Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tmdv hồng phát (Trang 31 - 32)

C ần Thơ, ngày tháng năm

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh ở tất cả các giai đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải xét đến điều kiện có thể so sánh được của các hiện tượng và chỉ tiêu kinh tế.

Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:

La chn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của các DN và khảnăngđáp ứng nhu cầu.

Ðiu kin so sánh:

Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế:

- Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:

. Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.

. Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.

. Phải cùng một đơn vị đo lường.

- Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành…)

K thut so sánh:

Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Tăng(+) hay giảm trừ(-) = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc

-So sánh bằng số tương đối: Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số tương đối hoàn Chỉ tiêu kỳ phân tích

thành kế hoạch = x 100 Chỉ tiêu kỳ gốc

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tmdv hồng phát (Trang 31 - 32)