Lợi nhuận được xem là mục tiêu hoạt động cuối cùng của các doanh nghiệp. Nhưng nếu chúng ta chỉ phân tích sự tăng, giảm của chỉ tiêu lợi nhuận thì sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự tăng, giảm đó. Vì vậy ta phải tiến hành phân tích các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu thuần, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản để có thể đánh giá sự biến động hợp lý của lợi nhuận qua các năm.
Bảng 4.11 Bảng phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận giai đoạn 2010- 2012 ĐVI: 1.000Đ
Nguồn: Phòng Kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán Công ty Bình
Minh năm 2010, 2011, 2012
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế (1) 1.454.750 3.054.471 2.304.034 Doanh thu thuần (2) 3.488.316 28.182.500 28.317.305 Vốn chủ sở hữu (3) 8.402.294 33.054.471 33.358.505 Tổng tài sản (4) 8.917.294 36.622.471 37.102.005 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu thuần (5)= (1)/ (2) (%) 41,7 10,8 8,1
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (6)= (1)/ (3) (%) 17,3 9,2 6,9
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
4.9.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, giữa 2 yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong khi doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường thì lợi nhuận cho biết hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Như vậy, chỉ tiêu ROS cho biết vai trò và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Qua Bảng 4.11 và Hình 4.5 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty giảm mạnh liên tục qua 3 năm, cụ thể:
Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đạt được rất cao 41,7%, tức là 1 đồng doanh thu trong giai đoạn này có thể tạo ra tới 41,7 đồng lợi nhuận. Nếu chỉ xét riêng năm 2010 thì với tỷ suất lợi nhuận đạt được như vậy cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt được rất cao. Nguyên nhân làm cho tỷ suất ROS năm 2011 đạt được tỷ lệ cao như vậy là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm đạt mức 3.488.316 nghìn đồng (Bảng 4.1) trong khi đó chi phí giá vốn và khoản các mục chi phí quản lý kinh doanh ở mức khá thấp làm cho lợi nhuận sau thuế tăng cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự giảm mạnh từ 41,7% năm 2010 giảm xuống còn 10,8% trong năm 2011, nghĩa là lúc này 1 đồng doanh thu chỉ có thể tạo ra được 10,8 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm 2011 doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên với tỷ lệ rất cao tương ứng tăng 708% so với năm 2010 (Bảng 4.1). Nhưng cùng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng thì tất cả các khoản chi phí của công ty trong năm cũng tăng lên với tốc độ cực nhanh. Kết quả làm cho lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 110% so với năm trước. Tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nên làm cho tỷ số ROS giảm mạnh. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 có sự sụt giảm so với năm 2010 tuy nhiên kết quả cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đạt được rất cao, điều đó được thể hiện qua con số lợi nhuận sau thế của năm 2011 tăng 1.599.721 nghìn đồng so với lợi nhuận sau thuế năm 2010. Sang năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiếp tục giảm sâu so với những năm trước và đạt mức 8,1%. Tỷ số ROS giảm xuống nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011, tương ứng giảm 24,6% cùng với đó doanh thu thuần lại tăng lên mặc dù tỷ lệ không cao, tương ứng tăng 0,5% (Phụ lục 1).
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty mặc dù có sự biến động mạnh qua 3 năm tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn luôn đạt được khá cao. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tương đối ổn định. Mặc dù vậy công ty cũng nên đưa ra một số biện pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí để lợi nhuận thu được sẽ còn cao hơn.
41.7% 10.8% 8.1% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% 2010 2011 2012 NĂM % ROS
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012
Hình 4.5 Tình hình biến động của chỉ tiêu ROS giai đoạn 2010- 2012
4.9.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Quan sát Bảng 4.11 và Hình 4.6 thấy rằng, chỉ số ROE đang giảm dần qua các năm, cụ thể:
Trong 3 năm phân tích 2010- 2012 thì chỉ có riêng năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt cao nhất với mức là 17,3%, tức 1 đồng vốn chủ sở hữu trong năm này có thể tạo ra 17,3 đồng lợi nhuận. Qua năm 2011 tỷ số ROE biến động theo chiều hướng giảm xuống và đạt mức 9,2%. Sở dĩ tỷ số ROE giảm như vậy là do lợi nhuận sau thuế năm 2011 có tăng hơn so với năm 2010 nhưng giá trị tăng chỉ đạt mức 1.599.721 nghìn đồng trong khi đó công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu hơn so với năm trước và với giá trị tăng rất lớn tương ứng tăng 24.652.177 nghìn đồng.Từ nguyên nhân đó làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong năm 2011 giảm xuống. Bước qua năm 2012 tỷ số ROE lại tiếp tục giảm và đạt mức 6,9%, nghĩa là trong năm này cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 6,9 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 tương đương giảm 24,6%. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu lại tăng lên mặc dù tốc độ tăng không
lớn, tương đương tăng 0,9% so với năm trước. Kết quả làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 (Xem Phụ lục 1 và Phụ lục 3). 17.3% 9.2% 6.9% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% 18.0% 20.0% 2010 2011 2012 NĂM % ROE
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012
Hình 4.6 Tình hình biến động của chỉ tiêu ROE giai đoạn 2010- 2012
4.9.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua Bảng 4.9 và Hình 4.7 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đang có xu hướng giảm dần qua 3 năm 2010- 2012. Cụ thể, năm 2010 chỉ số ROA đạt mức cao nhất là 16,3% đến năm 2011 thì tỷ số này giảm xuống còn 8,3%. Bước qua năm 2012 thì con số này tiếp tục giảm xuống và đạt mức 6,2%, tức là 1 đồng tài sản bây giờ chỉ có thể tạo ra 6,2 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản liên tục giảm qua 3 năm là do sự biến động tăng, giảm của lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng 110% trong khi đó tổng tài sản lại tăng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, tương đương tăng 310,7%. Kết quả làm cho ROA giảm xuống. Còn đối với năm 2012 có sự khác
năm 2011, tốc độ giảm tương ứng 24,6%. Trong khi đó, tổng tài sản lại có xu hướng tăng lên mặc dù tỷ lệ không cao, tương đương tăng 1,3%. Kết quả làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong năm 2012 giảm xuống (Xem Phụ lục 1 và Phụ lục 3). 16.3% 8.3% 6.2% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% 18.0% 2010 2011 2012 NĂM % ROA
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012
Hình 4.7 Tình hình biến động của chỉ tiêu ROA giai đoạn 2010- 2012
4.10 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Công việc phân tích chỉ tiêu tài chính qua các năm đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính này trong từng giai đoạn của một năm cũng có có một vị trí quan trọng không kém bởi trong từng giai đoạn ngắn nếu có sự biến động sẽ giúp cho doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời nhằm đem lại kết quả kinh doanh cao hơn.
4.10.1 Phân tích nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
4.10.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động.
Quan sát Bảng 4.12 cho thấy, tỷ số thanh toán hiện thời của công ty có sự biến động theo chiều hướng giảm dần giữa 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể:
Bảng 4.12 Bảng tổng hợp chỉ tiêu về khả năng thanh toán 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
Nguồn: Phòng Kế toán- Bảng cân đối kế toán Công ty Bình Minh 6 tháng đầu năm 2013
Năm 2012 tính đến 6 tháng đầu năm thì tỷ số thanh toán hiện thời đạt mức 4,3 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 4,3 đồng tài sản ngắn hạn. Con số đó cho thấy, trong giai đoạn này khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất tốt. Bởi trong giai đoạn này số nợ ngắn hạn của công ty là không lớn chỉ ở mức 2.945.994 nghìn đồng trong khi đó lượng tài sản ngắn hạn của công ty khá cao đạt mức 12.790.548 nghìn đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ số thanh toán hiện thời của công ty giảm xuống và đạt mức 3,3 lần, tức giảm 1 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Nghĩa là khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đã giảm. Sở dĩ kết quả như vậy là do tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình tài sản ngắn hạn của công ty khá ổn định, tương đương chỉ tăng 5,8% trong khi đó nợ ngắn hạn tăng với tốc độ nhanh hơn, tương đương tăng 38% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 là khá tốt vì tỷ số thanh toán hiện thời đạt được trong giai đoạn vẫn còn cao hơn rất nhiều so với 1.
4.10.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh
Qua Bảng 4.12 cho thấy, cũng tương tự như tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn 6 tháng đầu năm cũng giảm
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ % Tài sản ngắn hạn (1) 1.000đ 12.790.548 13.534.529 743.981 5,8 Giá trị hàng tồn kho(2) 1.000đ 5.576.090 8.046.407 2.470.317 44,3 Nợ ngắn hạn(3) 1.000đ 2.945.994 4.067.420 1.121.426 38,0 Tỷ số thanh toán hiện
thời(4) =(1)/ (3) Lần 4,3 3,3 1,0 (23,3)
Tỷ số thanh toán
Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số thanh toán nhanh đạt mức 2,4 lần, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2,4 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo thanh toán.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ số thanh toán nhanh của công ty bắt đầu giảm xuống chỉ còn ở mức 1,3 lần, giảm 1,1 lần so với kỳ trước. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty đã giảm xuống. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm là do hàng tồn kho tăng với tốc độ khá nhanh và tương ứng tăng 44,3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ ngắn hạn của công ty tăng khá nhanh tương ứng tăng 38% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm trước. Kết quả là tỷ số thanh toán nhanh trong kỳ giảm hơn so với kỳ trước.
Nhìn chung qua những gì phân tích ở trên cho thấy, tình hình tài chính của công ty là khá tốt, công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có những thời điểm tỷ số này rất cao, điều này cho thấy tình hình sử dụng tài sản của công ty chưa đạt được hiệu quả tối đa. Trong thời gian sắp tới công ty cần đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản.
4.10.2 Phân tích nhóm các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
Nguồn: Phòng Kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán Công ty Bình
Minh 6 tháng đầu năm 2013
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2012 2013
Doanh thu thuần (1) 1.000đ 12.158.777 10.486.773 Tổng tài sản bình quân (2) 1.000đ 35.782.202 36.362.485 Các khoản phải thu bình quân (3) 1.000đ 2.208.675 2.858.723 Giá vốn hàng bán (4) 1.000đ 9.261.543 7.569.417 Trị giá hàng tồn kho bình quân (5) 1.000đ 6.005.656 7.607.786 Vòng quay hàng tồn kho (6)=(4)/(5) Vòng 1,5 1,0 Vòng quay nợ phải thu (7)=(1)/(3) Vòng 5,5 3,7 Vòng quay tổng tài sản (8)=(1)/ (2) Vòng 0,3 0,2 Kỳ thu tiền bình quân (9)=365/(7) Ngày 66,4 98,6
4.10.2.1 Vòng quay hàng tồn kho
Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trên thì ta phải phân tích thêm một chỉ tiêu rất đặc trưng trong phân tích hiệu quả sử sụng tài sản đó là chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ lưu chuyển của hàng hóa, nói lên chất lượng của hàng hóa trên thị trường.
Qua Bảng 4.13 cho thấy, số vòng quay hàng tồn kho có sự biến động theo chiều hướng giảm dần giữa hai giai đoạn phân tích. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho đạt mức 1,5 vòng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 hàng tồn kho quay với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2012 và đạt mức tương đương 1 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho quay với tốc độ chậm như vậy nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh trong kỳ không thuận lợi, sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh làm cho giá trị hàng tồn kho của công ty tăng lên, hàng tồn kho ứ đọng nhiều, luân chuyển chậm.
Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt được rất thấp, công ty cần đưa ra các biện pháp để nâng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn những tháng cuối năm 2013 và trong thời gian sắp tới.
4.10.2.2 Vòng quay nợ phải thu
Vòng quay nợ phải thu là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản nợ phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Tỷ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp là cao.
Từ Bảng 4.13 cho thấy, số vòng quay nợ phải thu trong 6 tháng đầu năm 2013 chậm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm