tăng trƣởng thấp hơn năm trƣớc đó nhƣng đây là kết quả thật sự khả quan mà NH đạt đƣợc. Bên cạnh những yếu tố về tình hình kinh tế chung ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn của ngƣời dân thì chi phí sử dụng vốn NH cũng là nguyên nhân quan trọng. Ở thời điểm cuối năm 2012, lãi suất vay ngắn hạn của NH cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là 12%/năm, sau nhiều đợt điều chỉnh đã giảm xuống còn 9%/năm vào cuối năm 2013. Chi phí sử dụng vốn thấp một phần đã tạo điều kiện cho ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ hơn vào sản xuất kinh doanh.

Vốn trung và dài hạn đƣợc NH cấp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để chuyển đổi máy móc, mở rộng sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân nhƣ xây mới, tu bổ chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá… cũng nhƣ việc mua sắm các thiết bị máy móc cơ giới trong nông nghiệp. Giai đoạn 2011 – 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay hộ nông dân của NH và có sự biến động tăng giảm. Do sự dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp ở địa phƣơng vẫn còn chậm, sự liên kết giữa khâu chăn nuôi và tiêu thụ còn kém, ngƣời dân còn khá dè dặt trong vay vốn đầu tƣ chăn nuôi. Nhu cầu của hộ dân để đầu tƣ máy móc, thiết bị phụ trợ nông nghiệp nhƣ máy gặt đập liên hợp, máy xấy… còn thấp do các dịch vụ này thu nhập bấp bênh theo mùa, lợi nhuận thƣờng không cao. Năm 2012, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao nhƣng doanh số cho vay trung hạn lại giảm. Thời gian này, NH siết chặt việc cấp tín dụng trung hạn, tăng cƣờng công tác kiểm tra, thẩm định, chỉ cho vay các dự án khả thi và theo dõi chặt chẽ các khoản vay do các món vay này chứa nhiều rủi ro nhƣ vốn vay

46

lớn, thời gian thu hồi dài cũng nhƣ khó đánh giá đƣợc hiệu quả của khoản đầu tƣ trong tƣơng lai. Năm 2013, doanh số cho vay trung hạn có sự phục hồi và tăng trƣởng trở lại.

Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình cho vay hộ nông dân tại NH vẫn tiếp tục tiến triển theo chiều hƣớng khả quan của những năm trƣớc đó. Tổng doanh số cho vay hộ nông dân tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, đặc biệt cho vay trung và dài hạn tăng cao hơn cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do, trong những tháng đầu năm 2014, nhiều hộ nông dân có nhu cầu xin vay để mở rộng sản xuất với thời hạn vay dài (chăn nuôi bò, cải tạo vƣờn tạp,…) và đáp ứng vốn phục vụ nhu cầu đời sống (xây dựng, sửa chữa nhà ở…) tăng cao. Bên cạnh đó, việc đƣa vào cho vay phục vụ nhu cầu mua máy móc, giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68 cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay trung, dài hạn của NH. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn xin vay vốn mua thêm máy móc mới, thay máy cũ,… để phục vụ sản xuất. Tuy không đạt đƣợc mức tăng trƣởng cao nhƣ cho vay trung và dài hạn, khoản cho vay ngắn hạn tại NH cũng có sự phát triển. 6 tháng đầu năm 2014, vay ngắn hạn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trƣớc và vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong tổng doanh số cho vay của NH.

4.3.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bên cạnh việc tăng cƣờng hoạt động cho vay thì công tác thu nợ cũng đƣợc NH đặc biệt quan tâm. Doanh số thu nợ theo thời hạn của NH giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện qua 2 bảng sau:

47

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ hộ nông dân theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 653.912 89,9 870.049 91,9 948.946 92,8 216.137 33,5 78.897 9,07 Trung, dài hạn 73.515 10,1 77.026 8,1 73.935 7,2 3.511 4,78 (3.092) (4,0) Tổng 727.427 100,0 947.076 100,0 1.022.880 100,0 219.649 30,2 75.805 8,0

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Lai Vung, 2011, 2012, 2013

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ hộ nông dân theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Chênh lệch Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 657.929 95,8 779.102 96,5 121.173 18,4 Trung, dài hạn 28.844 4,2 28.258 3,5 (587) (2,0) Tổng 686.774 100,0 807.360 100,0 120.586 17,6

48

Doanh số thu nợ ngắn hạn: Tƣơng đồng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng liên tục qua 3 năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ hộ nông dân. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng khá cao so với năm trƣớc đó. Nguyên nhân chỉ tiêu này có sự gia tăng trong thời gian qua xuất phát từ việc tăng tỷ trọng của các món vay ngắn hạn trong hoạt động cho vay hộ nông dân của NH. Năm 2013, tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn giảm hơn năm 2012 vì tốc độ tăng trƣởng cho vay năm này giảm.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn: chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh số thu nợ hộ nông dân và có sự biến động tăng, giảm không ổn định giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012, chỉ tiêu này có sự tăng trƣởng nhẹ. Tuy nhiên, đến năm 2013, doanh số thu nợ trung và dài hạn hộ nông dân lại giảm. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do tình hình sản xuất của một số hộ vay trung hạn gặp khó khăn do thời tiết bất thƣờng, dịch bệnh và giá cả thị trƣờng không ổn định dẫn đến không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, do doanh số cho vay trung dài hạn năm trƣớc của NH giảm nên doanh số thu nợ cũng giảm theo.

Tƣơng đồng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ đối với các khoản cho vay ngắn hạn cũng tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2014. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng tƣơng đối cao so với cùng kỳ năm trƣớc đó. Riêng đối với thu nợ trung và dài hạn vào 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ. Vẫn bị ảnh hƣởng của khó khăn từ cuối năm 2013, đầu năm nay một số hộ nông dân vay trung hạn để mở rộng sản xuất vẫn chƣa thật sự khôi phục nên việc thu nợ của NH cũng không đƣợc thuận lợi.

4.3.1.3 Tình hình dư nợ theo thời hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là chỉ tiêu phản ánh khối lƣợng tiền mà NH cung ứng cho nền kinh tế (cụ thể là hộ nông dân) tại một thời điểm nhất định. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ hoạt động của NH chƣa thực sự đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, không có nghĩa dƣ nợ càng cao sẽ càng tốt. Bởi vì, đằng sau những khoản vay đƣợc giải ngân vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà NH phải gánh chịu. Trong dƣ nợ cho vay có bao gồm cả nợ quá hạn, nếu dƣ nợ cao mà nhóm nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn thì nguy cơ gặp rủi ro tín dụng của NH là rất lớn. Dƣới đây là tình hình dƣ nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung giai đoạn 2011 – 2013. Nhìn chung, qua 3 năm tổng dƣ nợ cho vay hộ nông dân tại NH đều tăng.

49

Bảng 4.9: Dƣ nợ hộ nông dân theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung giai đoạn 2011 – 2013

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Lai Vung, 2011, 2012, 2013

Bảng 4.10: Dƣ nợ hộ nông dân theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Chênh lệch Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 428.867 81,4 403.252 77,2 (25.615) (6,0) Trung, dài hạn 97.992 18,6 118.822 22,8 20.830 21,3 Tổng 526.859 100,0 522.074 100,0 (4.785) (0,9)

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Lai Vung, 6T2013, 6T2014

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 341.035 81,3 417.071 83,6 501.216 83,4 76.036 22,3 84.145 20,2 Trung, dài hạn 78.653 18,7 81.807 16,4 99.728 16,6 3.154 4,0 17.921 21,9 Tổng 419.688 100,0 498.878 100,0 600.944 100,0 79.190 18,9 102.066 20,5

50

Dƣ nợ ngắn hạn tăng liên tục trong giai đoạn 2011 - 2013 và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dƣ nợ cho vay hộ nông dân của NH. Năm 2012, do sự tăng trƣởng vƣợt bậc của doanh số cho vay, hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH mở rộng. Song song đó, doanh số thu nợ cũng tăng lên tƣơng ứng nên tổng dƣ nợ nhìn chung không có sự chênh lêch đáng kể giữa năm 2012 và 2013. Những chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ trong thời gian qua cho sự phát triển tín dụng trong lĩnh vực nông thôn đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Ngƣời dân có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn tín dụng chính thức, đầu tƣ phát triển sản xuất và đạt lợi nhuận giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con.

Dƣ nợ trung và dài hạn nhìn chung tăng nhƣng tốc độ không đồng đều. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng trƣởng rất ít vì chính sách siết chặt tín dụng trung, dài hạn tại NH. Năm 2013, dƣ nợ trung và dài hạn đối với hộ nông dân tăng, nguyên nhân là do doanh số thu nợ đối với khoản trung và dài hạn giảm trong khi doanh số cho vay tăng nên dƣ nợ năm này có phần tăng lên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp ở địa phƣơng tuy đã có những bƣớc tiến khả quan ban đầu nhƣng vẫn còn chậm, ngƣời dân còn thiếu kinh nghiệm trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi, một bộ phận còn e dè với vốn vay trung hạn cho chuyển đổi.

Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay nên kéo theo dƣ nợ trong kỳ giảm. Dƣ nợ ngắn hạn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng cao nhƣng doanh số thu nợ lại giảm nên dƣ nợ trong khu vực này tăng khá cao so với cùng kỳ năm trƣớc. Có thể thấy, việc cho vay hỗ trợ lãi suất trong những năm đầu đối với các khoản vay mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đã làm tăng đáng kể dƣ nợ trung dài hạn của NH.

4.3.1.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lai Vung chủ yếu là cho vay đối với hộ nông dân. Vì vậy, đa phần các chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng tại NH đều bị ảnh hƣởng bởi yếu tố chính là cho vay nông hộ. Trong phân tích cho vay chung ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của NH qua các năm là rất thấp và lƣợng nợ xấu đó phần lớn đƣợc phát sinh từ hoạt động cho vay hộ nông dân tại NH.

51

Bảng 4.11: Nợ xấu hộ nông dân theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 3.420 68,1 1.144 81,1 221 21,9 (2.276) (66,6) (923) (80,7) Trung, dài hạn 1.604 31,9 266 18,9 789 78,1 (1.338) (83,4) 522 196,2 Tổng 5.024 100,0 1.410 100,0 1.009 100,0 (3.614) (71,9) (401) (28,4)

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Lai Vung, 2011, 2012, 2013

Bảng 4.12: Nợ xấu hộ nông dân theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Chênh lệch Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) (%) Ngắn hạn 132 10,1 98 13,7 (34) (25,4) Trung, dài hạn 1.171 89,9 617 86,3 (554) (47,3) Tổng 1.303 100,0 716 100,0 (587) (45,1)

52

Tình hình nợ xấu cho vay hộ nông dân tại NH trong giai đoạn 2011 - 2013 có xu hƣớng giảm dần.

Nợ xấu ngắn hạn của NH có xu hƣớng giảm dần về giá trị, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nợ xấu lại có sự biến động. Năm 2011 là năm NH có lƣợng nợ xấu cao nhất trong 3 năm phân tích, cả ở khoản ngắn hạn và trung, dài hạn. Nợ xấu ngắn hạn tập trung chủ yếu đối với những hộ dân vay vốn nuôi cá tra trong địa bàn. Trong năm này, khó khăn xuất hiện do giá cá biến động thất thƣờng, thời tiết không thuận lợi làm cho ngƣời nuôi cá từ thua lỗ dẫn đến “treo ao”, không có khả năng trả nợ NH. Bƣớc sang năm 2012, tổng nợ xấu của NH giảm mạnh nhờ vào việc thực hiện tích cực các biện pháp xử lý nợ xấu, khoan nợ, gia hạn nợ cho các khách hàng có khả năng khôi phục sản xuất, v.v. Tuy tình hình của ngành nuôi cá tra chƣa thực sự khả quan nhƣng nợ xấu ngắn hạn nuôi cá giảm vì lƣợng vay nuôi mới giảm. Năm 2013, tình hình nợ xấu của NH vẫn duy trì ở tỷ lệ rất thấp và tiếp tục giảm so với năm trƣớc. Tuy nhiên, nợ xấu có sự thay đổi trong cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn tăng lên, chiếm tỷ trọng đáng kể. Nguyên nhân là do một bộ phận hộ nông dân vay trung hạn để chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh, ảnh hƣởng đến chất lƣợng đàn gia súc, thua lỗ dẫn đến không đủ khả năng trả nợ vay NH. Nợ xấu trung

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 64)