Phân tích chiến lược chức năng khối công nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống KPI khối công nghiệp công ty cổ phần quạt việt nam asiavina (Trang 44 - 51)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.Phân tích chiến lược chức năng khối công nghiệp

2.2.2.1. Ma trận SWOT

Việc xác định điểm mạnh và điểm yếu của khối công nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý trong khối thấy rõ hơn hình ảnh của mình qua đó dễ dàng hơn trong việc xác định các mục tiêu cũng như thảo luận tốt hơn trong quá trình xây dựng KPI

Bảng 2.2: Ma trận SWOT khối công nghiệp công ty cổ phần quạt Việt Nam

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) 1. Đội ngũ quản lý trình độ cao

2. Phương thức quản lý từ châu Âu 3. Hệ thống nhà cung cấp lâu dài 4. Nhân công giá rẻ

5. Kết quả kinh doanh tốt

1. Sản phẩm thời vụ

2. Tỷ lệ luân chuyển nhân viên cao 3. Quy trình chưa rõ ràng

4. Máy ép nhựa cũ

5. Chuyền lắp ráp chưa cân bằng Cơ hội (O) Thách thức (T) 1. Tiếp cận nhiều hơn kinh nghiệm quản lý

toàn cầu

2. Phát triển thị trường quốc tế 3. Phát triển sản phẩm ngoài quạt

1. Đối thủ mới nhập ngành với chi phí thấp 2. Phát triển sản phẩm thay thế như máy lạnh,

máy điều hòa…

Nguồn công ty cổ phần quạt Việt Nam

Điểm mạnh:

Đội ngũ quản lý có trình độ cao (100% các trưởng bộ phận tốt nghiệp đại học)

100% đội ngũ quản lý có kinh nghiệm tại các doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. Khi đã trực tiếp điều hành tại các công ty nước ngoài các nhà quản lý này cũng đã có kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan tới nhân sự, quy trình….

Áp dụng phương thức quản lý của tập đoàn trong quá trình quản lý chất lượng, sản xuất, kế hoạch và mua hàng. Với sự hỗ trợ của tập đoàn các quy trình tiến bộ đã được áp dụng làm giảm tỷ lệ hư, các quá trình được hoạch định tốt hơn.

Hệ thống nhà cung cấp có mối quan hệ từ những ngày đầu phát triển công ty, hầu hết các nhà cung cấp chính là nhà cung cấp tại Việt Nam với vốn đầu tư chủ

yếu từ Trung Quốc, Đài Loan. Tính tới 2014 công ty đã có 20 nhà cung cấp chính với sự cam kết hợp tác lâu dài, am hiểu phương thức hoạt động lẫn nhau và luôn có sự trao đổi về phương thức quản lý.

Chi phí nhân công rẻ là một lợi thế lớn của nhà máy ở Việt Nam so với các nhà máy khác trên thế giới trong cùng tập đoàn. Ngoài việc có thể lắp ráp sản phẩm quạt công ty có thể tận dụng lợi thế này gia công các sản phẩm của tập đoàn như bàn ủi hoặc máy hút bụi.

Sự trợ giúp của tập đoàn về tài chính, quản lý: Với việc gia nhập tập đoàn, các hoạt động phát triển sản phẩm mới được sự trợ giúp rất lớn. Toàn bộ các chi phí cho các chuyên gia hỗ trợ về thiết kế, quy trình hay nghiên cứu đều được tập đoàn hỗ trợ. Các dự án Marketing cho các sản phẩm của tập đoàn bán tại Việt Nam cũng nhận được sư hỗ trợ từ tập đoàn.

Điểm yếu:

Vào mùa thấp điểm (Từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm) sản lượng thấp do đó công nhân hiện chưa có việc làm chính vì vậy khó khăn của công ty là phải tuyển thời vụ vào mùa cao điểm, chính vì công việc là thời vụ cho nên chất lượng của công ty không được đảm bảo.

Tỷ lệ luân chuyển nhân sự quản lý tại xưởng nhựa và cơ khí cao việc này dẫn tới những khó khăn trong công tác điều hành, việc gián đoạn trong thời gian chờ người mới đồng thời những thay đổi tư duy quản lý trong thời gian ngắn dẫn tới hệ thống quản lý không được liên kết theo một chuỗi.

Hệ thống các quy trình quản lý chưa rõ ràng, mặc dù công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tuy nhiên số quy trình phù

hợp với thực tế quản lý còn rất ít dẫn tới việc kiểm soát thực hiện chưa chặt chẽ từ nguyên nhân này dẫn tới những sai sót trong quá trình điều hành.

Hệ thống máy móc ép nhựa cũ đây cũng chính là một phần trong nguyên nhân xảy ra vấn đề trong điều hành, máy móc cũ cộng với việc bảo trì khó khăn gây ra rất nhiều tổn thất trong quản lý.

Chuyền lắp ráp với việc đã cải tiến từ chuyền ngồi thành chuyền đứng để làm việc theo mô hình của một số công ty Nhật đã cải tiến được năng suất lên trung bình 20% tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn được cân bằng do quá trình điều tiết và phân bố nhân sự.

Cơ hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gia nhập tập đoàn SEB tạo ra cơ hội tiếp cận kinh nghiệm sản xuất từ các công ty khác trong tập đoàn, kể từ khi trở thành thành viên của Groupe SEB công ty nhận được sự hỗ trợ từ các lãnh đạo của tập đoàn cũng như lãnh đạo của các công ty thành viên. Sự hộ trợ này không chỉ là những khóa đào tạo quản lý đơn thuần mà còn là những kinh nghiệm quản lý trong chính công ty để cải tiến phương pháp quản lý của các trưởng bộ phận.

Với việc là thành viên của tập đoàn công ty có cơ hội tiếp cận các thị trường khác trên thế giới. Tính riêng trong năm 2013 và năm 2014 công ty đã xuất khẩu quạt tới 32 quốc gia trên thế giới. Cơ hội để công ty mở rộng thị trường vẫn còn rất lớn khi mà các thương hiệu của tập đoàn có mặt trên 150 quốc gia.

Hiện tại công ty đang phát triển thị trường bàn là điện và máy hút bụi tại Việt Nam thông qua việc nhập khẩu bàn ủi từ công ty thành viên của tập đoàn tuy nhiên khi thị trường ở Việt Nam lớn mạnh công ty có thể tự sản xuất hai loại sản phẩm này.

Thách thức:

Cơ hội cho công ty thì rất rộng mở tuy nhiên song song với đó công ty cũng đang gặp rất nhiều thách thức từ các đối thủ nhỏ gia nhập ngành với chi phí sản xuất thấp hơn do có thể mua hàng và bán hàng không cần hóa đơn. Các đối thủ này đã giảm được khoảng 10% chi phí do không cần hóa đơn. Đây là thách thức khiến công ty phải giảm giá thành để không bị đẩy giá bán tăng lên trong điều kiện giá cả nguyên vật liệu, nhân công tăng lên. Bên cạnh đó xu hướng kinh tế phát triển nhiều gia đình ưa dùng máy lạnh hơn cũng là nguy cơ khiến doanh số có thể bị giảm sút. Việc xâm nhập vào các thị trường của tập đoàn kéo theo những thách thức không hề nhỏ khi tiêu chuẩn của các thị trường là khác nhau hiện tại mức chất lượng của công ty có thể đáp ứng được cho các trị trường như châu Á, châu Phi tuy nhiên khi phát triển vào các thị trường như châu Âu hay châu Mỹ nơi đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và an toàn cũng là thách thức không nhỏ cho khối công nghiệp.

2.2.2.2. Mục tiêu chiến lược chức năng khối công nghiệp

Tương ứng với 3 mục tiêu chiến lược cấp công ty khối công nghiệp cũng triển khai các mục tiêu chiến lược tương ứng.

Mục tiêu tăng sản lượng sản xuất: Theo kế hoạch sản lượng bán ra sẽ tăng từ một triệu sản phẩm năm 2012 lên thành 1,4 triệu sản phẩm năm 2016 vì vậy tương ứng với sản lượng bán ra khối công nghiệp cũng cần xây dựng mục tiêu tăng trưởng sản lượng sản xuất tương ứng lên 1,4 triệu sản phẩm năm 2016. Tính tới đầu năm 2014 năng lực sản xuất của khối công nghiệp đã tăng lên trung bình hơn 1,1 triệu sản phẩm mùa cao điểm (7 tháng), 300.000 sản phẩm mùa thấp điểm (5 tháng) với mức sản lượng như hiện tại nhà máy hoàn toàn có thể cung cấp đủ cho nhu cầu kinh doanh cho dù vào mùa cao điểm. Khối công nghiệp có khả năng đạt được sản lượng nhu cầu sớm hơn so với dự kiến là nhờ vào việc bắt

đầu xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn và đầu tư các thiệt bị dụng cụ để hỗ trợ trong thao tác sản xuất cũng như kiểm soát chất lượng.

Giảm giá thành sản phẩm: Đảm bảo giảm giá thành sản phẩm và giảm các chi phí liên quan tới giá thành sản xuất. Hiện nay mức độ giảm giá thành chưa được theo dõi đúng mực do hiện nay chưa có KPI nào đo lường chỉ số này. Phòng mua hàng đã có kế hoạch để tìm kiếm và đàm phán với nhà cung cấp để phát triển các nguyên liệu giá rẻ đồng thời phòng nghiên cứu và phát triển cũng đã có những nghiên cứu thay đổi nguyên liệu vẫn đáp ứng yêu cầu thiết kế tuy nhiên giá rẻ hơn những biện pháp này hiện nay vẫn đang được thực hiện không chỉ ở khối công nghiệp mà ngay cả khối nghiên cứu và phát triển tuy nhiên những hoạt động này còn mang tính rời rạc không có chỉ số rõ ràng để đo lường trong công ty.

Đảm bảo 100% sản phẩm mới đặc biệt cho các dự án xuất khẩu được tung hàng đúng thời hạn: Dự án sản phẩm mới thường được phát triển vào cuối kỳ của năm trước sau quá trình nghiên cứu thì một năm sau đó sản phẩm sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Mỗi năm có khoảng 7 sản phẩm mới xuất khẩu được tung ra thị trường khắp thế giới. Như một phần quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm, khối công nghiệp có nhiệm vụ hỗ trợ khối nghiên cứu và phát triển trong quá trình phát triển mẫu mã, sản xuất thử và đánh giá sản phẩm. Đặc biệt việc tìm ra vật tư mới đúng tiến độ yêu cầu của dự án là một yếu tố quan trọng trong thành công chung của dự án, ngoài ra còn phải kể đến việc thiết kế quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng từ việc chuyển tải ý tưởng lắp ráp, tiêu chuẩn sản phẩm cho tới thực tế sản xuất cũng như kiểm soát chất lượng. Việc đào tạo, thiết kế các máy móc, công cụ dụng cụ cho dự án mới cũng cần tiến hành nhanh chóng để sản xuất tốt hơn.

Bắt đầu sản xuất sản phẩm của tập đoàn SEB bán tại Việt Nam vào năm 2016: Một nhóm các thành viên trong khối công nghiệp bao gồm sản xuất, chất lượng, mua hàng, kế hoạch, kho … sẽ phải cùng nhau nghiên cứu các sản phẩm

của tập đoàn sau đó phát triển sản xuất các linh kiện nhựa, cơ khí tại Việt Nam, các linh kiện đòi hỏi công nghệ cao sẽ tiến hành nhập từ các công ty thành viên của SEB trong giai đoạn đầu. Tính tới nay dự án này vẫn chưa được triển khai nhưng đầu năm 2016 nhóm dự án sẽ chính thức được thành lập để phát triển.

Bảng 2.3: Ma trận tương quan mục tiêu chức năng khối công nghiệp và các KPI

Mục tiêu khối công nghiệp KPI tương ứng

Tăng sản lượng Tăng tỷ lệ giao hàng theo nhu cầu Giảm tỷ lệ hàng trả về

Giảm thời gian ngưng sản xuất Giảm giá thành Giảm tỷ lệ hư trên công đoạn

Giảm tỷ lệ hư từ nhà cung cấp Giảm tỷ lệ hư khi kiểm tra xuất hàng Giảm chi phí nhân công

Giảm chi phí năng lượng Giảm chi phí đóng gói Giảm chi phí vận chuyển

Tung sản phẩm mới đúng hạn Tăng tỷ lệ giao hàng theo nhu cầu Sản xuất sản phẩm của SEB Chưa xây dựng do dự án chưa thành lập

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả

Dựa vào ma trận trên đây chúng ta có thể thấy việc tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của bộ phận kinh doanh đã được theo dõi khá tốt bao gồm cả việc giao hàng cũng như trả hàng về tuy nhiên đối với hàng xuất khẩu ngoài việc đáp ứng các sản phẩm cũ đã đi vào ổn định thì việc theo dõi giao hàng đúng hạn cho các sản phẩm mới vẫn chưa được theo dõi chính vì vậy việc theo dõi mục tiêu tung sản phẩm mới đúng hạn còn thiếu. Ngoài ra việc phát triển các nhà cung cấp mới cho dự án cũng chưa được đo lường.

Nhiệm vụ giảm giá thành cũng chưa được theo dõi tốt trong khi các chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ và hầu như hoạt động cải tiến mang lại giá trị rất thấp trong giá thành như chi phí năng lượng, vận chuyển, đóng gói được theo dõi thì giảm chi phí nguyên vật liệu, tồn kho vật liệu hay giảm khoản phải trả chiếm 80% giá thành thì chưa được theo dõi.

Nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất các sản phẩm của tập đoàn cũng chưa được đo lường khi chưa có thước đo các quy trình vận hành theo yêu cầu của tập đoàn để theo dõi công tác chuẩn bị của khối công nghiệp cho dự án sẽ phát triển trong năm 2016.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống KPI khối công nghiệp công ty cổ phần quạt việt nam asiavina (Trang 44 - 51)