C ần Thơ, ngày tháng năm
4.1.2.1. Phân tích chung tình hình chi phí của công ty từ năm 2010-T6/201 3.
4.1.2.1 Phân tích chung tình hình chi phí của công ty từ năm 2010- T6/2013 T6/2013
Bảng 4.8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010- 2012 ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt Đối Tương Đối(%) Tuyệt Đối Tương Đối(%) Giá vốn hàng bán 19.317,55 28.469,75 18.258,68 9.152,20 47,37 (10.211,07) (35,86) Chi phí tài chính 1.530,21 1.349,38 1.066,43 (180,83) (11,81) (282,95) (21) Chi phí bán hàng 2.058,92 2.672,31 1.988,52 613,39 29,79 (683,79) (25,58) Chi phí quản lý doanh nghiệp 367,99 575,47 230,52 207,48 56,38 (344,95) (59,94) Chi phí khác 16,30 6,28 - (10,02) (61,47) (6,28) - Tổng CP 23.291 33.073,20 21.544 9.782,2 42 (11.529) (34,85)
Đây là biểu đồ thể hiện tổng chi phí của công ty từ năm 2010- 2012 ĐVT: Triệu đồng 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 35,000.00
Năm 2010 Năm 2011 Năm2012
TỔNG CHI PHÍ
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tổng chi phí của công ty từ năm 2010- 2012
Quan sát số liệu từ bảng 4.8 và hình 4.3 về tình hình tổng chi phí của công ty ta thấy tổng chi phí qua các năm tăng giảm tương ứng với doanh thu của từng năm đó như phân tích ở phần doanh thu. Năm 2011 tổng chi phí là cao nhất, cụ thể tổng chi phí năm 2011 cao hơn năm 2010 là 42%. Nhưng qua năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 là 34,85%. Để tìm hiểu và phân tích chính xác các nguyên nhân tăng lên cũng như giảm xuống của tổng chi phí ta cần phải đi sâu vào chi tiết các chỉ tiêu bên trong tổng chi phí và tình hình biến động của các khoản chi phí đó. Từ đó biết được từng nguyên nhân cụ thể nhằm đề ra các giải pháp khắc phục
-Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là nhân tố có tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy giá vốn hàng bán của công ty biến động tăng lên rồi giảm xuống qua các năm. Giá vốn hàng bán năm 2010 là 19.317,55 triệu đồng. Sang năm 2011 giá vốn hàng bán tăng lên con số 28.469,75 triệu đồng, tương ứng tăng 47,37% so với năm 2010. Nhưng sang năm 2012 chi phí này lại giảm mạnh chỉ còn 18.258,68 triệu đồng cụ thể giảm 35,86%. Nguyên nhân tăng lên hay giảm xuống của giá vốn hàng bán là tuỳ thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán là nhân tố mà công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như đơn đặt hàng ít hoặc nhiều, giá đầu vào các mặt hàng mà công ty lấy được từ nhà cung ứng nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, ngoài ra giá vốn hàng bán còn bị ảnh hưởng bởi các khoản chi phí phát sinh lúc mua hàng như chi phí vận chuyển, bốc xếp ….Năm 2011, giá vốn hàng bán của tất cả các mặt hàng đều tăng so với năm 2010. Bên cạnh đó trong năm này tình hình kinh doanh của công ty
tương đối tốt sản lượng bán ra của mặt hàng đều tăng. Bước sang năm 2012, sự biến động giá cả trên thị trường vẫn theo xu hướng tiếp tục tăng cao, tình hình tiêu thụ hàng hóa tại công ty gặp khó khăn, các mặt hàng kinh doanh đều giảm về sản lương tiêu thụ, do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên sản lượng mua vào của công ty cũng giảm theo nên kéo theo đó là tổng giá vốn hàng bán xuống so với năm 2011. Tóm lại ta thấy chi phí giá vốn hàng bán của công ty chịu ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ và phụ thuộc vào sự biến động giá của các mặt hàng trên thị trường mà công ty chưa thể chủ động được
-Chi phí tài chính: Chi phí tài chính chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí công ty, chi phí tài chính cũng là chi phí trả lãi vay cho ngân hàng của công ty. Ta thấy chi phí tài chính có xu hướng giảm qua ba năm. Năm 2010 chi phí hoạt động tài chính tức chi phí lãi vay của công ty là 1.530,21 triệu đồng. Qua năm 2011, chi phí này giảm xuống còn 1.349,38 triệu đồng, tương ứng với giảm 11,81% so với năm 2010 là do năm 2011 công ty đã trả bớt một số khoản vay ngắn hạn và dài hạn, công ty cũng không có vay thêm một khoản vay nào khác. Sang năm 2012 chi phí tài chính cũng giảm xuống chỉ còn 1.066,43 triệu đồng, đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã tự chủ được nguồn vốn, giảm được chi phí tăng lợi nhuận cho công ty
-Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh liên quan đến
quá trình tiêu thụ hàng hóa. Do đặc thù sản phẩm của công ty là hàng hóa nên chi phí bán hàng chủ yếu là chi phí lương cho nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng dở hàng đi bán và một số chi phí khác. Nhìn vào bảng số liệu 4.8 ta thấy chi phí bán hàng năm 2010 là 2.058,92 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí này tăng lên tỉ lệ thuận với sự gia tăng của doanh thu bán hàng, cụ thể chi phí năm này là 2.672,31 triệu đồng, tăng 29,79% so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 chi phí này giảm mạnh theo sự tụt giảm của doanh thu bán hàng. Nhưng tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu, để hiểu rõ nguyên nhân tăng giảm của khoản mục chi phí này ta cần đi sâu vào phân tích biến động của các nhân tố cấu thành chi phí bán hàng để có cái nhìn chính xác hơn
-Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khá quan trọng, nó phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý của công ty. Ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua ba năm tăng lên rồi giảm xuống, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 367,99 triệu đồng. Sang năm 2011 chi phí này là 575,47 triệu đồng tăng 207,48 triệu đồng tương ứng tăng 56,38% so với năm 2010. Ta thấy tốc độ tăng này rất lớn, trái ngược với năm 2011 năm 2012 chi phí này giảm một cách đột ngột thấp hơn cả so với
với năm 2011. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân tăng giảm đột biếncủa chi phí này cụ thể sẽ được phân tích trong từng nhân tố cấu thành nên chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí như: chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng, thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
-Chi phí khác: Chi phí khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng không nhiều đến sự biến động của tổng chi phí. Ta thấy chi phí này giảm qua các năm và đến năm 2012 thì không có phát sinh nữa. Để thấy được một cách chính xác nguyên nhân tăng giảm của khoản chi phí này ta cần phân tích biến động từng nhân tố cấu thành chi phí khác
Tóm lại tình hình chi phí của công ty qua 3 năm tăng giảm không đều, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí và có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, do đó công ty cần có những biện pháp giảm giá vốn trong tương lai để nâng cao lợi nhuận công ty. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận nếu công ty không có chính sách quản lý hợp lý
Bảng 4.9: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ T6/2012- T6/2013 ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Tuyệt Đối Tương Đối(%) Giá vốn hàng bán 8.186,77 9.005,44 818,67 9,99 Chi phí tài chính 511,88 614,25 102,37 19,99 Chi phí bán hàng 835,17 750,23 (84,94) (10,17) Chi phí quản lý doanh nghiệp 147,53 120,12 (27,41) (18,57) Chi phí khác - 4,28 4,28 - Tổng CP 9.681,35 10.494,32 812,97 8,39
Đây là biểu đồ thể hiện tổng chi phí của công ty từ năm T6/2012- T6/2013 ĐVT: Triệu đồng 9,200.00 9,400.00 9,600.00 9,800.00 10,000.00 10,200.00 10,400.00 10,600.00 6T/2012 6T/2013 TỔNG CHI PHÍ
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tổng chi phí của công ty từ T6/2012- T6/2013
Nhìn vào số liệu bảng 4.9 và hình vẽ 4.4 ta thấy tổng chi phí của 6T/2013 tăng 812,97 triệu đồng so với 6T/2012 với tỷ lệ 8,39%
-Giá vốn hàng bán: Trong 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng
818,67 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ 9,99%
-Chi phí tài chính: Trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng
102,37 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ 19,99%
- Chi phí bán hàng: Trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng giảm 84,94 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ 10,17%
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 27,41 triệu đồng với tỷ lệ 18,57%
- Chi phí khác: Trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí khác tăng 4,28 triệu
đồng do trong năm 2012 doanh nghiệp không có phát sinh chi phí khác
Để tìm hiểu và phân tích chính xác các nguyên nhân tăng lên cũng như giảm xuống của tổng chi phí ta cần phải đi sâu vào chi tiết các chỉ tiêu bên trong tổng chi phí và tình hình biến động của các khoản chi phí đó. Từ đó biết được từng nguyên nhân cụ thể nhằm đề ra các giải pháp khắc phục