Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Bình Minh giai đoạn 6 tháng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh dịch vụ nghiên cứu sản xuất giống cây trồng bình minh (Trang 59)

MINH GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Phần trên chúng ta đã phân tích sự biến động của lợi nhuận trong giai đoạn 2010- 2012 sau đây ta tiếp tục đi vào phân tích sự thay đổi của lợi nhuận trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012

Bảng 4.7 Tình hình biến động lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012

ĐVT: 1.000

Nguồn: Phòng Kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Bình Minh 6 tháng đầu năm

2013

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 6.T 2013/6.T 2012 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ lệ % Lợi nhuận từ HĐKD 742.611 93,5 497.526 94,2 (245.085) (33,0) Lợi nhuận từ HĐTC (69.240) (8,7) (89.920) (17,0) (20.680) 29,9 Lợi nhuận khác 120.399 15,2 120.315 22,8 (84) (0,1) Tổng lợi nhuận 793.770 100 527.921 100 (265.849) (33,5)

Qua Bảng 4.7 ta thấy, tình hình lợi nhuận của công ty đạt được khá cao. Nếu như năm 2012 tính đến 6 tháng đầu năm thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 742.611 nghìn đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được cũng tương đối mặc dù có sự giảm sút so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm trước. Khoản lợi nhuận này đạt mức 497.526 nghìn đồng, tức giảm 245.085 nghìn đồng, tương đương giảm 33%. Nguyên nhân làm cho khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong kỳ giảm là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 13,8% so với 6 tháng đầu năm 2012 (Bảng 4.5). Trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm thì chi phí quản lý kinh doanh của công ty lại tăng lên 12,3% (Bảng 4.6). Kết quả của việc doanh thu bán hàng giảm mà chi phí quản lý lại tăng lên nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ giảm xuống là điều đương nhiên.

4.7.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng lợi nhuận và có xu hướng ngày càng giảm. Từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì nó lần lượt giảm từ âm 8,7% xuống âm 17%. Sự biến động của lợi nhuận từ hoạt động tài chính qua 2 giai đoạn cụ thể như sau:

Trong 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là âm 69.240 nghìn đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận từ khoản mục này tiếp tục giảm xuống và đạt âm 89.920 nghìn đồng, tức giảm 20.680 nghìn đồng, tương đương giảm 29,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 11,2% (Bảng 4.5) trong khi đó chi phí từ hoạt động tài chính trong kỳ có xu hướng tăng 14,4% (Bảng 4.6). Kết quả dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong kỳ giảm.

4.7.3 Lợi nhuận khác

Quan sát Bảng 4.7 cho thấy, tỷ trọng của khoản lợi nhuận khác trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt khá cao so với tổng lợi nhuận. Sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận khác góp phần làm thay đổi tổng lợi nhuận trong kỳ, cụ thể:

Tính đến 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận khác đạt 120.399 nghìn đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung khoản lợi nhuận này tương đối ổn định không có sự thay đổi nhiều mặc dù có sự giảm đi đôi chút nhưng không đáng kể. Cụ thể, khoản lợi nhuận khác đạt 120.315 nghìn đồng, tức giảm 84 nghìn đồng, tương đương mức giảm 0,1% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận khác không có sự thay đổi nhiều là do

4.8 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CỦA CÔNG TY BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Bảng 4.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012

ĐVT: 1.000Đ

Nguồn: Phòng Kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Bình Minh 6 tháng đầu năm

2013

Từ Bảng 4.8 cho thấy, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 chủ yếu là do:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 1.672.004 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ giảm. Kết quả làm cho lợi nhuận giảm 1.672.004 nghìn đồng. 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012

1. Doanh thu thuần về BH và CCDV 12.158.777 10.486.773 (1.672.004) 2. Giá vốn hàng bán 9.261.543 7.569.417 (1.692.126) 3. Chi phí quản lý kinh doanh 2.154.623 2.419.830 265.207 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 742.611 497.526 (245.085) 4. Doanh thu hoạt động tài chính 47.014 43.128 (3.886) 5. Chi phí hoạt động tài chính 116.254 133.048 16.794 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (69.240) (89.920) (20.680)

6. Thu nhập khác 135.600 120.315 (15.285)

7. Chi phí khác 15.201 - (15.201)

Lợi nhuận khác 120.399 120.315 (84)

Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 giảm 1.692.126 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí giá vốn giảm nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ trong kỳ giảm. Kết quả làm cho lợi nhuận tăng 1.692.126 nghìn đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí quản lý kinh doanh tăng 265.207 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho khoản mục chi phí này tăng lên trong kỳ là do công ty phải bỏ ra chi phí để đẩy mạnh công tác bán hàng nhằm mục đích nâng cao sản lượng tiêu thụ nhưng đến nửa năm thì tình hình tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa đạt được như kế hoạch đã đặt ra. Kết quả làm cho lợi nhuận trong kỳ giảm 265.207 nghìn đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 3.886 nghìn đồng so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính trong kỳ giảm nguyên nhân là do tiền gửi của công ty tại ngân hàng giảm nên lãi mà công ty nhận được cũng giảm theo. Kết quả làm cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm 3.886 nghìn đồng.

Năm 2013 tính đến 6 tháng đầu năm thì chi phí hoạt động tài chính tăng 16.794 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho chi phí tài chính trong kỳ tăng lên chủ yếu là do khoản chi phí chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Kết quả làm cho lợi nhuận giảm 16.794 nghìn đồng.

Thu nhập khác trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 15.285 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả là lợi nhuận trong kỳ giảm 15.285 nghìn đồng. Chi phí khác 6 tháng đầu năm 2013 giảm 15.201 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 và trở về giá trị 0. Nguyên nhân là do trong kỳ tại công ty không phát sinh chi phí để thanh lý, nhượng bán tài sản. Kết quả làm cho lợi nhuận trong kỳ tăng 15.201 nghìn đồng.

 Tổng hợp sự thay đổi của các nhân tố trên làm cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm 265.849 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

4.9 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2010- 2012 KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2010- 2012

Bảng 4.9 Bảng phân tích nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn 2010- 2012

Nguồn: Phòng Kế toán- Bảng cân đối kế toán Công ty Bình Minh năm 2010, 2011, 2012

Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tài sản ngắn hạn (1) 1.000đ 1.884.953 14.439.614 14.982.095 12.554.661 666,0 542.481 3,8 Giá trị hàng tồn kho (2) 1.000đ 844.561 6.435.221 7.169.165 5.590.660 662,0 733.944 11,4 Nợ ngắn hạn (3) 1.000đ 515.000 3.568.000 3.743.500 3.053.000 592,8 175.500 4,9 Tỷ số thanh toán hiện

thời (4) =(1)/ (3) Lần 3,7 4,1 4,0 0,4 8,1 (0,1) 2,4

Tỷ số thanh toán nhanh

4.9.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay mượn thêm.

Qua Bảng 4.9 và Hình 4.4 ta thấy, năm 2010 tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là 3,7 lần, năm 2011 tăng lên mức 4,1 lần, sau đó sang năm 2012 thì tỷ số này giảm xuống và đạt mức 4 lần. Nhìn chung mức chênh lệch giữa các năm là không đáng kể. Tại thời điểm năm 2010, tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán 3,7 lần số nợ ngắn hạn cần thanh toán, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 3,7 đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh toán hiện thời trong năm này đạt được cao như vậy là do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản trong khi nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với tổng nguồn vốn.

Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty có sự tăng lên qua 2 năm từ 3,7 lần năm 2010 tăng lên 4,1 lần trong năm 2011, tức tăng 0,4 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã tăng lên, lúc này 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 4,1 đồng tài sản ngắn hạn. Sở dĩ đạt được tỷ lệ cao như vậy là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 là 666%, trong khi đó tốc độ tăng của nợ ngắn hạn chỉ đạt mức 592,8%.

Đến năm 2012 tỷ số thanh toán hiện thời có bước sụt giảm so với năm 2011 tuy nhiên mức giảm không lớn. Cụ thể, từ 4,1 lần trong năm 2011 giảm xuống còn 4 lần trong năm 2012. Mức giảm nhìn chung là ít chỉ tương đương giảm 0,1 lần. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm hơn so với năm trước, 1 đồng nợ ngắn hạn bây giờ chỉ có thể được đảm bảo thanh toán bởi 4 đồng tài sản ngắn hạn, tức giảm 0,1 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân làm cho tỷ số thanh toán hiện thời giảm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, tài sản ngắn hạn tăng 3,8% trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng 4,9% so với năm 2011.

Tuy nhiên, chỉ số thanh toán hiện thời của Công ty Bình Minh nhìn chung qua 3 năm đều đạt khá cao điều này khẳng định khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này là rất tốt.

4.9.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh

Cũng giống như tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh cũng phản ánh khả năng của công ty trong việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, điểm khác nhau duy nhất giữa 2 chỉ tiêu này đó là cách tính của 2 công thức. Theo công thức tính tỷ số thanh toán hiện thời thì tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho nhưng với cách tính tỷ số thanh toán nhanh thì phải loại bỏ yếu tố hàng tồn kho.

Quan sát Bảng 4.9 và Hình 4.4 ta thấy, năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh của công ty là 2,1 lần, tức 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 2,1 đồng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2011 thì tỷ lệ này tăng lên 2,2 lần. Từ con số này cho thấy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong năm này đã tăng hơn so với năm trước. Các khoản tiền và tương đương tiền; khoản phải thu và trả trước cho người bán thuộc phần tài sản ngắn hạn trong kỳ đều tăng với tốc độ rất lớn vì thế làm cho tổng tài sản ngắn hạn tăng 666% so với năm trước. Trong khi đó, khoản vay ngắn hạn và phải trả cho người bán thuộc phần nợ ngắn hạn cũng tăng lên trong kỳ nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của các yếu tố bên phần tài sản ngắn hạn vì thế làm cho nợ ngắn hạn chỉ tăng 592,8%. Kết quả là tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2011 tăng 0,1 lần so với năm 2010.

Sang năm 2012 tỷ số thanh toán nhanh của công ty bắt đầu giảm xuống và trở về mức 2,1 lần. Nguyên nhân làm cho tỷ số này có sự sụt giảm như vậy là do các khoản mục thuộc phần tài sản ngắn hạn cùng với các khoản mục thuộc phần nợ ngắn hạn có sự biến động so với năm trước. Cụ thể, khoản mục tiền và tương đương tiền giảm 14,6%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 32,3%, hàng tồn kho tiếp tục tăng 11,4%, trong khi đó, khoản vay ngắn hạn tăng 25%. Từ những biến động đó làm cho tài sản ngắn năm 2012 có tốc độ tăng 3,8% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn 4,9%. Kết quả làm cho tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2012 có phần giảm xuống (Xem Phụ lục 3).

Nhìn chung thì tỷ số thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2010- 2012 là khá cao, công ty hoàn toàn có thể thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn một cách nhanh chóng mà không cần vay mượn thêm.

3.7 4.1 4.0 2.1 2.2 2.1 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 2010 2011 2012 NĂM %

Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012

Hình 4.4 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn 2010- 2012

4.9.2 Phân tích nhóm các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản

Việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cho thấy khả năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho thấy tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp tốt hay xấu.

4.9.2.1 Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty. Tỷ số này phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa bao nhiêu vòng trong kỳ. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao.

Qua Bảng 4.10 cho thấy, tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty có sự biến động không ổn định qua 3 năm, cụ thể:

Năm 2010 tỷ số vòng quay hàng tồn kho đạt mức 2,5 vòng. Nhìn chung, với số vòng quay hàng tồn kho như vậy là tương đối thấp. Điều này cho thấy mức độ tồn kho của sản phẩm là khá cao.

Bảng 4.10 Bảng phân tích nhóm các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản giai đoạn 2010- 2012

Nguồn: Phòng Kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán Công ty Bình

Minh năm 2010, 2011, 2012

Đến năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho tăng lên với tốc độ rất nhanh từ 2,5 vòng trong năm 2010 tăng lên 5,7 vòng trong năm 2011. Số vòng quay hàng tồn kho tăng như vậy cho thấy công ty đã tiêu thụ hàng tồn kho nhanh, hàng tồn kho không bị ứ động nhiều. Đây là một tín hiệu tốt về công tác quản lý hàng tồn kho của công ty. Nguyên nhân làm cho số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ tăng lên là do công ty đã có những điều chỉnh về chính sách hàng tồn kho so với năm trước, đồng thời công ty cũng đưa ra các biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ này. Cụ thể, công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường, khuyến khích các đại lý đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng của công ty. Kết quả làm cho hàng tồn kho trong kỳ giảm. Từ đó góp phần làm giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động hàng tồn kho. Bước sang năm 2012 hàng tồn kho quay với tốc độ chậm lại và đạt 3,2 vòng. Do ảnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh dịch vụ nghiên cứu sản xuất giống cây trồng bình minh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)