Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh dịch vụ nghiên cứu sản xuất giống cây trồng bình minh (Trang 30)

3.5.1 Thuận lợi

- Công ty Bình Minh nằm ở vị trí có giao thông thuận lợi cả về đường thủy lẫn đường bộ, giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu một cách thuận tiện và nhanh chóng .

- Địa điểm sản xuất của công ty nằm trên vùng chuyên canh trồng lúa, đất đai được cải tạo tốt, được phù sa bồi đấp hằng năm, nhiều kênh rạch nên thuận tiện cho việc tưới tiêu ruộng lúa.

- Công ty có thể thuê mướn được nhân công với chi phí khá thấp.

- Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công ty đã vận dụng chúng vào trong sản xuất giúp tiết kiệm được thời gian cho việc sản xuất và thu hoạch, hạn chế được những thất thoát.

- Được sự hỗ trợ của các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để công ty phát triển.

- Đội ngũ nhân viên của công ty là những người trẻ nên họ rất năng động và nhạy bén trong công việc. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, họ thường xuyên xuống tận nơi để hướng dẫn cho nông dân những kỹ thuật về canh tác lúa giống.

- Ngoài trụ sở chính ở huyện Tri Tôn (An Giang), công ty còn có thêm 2 chi nhánh, một nhánh ở huyện Châu Phú (An Giang) và chi nhánh còn lại ở quận Ô Môn (Cần Thơ). Nên việc cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng

Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh “phát sinh” ở các = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các

không chỉ gói gọn trong địa bàn tỉnh An Giang mà còn mở rộng ra toàn bộ các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

- Công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên nhận được những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà nước. Cụ thể là từ năm 2010 đến nay công ty chỉ phải nộp thuế TNDN là 50% của mức thuế suất thuế TNDN là 10%. Và ưu đãi này vẫn được kéo dài cho đến năm 2019.

-“Công ty là nhà – nông dân là chủ” là phương châm hoạt động xuyên suốt của Công ty Bình Minh. Công ty thực hiện việc kết hợp cùng với nông dân sản xuất lúa giống. Nhờ hợp tác với công ty, các nông dân trong vùng vừa trang bị được kiến thức về lai tạo, sản xuất giống, vừa bán được sản phẩm với giá cao hơn 25% so với lúa thường còn Công ty Bình Minh thì có được nguồn hàng chất lượng.

3.5.2 Khó khăn

- Hoạt động chính của công ty là sản xuất và cung ứng lúa giống ra thị trường. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa giống chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên. Trong những năm gần đây, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp tình hình mưa bão kéo dài phần nào đã làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hạt giống.

- Gần đây, ngày càng có nhiều tổ hợp tác xã sản xuất lúa giống, cơ sở sản xuất lúa giống ra đời nên công ty gặp phải sự cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm.

- Hiện nay kỹ thuật sản xuất lúa giống được phát triển rộng rãi ở hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên nhu cầu về lúa giống của bà con nông dân giảm vì vậy làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng giảm theo.

- Chi phí sản xuất: xăng, dầu; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón... tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.

- Thị trường lúa giống biến động không ngừng, do nhu cầu từng loại giống, từng vụ mùa biến động bất thường ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của từng loại giống.

- Nền kinh tế thế giới gặp khó khăn phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có cả Công ty Bình Minh.

- Công ty sẽ tăng cường đầu tư những thiết bị hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.

- Thường xuyên đưa cán bộ kỹ thuật của công ty tham gia các cuộc tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.

Định hướng phát triển của công ty qua các hoạt động chính:

 Đối với hoạt động sản xuất lúa giống

- Công ty hiện đang nghiên cứu lai tạo được 15 tổ hợp lai, đang giữ khoảng 200 bộ lúa giống để làm nguồn giống gốc và liên tục chọn dòng để tìm ra các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường giúp bà con trong vùng có điều kiện thâm canh, tăng vụ, né lũ, năng suất cao và phẩm chất tốt.

- Để mở rộng ngành nghề hoạt động, sắp tới công ty sẽ huy hoạch khoảng 1.000 hécta hợp tác với bà con nông dân sản xuất lúa chất lượng cao để công ty thu mua chế biến gạo xuất khẩu.

 Đối với hoạt động sản xuất phân và thuốc hữu cơ sinh học

- Ngoài lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh lúa giống và lúa hàng hóa xuất khẩu, công ty còn mở rộng ngành nghề sản xuất 5 loại phân NPK và 9 sản phẩm phân thuốc hữu cơ sinh học để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân.

- Hiện nay công ty đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những dòng phân thuốc hữu cơ sinh học đảm bảo chất lượng, mục đích chính là nhằm hạ giá thành trong sản xuất, tăng nâng suất cây trồng, bảo vệ được môi trường sinh thái.

 Đối với mô hình dự trữ lúa giống

Công ty đã nghiên cứu thành công quá trình kéo dài sự nảy mầm của hạt giống từ 4 tháng lên đến 12 tháng và tiếp tục đưa giống xuống dòng sông để dự trữ và kéo dài độ nảy mầm của giống lên đến 48 tháng. Đây là mô hình được áp dụng phù hợp với miền Trung để dự trữ an toàn khi thường gặp phải mưa, bão kéo dài mà không bị mất giống.

3.6 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÌNH MINH QUA 3 NĂM (2010- 2012) VÀ 6 THÁNG CỦA CÔNG TY BÌNH MINH QUA 3 NĂM (2010- 2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bình Minh qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: 1.000Đ

Nguồn: Phòng Kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Bình Minh năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 6 t.2013/ 6 t.2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu

2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu 3.733.791 28.659.525 28.949.479 12.341.391 10.650.216 24.925.734 667,6 289.954 1,0 (1.691.175) (13,7) Tổng chi phí 2.279.041 25.605.054 26.645.444 11.587.310 10.148.691 23.326.013 1.023,5 1.040.390 4,1 (1.438.619) (12,4) Tổng lợi nhuận sau thuế 1.454.750 3.054.471 2.304.035 754.081 501.525 1.599.721 110,0 (750.436) (24,6) (252.556) (33,5)

Trong kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng đặt mục tiêu cuối cùng của mình là lợi nhuận. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thì ta không thể bỏ qua yếu tố lợi nhuận, nhưng đồng thời 2 yếu tố quan trọng quyết định đến sự thay đổi của lợi nhuận đó là doanh thu và chi phí cũng cần được đưa ra phân tích và đánh giá.

Chúng ta sẽ đi vào phân tích các yếu tố này thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bình Minh giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được sự biến động của chúng.

Thông qua số liệu của Bảng 3.1 và Hình 3.4 ta thấy, tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận có sự biến động qua các năm, cụ thể:

Tổng doanh thu năm 2011 đạt mức 3.733.791 nghìn đồng, tức tăng 24.925.734 nghìn đồng, tương ứng tăng 667,6 % so với năm 2010. Đây được xem là năm có tốc tăng doanh thu cao nhất của Công ty Bình Minh từ khi thành lập. Sở dĩ đạt được mức tăng trưởng cao như vậy là do thời điểm cuối năm 2010 và trong năm 2011 nông dân phấn khởi khi giá lúa gạo trên thị trường tăng cao nên họ gia tăng diện tích gieo trồng vì thế nhu cầu lúa giống dùng cho sản xuất cũng được tăng lên. Điều đó giúp cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty Bình Minh tăng lên đáng kể, kết quả giúp cho doanh thu bán hàng năm 2011 tăng lên với tốc độ nhanh như vậy. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì tình hình tiêu thụ sản phẩm lúa giống có phần chậm lạị mặc dù sản lượng tiêu thụ phân và thuốc hữu cơ sinh học có phần tăng lên. Nhưng do doanh thu bán hàng của công ty chủ yếu là sản phẩm lúa giống vì vậy dù có tăng doanh thu từ 2 sản phẩm kia thì tổng doanh thu cũng không tăng nhiều và chỉ đạt mức 28.949.479 nghìn đồng, chỉ tăng 289.954 nghìn đồng, tương ứng tăng 1% so với năm 2011. Nhìn chung, tổng doanh thu năm 2012 không tăng nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân là do sản phẩm lúa giống của công ty gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành cũng như các hợp tác xã sản xuất lúa giống. Sản lượng lúa giống cung ứng ra thị trường tăng phần nào làm cho giá cả của sản phẩm này cũng giảm xuống nên làm cho tổng doanh thu cũng giảm theo. Đặc biệt, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty rơi vào tình thế khó khăn hơn. Tổng doanh thu của 6 tháng chỉ đạt 10.650.216 nghìn đồng, giảm 1.691.175 nghìn đồng,

tương đương tốc độ giảm 13,7% so với tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho doanh thu của công ty có sự giảm mạnh như vậy là do sản lượng tiêu thụ giảm mạnh. Bởi ngoài sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành thì công ty còn đối mặt với việc nhu cầu lúa giống dùng cho sản xuất của nông dân giảm. Do khó khăn trong việc xuất khẩu nên giá lúa thương phẩm trên thị trường liên tục giảm đây là nguyên nhân chính làm cho người nông dân giảm diện tích gieo trồng lúa mà dần chuyển sang trồng các loại cây trồng khác nên nhu cầu về lúa giống giảm mạnh. Kết quả làm cho tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh sự biến động của tổng doanh thu thì tình hình chi phí của công ty cũng có sự thay đổi lớn qua các năm. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011 là 25.605.054 nghìn đồng, tăng 23.326.013 nghìn đồng, tương ứng tăng 1.023,5% so với năm 2010. Chi phí tăng với tỷ lệ cao như vậy cũng là điều dễ hiểu bởi khi sản tiêu thụ tăng thì cùng với đó chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Ngoài ra tổng chi phí tăng còn do các khoản mục chi phí phục vụ cho việc bán sản phẩm như chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân công tăng lên. Sang năm 2012 tổng chi phí tăng cao hơn so với năm 2011 và đạt mức 26.645.444 nghìn đồng, tức là tăng 1.040.390 nghìn đồng, tương đương tăng 4,1%. Trong khi doanh thu cùng kỳ chỉ tăng với tỷ lệ khá nhỏ (1%) mà chi phí lại tăng với tỷ lệ cao như vậy nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí quản lý kinh doanh và một phần chi phí tài chính. Bước qua 6 tháng đầu năm 2013 tình hình thực hiện chi phí có tín hiệu tốt hơn, tổng chi phí đạt 10.148.691 nghìn đồng, tức giảm 1.438.619 nghìn đồng, tương đương giảm 12,4% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung, tổng chi phí giảm một phần là do sản lượng tiêu thụ giảm nên chi phí giá vốn giảm, tuy nhiên còn có một nguyên nhân khác là do công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào canh tác nên làm giảm chi phí giá thành sản phẩm vì vậy góp phần làm cho tổng chi phí giảm.

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Qua Bảng 3.1 ta thấy, tình hình hoạt động của công ty là luôn có lãi. Mặc dù lợi nhuận có sự

đạt 3.054.471 nghìn đồng, tăng 1.599.721 nghìn đồng, tương đương tăng 110% so với năm 2010. Do tổng doanh thu trong năm đạt rất cao trong khi tổng chi phí khá ổn định nên lợi nhuận mà công ty thu về cũng rất khả quan. Đến năm 2012 tổng lợi nhuận có sự giảm sút chỉ đạt 2.304.035 nghìn đồng, tức giảm 750.436 nghìn đồng, tương ứng giảm 24,6% so với năm 2011. Tốc độ giảm lợi nhuận tương đối cao là do tổng doanh thu dường như không tăng nhiều nhưng tổng chi phí lại tăng với tốc độ nhanh hơn làm cho tổng lợi nhuận giảm xuống. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình lợi nhuận của công ty đạt được ở mức khá thấp. Tổng lợi nhuận sau 6 tháng hoạt động là 501.525 nghìn đồng, giảm 252.556 nghìn đồng, tương đương giảm 33,5% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do tổng doanh thu giảm bên cạnh đó khoản mục chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính thuộc phần tổng chi phí lại có sự tăng lên. Kết quả làm cho tổng lợi nhuận của công ty giảm xuống. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua là khá tốt, lợi nhuận mà Công ty Bình Minh đạt được tương đối cao. Đây cũng là điều kiện để công ty tiếp tục phấn đấu và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới.

0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 NGHÌN ĐỒNG 2010 2011 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 THỜI GIAN

TỔNG DOANH THU TỔNG CHI PHÍ TỔNG LỢI NHUẬN SAU THUẾ

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG

CÂY TRỒNG BÌNH MINH

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2010- 2012 MINH GIAI ĐOẠN 2010- 2012

Tổng doanh thu của công ty gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Bằng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu, % doanh thu và sự biến đổi của nó. Từ đó ta thấy được nguyên nhân tăng, giảm của doanh thu và ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Qua quan sát Bảng 4.1 và Hình 4.1 ta thấy, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của công ty là không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh thu đạt mức 3.733.791 nghìn đồng. Đến năm 2011 tổng doanh thu có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 28.659.525 nghìn đồng. Đây được xem là một bước nhảy vọt về doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng doanh thu tăng là do khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên. Đến năm 2012 nhìn chung, tổng doanh thu có tăng hơn so với năm 2011 tuy nhiên tốc độ tăng không cao. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2012 đạt mức 28.949.479 nghìn đồng, tức tăng 289.953 nghìn đồng, tương ứng chỉ tăng 1% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng doanh thu trong kỳ tăng với tỷ lệ nhỏ như vậy là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có tăng hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng rất chậm chỉ đạt mức 0,5% trong khi đó doanh thu tài chính lại giảm 48,1%.

Nhìn chung, tình hình tăng trưởng doanh thu của công ty qua 3 năm (2010- 2012) có sự biến động tuy nhiên để hiểu rõ hơn sự thay đổi đó do các yếu tố nào quyết định chúng ta đi vào phân tích các thành phần doanh thu trong tổng doanh thu.

4.1.1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh dịch vụ nghiên cứu sản xuất giống cây trồng bình minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)