4: Không gân, không nền
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TUYẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA VỎ NÓN
CỤT FGM CÓ GÂN GIA CƯỜNG
4.1. Đặt vấn đề
Vỏ nón FGM có gân gia cường là một trong những kết cấu cơ bản hiện đại thường gặp trong các ngành kỹ thuật hiện đại như máy bay, tên lửa, tàu ngầm, lò phản ứng hạt nhân, vv…. Song do hình dạng phức tạp hơn các kết cấu tấm và vỏ
trụ vì vậy nghiên cứu sự ổn định của các kết cấu này bằng phương pháp giải tích thường gặp những khó khăn sau đây:
+ Các hệ thức cơ bản và phương trình chủ đạo của vỏ nón được xây dựng
trong hệ tọa độ cong.
+ Các phương trình ổn định là các phương trình đạo hàm riêng có hệ số là hàm của tọa độ.
+ Khoảng cách giữa các gân dọc theo đường sinh của vỏ nón cũng là hàm của
tọa độ.
Và do vậy bài toán ổn định của vỏ nón ES-FGM là bài toán mới cần được
nghiên cứu.
Gần đây, tác giả Nguyễn Thị Phương [5] đã nghiên cứu bài toán ổn định
tuyến tính tĩnh của panel nón được gia cường bởi gân vòng thuần nhất.
Dựa trên lý thuyết vỏ mỏng, kỹ thuật san đều tác dụng gân, có tính đến sự thay đổi khoảng cách giữa các gân dọc và phương pháp Galerkin, chương này
nghiên cứu bằng phương pháp giải tích hai bài toán sau đây:
+ Ổn định tuyến tính tĩnh của vỏ nón cụt FGM được gia cường bởi gân dọc
và gân vòngthuần nhất chịu tải nén dọc trục và áp suất ngoài kết hợp.
+ Ổn định tuyến tính tĩnh của vỏ nón cụt FGM được gia cường bởi gân dọc
và gân vòngFGM trên nền đàn hồi chịu tải nén dọc trục và áp suất ngoài kết hợp.
Sử dụng tiêu chuẩn cân bằng lân cận, đã tìm được biểu thức hiển xác định tải
tới hạn, từ đó khảo sát ảnh hưởng của gân, nền, chỉ số tỉ phần thể tích và các thông số hình học đến lực nén tới hạn và áp lực ngoài tới hạn.